Địa lí lớp 6 Cánh diều Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
- Giải Địa lí lớp 6 trang 123
- Giải Địa lí lớp 6 trang 124
- Giải Địa lí lớp 6 trang 125
- Giải Địa lí lớp 6 trang 126
- Lý thuyết Địa lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
- Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 6 (có đáp án): Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
Với soạn, giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 6 Bài 6.
Câu hỏi giữa bài
Luyện tập & Vận dụng
Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 6 sách Cánh diều chi tiết:
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Địa lí lớp 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí
Địa lí lớp 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất
Địa lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí (hay, chi tiết)
1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày - đêm trên Trái Đất
- Đặc điểm
+ Tia sáng Mặt Trời mang lại ánh sáng cho Trái Đất.
+ Do Trái Đất có dạng hình cầu nên bao giờ cũng chỉ có một nửa Trái Đất được chiếu sáng, còn nửa kia bị bóng tối bao phủ. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
+ Do Trái Đất quay quanh trục nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm luân phiên nhau.
- Thời gian: Một vòng quay quanh trục của Trái Đất (một ngày đêm) hết 23 giờ 56 phút 4 giây, làm tròn là 24 giờ.
2. Giờ trên Trái Đất
- Trái Đất quay quanh trục từ tây sang đông, vì thế ta thấy Mặt Trời mọc tại các địa điểm ở phía đông sớm hơn các địa điểm ở phía tây.
- Mặt Trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời (giữa trưa) sớm hơn ở các kinh độ phía đông và muộn hơn ở các kinh độ phía tây.
- Các địa điểm nằm trên các kinh độ khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Nếu sử dụng giờ địa phương trong đời sống thì các hoạt động xã hội sẽ gặp rất nhiều phiền phức. Vì vậy, người ta phải dùng giờ khu vực để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới.
- Bề mặt Trái Đất được chia ra thành các khu vực giờ khác nhau. Mỗi khu vực có một giờ riêng.
- Hai khu vực giờ nằm cạnh nhau sẽ chênh nhau một giờ.
- Trên thực tế các khu vực giờ không thẳng theo đường kinh tuyến mà thường được quy định theo biên giới quốc gia và rất phức tạp.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Lực làm lệch hướng chuyển động của các vật bay hoặc chảy trên bề mặt Trái Đất, được gọi là lực Cô-ri-ô-lit.
- Đặc điểm
+ Chỉ những vật thể chuyển động trên những khoảng cách khá lớn và có thời gian chuyển động đáng kể thì chúng ta mới nhận ra được sự lệch hướng này.
+ Ở bán cầu Bắc lệch bên phải, bán cầu Nam lệch bên trái theo hướng chuyển động ban đầu.
+ Các vật thể bị ảnh hưởng: các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, các dòng biển (hải lưu), đường đạn bay,…
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí (có đáp án)
Câu 1: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?
A. 21 giờ.
B. 23 giờ.
C. 24 giờ.
D. 22 giờ.
Câu 2: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc
A. 23027’.
B. 56027’.
C. 66033’.
D. 32027’.
Câu 3: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?
A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
B. Hiện tượng mùa trong năm.
C. Ngày đêm nối tiếp nhau.
D. Sự lệch hướng chuyển động.
Câu 4: Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?
A. Hiện tượng mùa trong năm.
B. Sự lệch hướng chuyển động.
C. Giờ trên Trái Đất.
D. Sự luân phiên ngày đêm.
Câu 5: Trục Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định ở vùng cực.
B. Một đường thẳng vuông gốc với Xích đạo cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định.
C. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định.
D. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định ở gần cực.
Câu 6: Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động
A. Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
B. Tự quay quanh trục của Trái Đất.
C. Xung quanh các hành tinh của Trái Đất.
D. Tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do
A. Ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.
B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
C. Các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.
D. Trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 8: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriôlit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành hướng nào sau đây?
A. Đông Bắc.
B. Đông Nam.
C. Tây Bắc.
D. Tây Nam.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 6 Cánh diều
- Giải Địa Lí 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải SBT Địa Lí 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều