Địa lí lớp 6 Cánh diều Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ

Với soạn, giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 6 Bài 2.

Video Giải Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cô Nguyễn Thị Minh Huế (Giáo viên VietJack)

Câu hỏi giữa bài

Giải Địa lí 6 trang 10

Giải Địa lí 6 trang 109

Giải Địa lí 6 trang 110

Giải Địa lí 6 trang 112

Luyện tập & Vận dụng

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 2 sách Cánh diều chi tiết:

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ (hay, chi tiết)

1. Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Bản đồ được chuyển từ bề mặt cong Trái Đất sang mặt phẳng thông qua các phép chiếu bản đồ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ | Cánh diều

- Các bản đồ đều bị biến dạng nhất định so với hình dạng thực tiễn bề mặt Trái Đất.

- Khu vực càng xa trung tâm hình chiếu thì sự biến dạng càng rõ rệt.

-> Tùy mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ mà các chuyên gia chọn phép chiếu bản đồ phù hợp.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ | Cánh diều

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ | Cánh diều

2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ

- Kí hiệu bản đồ

+ Có ba loại kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

+ Các dạng kí hiệu: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ | Cánh diều

- Chú giải bản đồ

+ Gồm có hệ thống kí hiệu.

+ Giải thích ý nghĩa của các kí hiệu bản đồ.

+ Đối với bản đồ địa hình ta sử dụng thang màu hoặc đường đồng mức.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ | Cánh diều

3. Tỉ lệ bản đồ

- Khái niệm: Là yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.

- Phân loại: Có ba cách thể hiện tỉ lệ bản đồ, đó là: tỉ lệ số, tỉ lệ thước và tỉ lệ chữ.

- Để tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ, ta căn cứ vào tỉ lệ bản đồ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ | Cánh diều

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ | Cánh diều

4. Phương hướng trên bản đồ

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ | Cánh diều

- Các hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây; Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam.

- Có hai cách xác định phương hướng trên bản đồ

+ Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.

+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trong bản đồ.

- Các bản đồ khu vực Bắc Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng nam; còn bản đồ khu vực Nam Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng bắc.

5. Một số bản đồ thông dụng

- Phân loại: Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề.

- Nội dung

+ Bản đồ địa lí chung thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể (nông nghiệp, công nghiệp, đất, khí hậu, dân cư, giao thông,…).

+ Bản đồ địa lí chuyên đề thể hiện tập trung một hoặc hai đối tượng địa lí, các đối tượng chính được ưu tiên thể hiện.


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ (có đáp án)

Câu 1: Bản đồ là

A. Hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. Hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. Hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. Hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 2: Vẽ bản đồ là

A. Chuyển mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng của giấy.

B. Chuyển mặt phẳng của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

C. Chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

D. Chuyển toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng giấy. 

Câu 3: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

A. Các đường kinh, vĩ tuyến.

B. Bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.

C. Mép bên trái tờ bản đồ.

D. Các mũi tên chỉ hướng.

Câu 4: Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Câu 5: Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Câu 6: So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?

A. Đông.

B. Bắc.

C. Nam.

D. Tây.

Câu 7: Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là

A. Thuốc nổ.

B. Giấy.

C. La bàn.

D. Địa chấn kế.

Câu 8: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

A. Khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.

B. Độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.

C. Mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

D. Độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác