Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

Tuyển chọn Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 4 của các trường Tiểu học. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 4 điểm 

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 6 điểm 

Đọc thầm bài: Thưa chuyện với mẹ, sau đó khoanh vào trước ý trả lời đúng:

Thưa chuyện với mẹ

          Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ:

         - Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.

     Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:

        - Con vừa bảo gì ?

        - Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.

        - Ai xui con thế ?

        Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:

       - Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con … Con muốn học một nghề để kiếm sống…

        Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:

       - Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn. 

        Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:

       - Mẹ ơi ! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. 

       Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.

Câu 1: Cương xin mẹ đi học nghề gì?

A. Nghề thợ xây  

B. Nghề thợ mộc 

C. Nghề thợ rèn

Câu 2: Cương học nghề thợ rèn để làm gì?        

A. Để giúp đỡ mẹ.

B. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả.

C. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống.

Câu 3: Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?

A. Để Cương đi học ngay.

B. Mẹ ngạc nhiên và phản đối

C. Mẹ Cương phản đối gay gắt.

 Câu 4: Nội dung chính của bài này là gì?

A. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống.

B. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

C. Cương thuyết phục được mẹ và trở thành thợ rèn.

Câu 5: Tiếng “thoảng” gồm những bộ phận cấu tạo nào?

A. Âm đầu, vần và thanh

B. Vần

C. Thanh và âm đầu             

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

Câu 6: Dòng nào chỉ toàn gồm các từ láy?

A. xanh xanh, tươi tắn, mập mạp, nhũn nhặn.

B. lạnh lẽo, đi đứng, mập mạp, xanh xao.

C. chầm chậm, lạnh lẽo, nhũn nhặn, tươi tốt.

Câu 7: Em tìm 3 danh từ riêng:

.....................................................................................................................................

Câu  8: Đặt một câu với danh từ riêng  em vừa tìm được 

.....................................................................................................................................

B. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

Trung thu độc lập

Ngày mai, các em quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng  thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

                           Thép Mới

II. Tập làm văn : 8 điểm 

Đề bài: Em hãy kể một chuyện nói về lòng nhân hậu. 

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 4 điểm 

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.   

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm

- Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm

+ Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0,25 điểm

+ Đọc sai quá 7 tiếng : 0 điểm   

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 – 4 chỗ : 0,25 điểm 

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên : 0 điểm 

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 0,5 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 0,5 điểm 

II. Đọc thầm và làm bài tập : 6 điểm 

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra, mỗi ý đúng  đạt theo biểu điểm sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Ý đúng

C (0,5đ)

C (0,5đ)

(0,5đ)

B (0,5đ)

A

(1đ)

B

(1đ)

(1đ)

(1đ)


B. KIỂM TRA VIẾT : 10  điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 

Trung thu độc lập

Ngày mai, các em quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng  thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

Thép mới

2. Đánh giá, cho điểm  

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2điểm

- Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường - chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .

- Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn  … trừ 0,25 điểm toàn bài. 

III. Tập làm văn : 8 điểm 

Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 

- Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.

- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài.

- Bài viết sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 8 điểm.

Gợi ý: 

1. Mở bài

- Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.

- Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.

2. Thân bài

- Trình bày diễn biến câu chuyện.

3. Kết bài

- Nêu kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của em về câu chuyện được kể.

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

Cho bài văn sau:

Về thăm bà

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gõi khẽ: 

- Bà ơi!

           Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

           - Cháu đã về đấy ư?

           Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:

           - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ. 

         - Cháu đã ăn cơm chưa?

         - Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.

Bà nhìn cháu, giục:

            - Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!

         Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.

           Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)

Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? 

A. Ồn ào.        

B. Nhộn nhịp.           

C. Yên lặng.             

D. Mát mẻ.

Câu 2: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già? 

A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.

Câu 3:  Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm

Thanh cảm thấy …………………………………………… khi trở về ngôi nhà của bà.

Câu 4: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”?

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 

Câu 5: Nếu em là Thanh, em sẽ nói gì với bà? (Viết 4 – 5 câu)

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành?

A. Âm đầu và vần.                                 

B. Âm đầu và thanh.

C. Vần và thanh.                                   

D. Âm đầu và âm cuối.

Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? 

A. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.

B. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.

C. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng. 

D. che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng.

Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.”

A. Có 1 động từ (đó là……………………………………….)

B. Có 2 động từ (đó là……………………………………….)

C. Có 3 động từ (đó là……………………………………….)

D. Có 4 động từ (đó là……………………………………….)

Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩa của tiếng tiên trong từ đầu tiên:

       tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết.

Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó.

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 

B. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

Mười năm cõng bạn đi học

        Ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài hơn 4 ki – lô – mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện 

II. Tập làm văn: 8 điểm 

Viết bức thư gửi người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.  

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm

- Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm

+ Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0 ,25 điểm

+ Đọc sai quá 7 tiếng : 0 điểm   

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 – 4 chỗ : 0,25 điểm   

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên : 0 điểm   

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 0,5 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 0,5 điểm 

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra, mỗi ý đúng  đạt theo biểu điểm sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Ý đúng

A (0,5đ)

C (0,5đ)

0,5đ

C

(0,5đ)

A

(0,5đ)

(0,5đ)

1 đ


Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

B. KIỂM TRA VIẾT : 10   điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 

                                             Mười năm cõng bạn đi học

          Ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài hơn 4 ki – lô – mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện.

2. Đánh giá, cho điểm   

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2điểm

- Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh ; chữ thường - chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .

- Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn  … trừ 0,25 điểm toàn bài. 

II. Tập làm văn : 8 điểm 

     Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 

- Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.

- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài.

- Bài viết sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 8 điểm.

Gợi ý: 

1. Phần đầu thư

- Nơi viết, ngày tháng năm.

- Lời xưng hô.

2. Phần chính thư

- Đoạn 1: Nêu mục đích, lý do viết thư.

- Đoạn 2: Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.

- Đoạn 3: Kể cho bạn nghe về tình hình học tập của mình.

- Đoạn 4: Nêu ý kiến trao đổi với người nhận thư.

3. Phần cuối thư

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn.

- Chữ ký và tên hoặc họ tên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

Một hôm, cá quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng giả vờ chết. Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt. Cá quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con kiến đã leo hết lên mình cá mẹ. Thế là nó liền cong mình nhảy ùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn kiến nổi lềnh bềnh hết lên mặt nước, những chú cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá quả mẹ mình mẩy bị kiến cắn đau nhức, nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.

(Trích truyện Con cá thông minh)

Câu 1: Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai?

A. Cá rô mẹ.

B. Cá quả mẹ.

C. Cá mè mẹ.

Câu 2: Vì sao cá quả mẹ phải liều lĩnh nhảy lên bờ giả vờ chết?

A. Vì muốn bắt kiến cho đàn con ăn.

B. Vì muốn bắt gà cho đàn con ăn.

C. Vì muốn bắt ốc cho đàn con ăn.

Câu 3: Sau khi cá quả mẹ nhảy xuống hồ nước, điều gì đã xảy ra?

A. Đàn kiến kịp thời nhảy ra khỏi người cá quả mẹ.

B. Đàn kiến không chạy kịp, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

C. Đàn kiến bám chặt trên người cá quả mẹ không chịu nhả ra.

Câu 4: Nhìn đàn con ăn uống no say, cá quả mẹ cảm thấy như thế nào?

A. Cảm thấy vết thương đau nhức và vô cùng khó chịu.

B. Cảm thấy vết thương đau nhức nhưng vẫn rất sung sướng.

C. Cảm thấy vết thương không còn đau một chút nào.  

Câu 5: Tiếng ùm gồm những bộ phận nào? 

A. Chỉ có vần. 

B. Chỉ có âm đầu và vần. 

C. Chỉ có vần và thanh.

Câu 6: Bài văn trên có tất cả bao nhiêu từ láy, đó là những từ nào?

A. 3 từ láy (………….., ………….., …………..)

B. 4 từ láy (………….., ………….., ………….., …………..)

C. 5 từ láy (………….., ………….., ………….., ………….., …………..)

Câu 7: Nghĩa của từ  trong câu “Một đàn kiến từ đâu  tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt” khác nghĩa với từ  nào dưới đây?

A. Bé tập bò trên tấm nệm.

B. Con rắn đang bò quan bờ ao.

C. Con bò đang gặm cỏ.

B. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

Khế bắt đầu ra hoa vào giữa tháng ba. Những chùm hoa đầu mùa bao giờ cũng đẹp nhất. Nó còn chúm chím, e ấp sau những tán lá, hay nhú từng nụ mơn mởn trên lớp vỏ xù xì. Từng cánh hoa li ti tím ngắt cứ ôm lấy nhau tạo thành từng chùm thật kỳ lạ, ngộ nghĩnh.

II. Tập làm văn : 8 điểm 

Viết một bức thư ngắn cho người bạn cũ ở xa để chúc mừng năm mới.

-----------------------------Hết-----------------------------

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.  

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm

- Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm

+ Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0 ,25 điểm

+ Đọc sai quá 7 tiếng : 0 điểm   

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 – 4 chỗ : 0,25 điểm  

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên : 0 điểm  

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 0,5 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 0,5 điểm 

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra, mỗi ý đúng  đạt theo biểu điểm sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Ý đúng

(1đ)

(1đ)

(1đ)

B

 (1đ)

C

(1đ)

B

(1đ)

C

(1đ)


B. KIỂM TRA VIẾT : 10   điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 

Khế bắt đầu ra hoa vào giữa tháng ba. Những chùm hoa đầu mùa bao giờ cũng đẹp nhất. Nó còn chúm chím, e ấp sau những tán lá, hay nhú từng nụ mơn mởn trên lớp vỏ xù xì. Từng cánh hoa li ti tím ngắt cứ ôm lấy nhau tạo thành từng chùm thật kỳ lạ, ngộ nghĩnh.

2. Đánh giá, cho điểm   

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2điểm

- Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh ; chữ thường - chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .

- Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn  … trừ 0,25 điểm toàn bài .

II. Tập làm văn : 8 điểm 

  Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 

- Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.

- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài.

- Bài viết sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 8 điểm.

Gợi ý: 

1. Phần đầu thư:

- Địa điểm và thời gian viết thư

- Lời thưa gửi

2. Phần chính

- Nêu mục đích, lí do viết thư

- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

- Thông báo tình hình của người viết thư

- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư

3. Phần cuối thư:

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn

- Chữ kí và tên hoặc họ tên

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU

Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói:

- Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!

Cô bé quay lại dịu dàng hỏi:

- Thế em muốn ước gì?

Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ:

- Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động:

- À, chị bảo điều này …

- Gì ạ?

- À … à … không có gì. Chị chỉ nghĩ … ông cụ chắc cần tiền lắm!

Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.

Theo Hồ Phước Quả

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.

Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì?

A. Ngồi hóng mát và giật mình sợ hãi

B. Ngồi hóng mát và thích thú reo lên

C. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói

Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao?

A. Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ

B. Giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông

C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có

Câu 3: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai?

A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão

B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn

C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật

Câu 4: Theo em, hai chị em trong câu chuyện có phẩm chất gì đáng quý?

A. Thích xem sao đổi ngôi, tin vào những điều kì diệu

B. Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác 

C. Tiết kiệm, biết dành dụm để có một khoản tiền

Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện?

A. Thương người như thể thương thân

B. Bán anh em xa, mua láng giềng gần

C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã

Câu 6: Các dấu hai chấm được dùng trong câu chuyện có tác dụng gì?

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

B. Có tác dụng liệt kê các sự vật có trong câu

C. Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của một nhân vật

Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Dịu dàng, chói lòa, ủ rũ, nóng nực, lúng túng, non nớt

B. Ủ rũ, năm nay, thủ thỉ, lúng túng, đổi ngôi

C. Dịu dàng, ủ rũ, thủ thỉ, lúng túng, non nớt

Câu 8: Trong câu: “Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.” có mấy danh từ là:

A. Hai danh từ. Đó là: …………………………………………………………………..

B. Ba danh từ. Đó là: …………………………………………………………………..

C. Bốn danh từ. Đó là :…………………………………………………………………..

Câu 9: Câu: “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.” thuộc mẫu câu?

A. Ai – làm gì?

B. Ai – thế nào?

C. Ai – là gì?

Câu 10: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết một câu theo mẫu Ai – là gì? nói về cậu bé hoặc cô chị trong câu chuyện

B. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

Trung thu độc lập

Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai …..

II. Tập làm văn : 8 điểm 

Em hãy viết một bức thư gửi thầy cô giáo cũ của em để chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 và kể cho thầy cô nghe về tình hình trường lớp của em.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.  

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm

- Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm

+ Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0 ,25 điểm

+ Đọc sai quá 7 tiếng : 0 điểm   

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 – 4 chỗ : 0,25 điểm  

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên : 0 điểm  

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 0,5 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 0,5 điểm 

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra, mỗi ý đúng  đạt theo biểu điểm sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Ý đúng

C (0,5đ)

B (0,5đ)

(0,5đ)

B (0,5đ)

A

(1đ)

C

(1đ)

C

(1đ)

C

(0,5đ)

A

(0,5đ)


B. KIỂM TRA VIẾT : 10   điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 

Trung thu độc lập

Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai …..

2. Đánh giá, cho điểm   

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2điểm

- Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh; chữ thường - chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .

- Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn  … trừ 0,25 điểm toàn bài. 

II. Tập làm văn : 8 điểm 

  Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 

- Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.

- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài.

- Bài viết sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 8 điểm.

Gợi ý: 

1. Phần đầu thư:

- Địa điểm và thời gian viết thư

- Lời thưa gửi

2. Phần chính

- Nêu mục đích, lí do viết thư

- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

- Thông báo tình hình của người viết thư

- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư

3. Phần cuối thư:

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn. 

- Chữ kí và tên hoặc họ tên

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

Trung thu độc lập

Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.

Câu 1: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? (0,5 điểm)

A. Vào thời điểm anh đang ăn cơm.

B. Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.

C. Vào thời điểm anh đang ngủ.

D. Vào thời điểm anh đứng gác trên biển.

Câu 2: Những câu nào cho thấy vẻ đẹp của đêm trăng trung thu độc lập? (0,5 điểm)

A. Trăng trung thu có anh chiến sĩ đứng gác.

B. Đêm trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.

C. Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.

D. Trăng mùa thu sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.    

Câu 3: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? (0,5 điểm)

A. Dưới ánh trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.

B. Dưới ánh trăng, đất nước không có sự thay đổi.

C. Dưới ánh trăng, đất nước có gió núi bao la.

D. Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít.

Câu 4:  Đất nước trong mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa với đất nước ta hiện nay giống nhau như thế nào? (0,5 điểm)

A. Giống hệt nhau, không hơn, không kém.

B. Giống nhau một phần, phần không giống là nước ta ngày nay còn có nhiều thay đổi hiện đại hơn, to lớn hơn.

C. Gần giống, một số cảnh chưa to lớn, hiện đại như ước mơ.

D. Không giống nhau tý nào.

Câu 5: Viết các từ ngữ vào chỗ trống để hoàn thành ý tả đất nước trong mơ ước của anh chiến sĩ. (1 điểm)

A. Dòng thác nước ..................................................................

B. Ở giữa biển rộng ...............................................................

C. Những ống khối nhà máy  ..........................................................

D. Những nông trường .......................................................................

Câu 6: Viết hai điều em mơ ước về đất nước ta sẽ có trong 10 năm nữa. (1 điểm)

........................................................................................................................               ........................................................................................................................               ........................................................................................................................ 

Câu 7: Từ láy trong câu: “Ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn” là: (0,5 điểm)

A. cờ đỏ                  B. phấp phới               C. sao vàng           D. biển rộng                                              

Câu 8: Từ “nước” trong câu“Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.” là: (0,5điểm)

A. Danh từ chung                                B. Danh từ riêng

C. Không phải là danh từ                    D. Vừa danh từ chung vừa danh từ riêng.

Câu 9: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)

a/ ..................................................................... giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa.  

b/ ..................................................................... là một người hiền lành tốt bụng.

Câu 10: Hãy tìm và viết danh từ riêng có trong bài “Trung thu độc lập”. Đặt câu với danh từ đó. (1 điểm)

Danh từ riêng là: ………………………………………………………………………

Đặt câu: ………………………………………………………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vào bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.

II. Tập làm văn : 8 điểm 

Đề bài: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho ba điều ước và em thực hiện ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.  

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm

 - Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm

+ Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0 ,25 điểm

+ Đọc sai quá 7 tiếng : 0 điểm   

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 – 4 chỗ : 0,25 điểm  

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên : 0 điểm  

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 0,5 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 0,5 điểm 

 II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra, mỗi ý đúng  đạt theo biểu điểm sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Ý đúng

B (0,5đ)

C (0,5đ)

(0,5đ)

B (0,5đ)

(1đ)

(1đ)

(0.5đ)

B     (0,5đ)


B. KIỂM TRA VIẾT : 10   điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vào bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.

2. Đánh giá, cho điểm   

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2điểm

- Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh; chữ thường - chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .

- Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn  … trừ 0,25 điểm toàn bài. 

II. Tập làm văn : 8 điểm 

 Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 

- Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.

- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài.

- Bài viết sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 8 điểm.

Gợi ý: 

a) Mở bài

- Giới thiệu địa điểm, thời gian em mơ gặp bà tiên. Trong giấc ngủ của em, tại nhà em.

-  Bà tiên đã nói với em điều gì? Bà tiên cho em ba điều ước và chỉ có ba điều mà thôi.

b) Thân bài

- Em đã lần lượt thực hiện các điều ước như thế nào? (ước mẹ khỏi bệnh, ước cái xe đạp mới cho ba, ước cái cặp sách mới cho em)

- Kết quả ra sao? Ba diều ước vừa thành hiện thực. 

c) Kết bài

- Cảm nghĩ của em khi thức giấc? Tiếc giấc mơ đẹp. 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

CHẬM VÀ NHANH

Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen. Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.

Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.

Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay:

- Em xin được học cùng với bạn Minh.

Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:

- Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại.

Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng:

- Cảm ơn cậu.

- Sao cậu lại cảm ơn tớ ?

- Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ.

Dũng cười:

- Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý.

Nhìn Minh đỏ mặt, Dũng thấy buồn cười. Chiều nay, Dũng sẽ xin bố bộ cờ vua, nghe nói, Minh rất thích chơi cờ.

Theo NHỮNG HẠT GIỐNG TÂM HỒN

Câu 1: Minh là một cậu bé như thế nào?

A. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.

B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.

C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.

Câu 2: Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh?

A. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh.

B. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cùng bạn chơi cờ vua.

C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt; bạn chậm thì mình phải giúp đỡ bạn tiến bộ.

Câu 3: Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh?

A. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.

B. Minh và Dũng rất thân nhau.

C. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

Câu 4:  Nếu chọn bạn để kết thành đôi bạn cùng tiến, em sẽ chọn một bạn như thế nào? Vì sao?

................................................................................................................................ 

................................................................................................................................ 

................................................................................................................................ 

Câu 5:  Gạch dưới từ dùng chưa đúng trong các câu sau và tìm từ có tiếng tự thay thế cho phù hợp.

A. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp.

Từ thay thế: ............................................................................................................ 

B. Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông.

Từ thay thế: ............................................................................................................ 

Câu 6: Tìm danh từ trong câu: Dũng biết, Minh đã rất cố gắng.

- Danh từ: ............................................................................................................... 

Câu 7:  Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột bên phải:

Câu


Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu

1. Hà là “ca sĩ” nhí của lớp tôi.

a. Đánh dấu lời nói trực tiếp

2. Mẹ nói: “Con học giỏi, chăm ngoan là món quà lớn nhất đối với mẹ rồi !”.

b. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.


Câu 8: Tìm 2 từ phức (1 từ láy, 1 từ ghép) chứa mỗi tiếng sau và ghi lại vào chỗ chấm:

Tiếng

Từ ghép

Từ láy

a. Vui



b. Thẳng



Câu 9:  Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp  (chú ý viết hoa lại cho đúng):

A. Thủ đô của Trung Quốc là...............................................................................

B. Dòng sông lớn chảy qua Bra-xin là .................................................................. 

(a ma dôn, bắc kinh)

B. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

Cháu nghe câu chuyện của bà

Chiều rồi bà mới về nhà

Cái gậy đi trước, chân bà theo sau.

Mọi ngày bà có thế đâu

Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà !

Bà rằng : Gặp một cụ già

Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi

Một đời một lối đi về

Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à !

Cháu nghe câu chuyện của bà

Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng

Bà ơi, thương mấy là thương

Mong đừng ai lạc giữa đường về quê !

                                                     Theo NGUYỄN VĂN THẮNG

II. Tập làm văn : 8 điểm 

Hãy viết một bức thư thăm hỏi và động viên một người bạn gặp hoàn cảnh khó khăn mà em biết.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 6

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.  

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm

 - Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm

+ Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0 ,25 điểm

+ Đọc sai quá 7 tiếng : 0 điểm   

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 – 4 chỗ : 0,25 điểm  

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên : 0 điểm  

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 0,5 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 0,5 điểm 

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra, mỗi ý đúng  đạt theo biểu điểm sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Ý đúng

A (0,5đ)

C (0,5đ)

(0,5đ)


      A

(1đ)


(0,5đ)

(1đ)

(1đ)

        1đ



B. KIỂM TRA VIẾT : 10   điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 

Cháu nghe câu chuyện của bà

Chiều rồi bà mới về nhà

Cái gậy đi trước, chân bà theo sau.

Mọi ngày bà có thế đâu

Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà !

Bà rằng : Gặp một cụ già

Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi

Một đời một lối đi về

Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à !

Cháu nghe câu chuyện của bà

Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng

Bà ơi, thương mấy là thương

Mong đừng ai lạc giữa đường về quê !

Theo Nguyễn Văn Thắng

2. Đánh giá, cho điểm   

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2điểm

- Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh; chữ thường - chữ hoa) : trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn  … trừ 0,25 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn : 8 điểm 

 Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 

- Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.

- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài.

- Bài viết sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 8 điểm.

Gợi ý:

1. Phần đầu thư

- Ghi chính xác ngày tháng năm viết thư.

- Lời chào với người nhận thư: xưng hô sao cho phù hợp.

2. Phần nội dung chính của thư

- Nêu rõ mục đích, lí do viết thư.

- Động viên, an ủi bạn để bạn bè, người thân vượt qua khó khăn khi gia đình có chuyện buồn.

3. Cuối thư

- Lời chúc sức khoẻ.

- Lời hứa với bạn bè, người thân.

- Ký và ghi rõ họ tên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A.KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca

   An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu. 

   Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: "Bố khó thở lắm!..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

   Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. "Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết." - An-đrây-ca òa khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

   Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!"

                                          (Theo Xu-Khôm-Lin-Xki

                                           Trần Mạnh Hưởng dịch)

Câu 1An-đrây-ca sống với ai ?

A. Sống với cha mẹ.

B. Sống với ông bà

C. Sống với mẹ và ông

D. Sống một mình

Câu 2Mẹ bảo An-đrây-ca làm gì ?

A. Nấu thuốc.

B. Đi mua thuốc

C. Uống thuốc

D. Đi thăm ông

Câu 3. Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?

A. Mẹ An-đrây-ca mừng rỡ

B. Ông của An-đrây-ca đã qua đời

C. Ông của An-đrây-ca đã hết bệnh

D. Mẹ An-đray-ca la mắng em.

Câu 4: Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là người như  thế nào?

A. Là cậu bé thiếu trách nhiệm

B. Là cậu bé hết lòng vì bạn bè

C. Là cậu bé luôn có trách nhiệm

D. Là cậu bé ham chơi

Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ nhân hậu ?

  A. bất hòa            B. hiền hậu           C. lừa dối            D. che chở

Câu 6. Từ nào sau đây là từ láy ?

          A. lặng im.                                             B. truyện cổ.

          C. ông cha.                                            D. cheo leo

Câu 7: Tìm từ đơn và từ phức trong câu sau:

     Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.

Từ đơn:...

Từ phức:...

B. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

Những hạt thóc giống 

 Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:

      - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

      Rồi vua dõng dạc nói tiếp:

      - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

      Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

II. Tập làm văn: 8 điểm 

Em hãy viết thư cho một người bạn ở xa để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình của lớp và trường em hiện nay.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 7

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.  

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm

- Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm

+ Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0 ,25 điểm

+ Đọc sai quá 7 tiếng : 0 điểm   

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 – 4 chỗ : 0,25 điểm  

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên : 0 điểm  

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 0,5 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 0,5 điểm 

 II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra, mỗi ý đúng  đạt theo biểu điểm sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Ý đúng

C (1đ)

C (1đ)

(1đ)

D (1đ)

B

(1đ)

D

(1đ)

(1đ)


B. KIỂM TRA VIẾT : 10   điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 

Những hạt thóc giống

 Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:

      - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

      Rồi vua dõng dạc nói tiếp:

      - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

      Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

2. Đánh giá, cho điểm   

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2điểm

- Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh; chữ thường - chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .

- Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn  … trừ 0,25 điểm toàn bài .

II. Tập làm văn : 8 điểm 

  Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 

- Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.

- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài .

- Bài viết sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 8 điểm.

Gợi ý: 

1. Phần đầu thư:

- Nơi viết ngày tháng năm

- Lời xưng hô

2. Phần chính thư:

- Đoạn 1: Nêu mục đích, lý do viết thư

- Đoạn 2: Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

- Đoạn 3: Kể cho bạn nghe về tình hình học tập của mình

- Đoạn 4: Nêu ý kiến trao đổi với người nhận thư

3. Phần cuối thư:

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn
- Chữ ký và tên hoặc họ tên

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

- Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại).

Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.

(trích Tôi đi học - Thanh Tịnh)

Câu 1. Ngôi trường được nhắc đến trong bài văn có tên là gì?

A. Trường Mỹ Kỳ

B. Trường Mỹ Lý

C. Trường Mỹ Hy

Câu 2. Ông đốc dặn dò các em học sinh phải cố gắng làm gì?

A. Cố gắng học hành

B. Cố gắng vui chơi

C. Cố gắng tự tin

Câu 3. Ai là người đã đáp lại những lời dặn dò của ông đốc?

A. Các em học sinh

B. Những người đi đường

C. Các vị phụ huynh

Câu 4. Tác giả đã miêu tả ánh mắt của ông đốc nhìn các em học sinh mới bằng những tính từ nào?

A. Hiền từ, xúc động

B. Dịu hiền, cảm động

C. Hiền từ, cảm động

Câu 5. Trong bài văn trên từ láy lúng túng xuất hiện bao nhiêu lần?

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

Câu 6. Từ sướng trong từ sung sướng gồm những bộ phận cấu tạo nào?

A. Vần, âm đầu

B. Vần, thanh

C. Vần, thanh, âm đầu

Câu 7: Hãy tìm và viết danh từ, tính từ có trong đoạn trích trên? 

............................................................................................................................           . 

B. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

II. Tập làm văn : 8 điểm

Viết một bức thư ngắn cho người bạn cũ ở xa để chúc mừng năm mới.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 8

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.  

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm

- Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm

+ Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0 ,25 điểm

+ Đọc sai quá 7 tiếng : 0 điểm   

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 – 4 chỗ : 0,25 điểm  

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên : 0 điểm  

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 0,5 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 0,5 điểm 

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra, mỗi ý đúng  đạt theo biểu điểm sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Ý đúng

B

 (1đ)

A 

(1đ)

(1đ)

C 

(1đ)

B

(1đ)

C

(1đ)

(1đ)


B. KIỂM TRA VIẾT : 10   điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

2. Đánh giá, cho điểm   

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2điểm

- Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh; chữ thường - chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .

- Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn  … trừ 0,25 điểm toàn bài .

II. Tập làm văn : 8 điểm 

Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 

- Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.

- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài.

- Bài viết sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 8 điểm.

Gợi ý: 

1. Phần đầu thư:

- Địa điểm và thời gian viết thư

- Lời thưa gửi

2. Phần chính

- Nêu mục đích, lí do viết thư

- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

- Thông báo tình hình của người viết thư

- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư

3. Phần cuối thư:

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn

- Chữ kí và tên hoặc họ tên

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

Ngày ngày, tía nuôi tôi vác rìu theo thợ rừng đốn củi mướn cho các lò hầm than. Má nuôi tôi thì xách giỏ đi bắt ba khía về làm mắm. Thằng Cò và tôi bữa nào cũng rủ bọn trẻ trong xóm dắt con Luốc sục sạo vào rừng săn chồn, săn kỳ đà. Cũng có khi chúng tôi mò ra tận sông Cái, lội xuống bãi bắt cua, bắt vọp. Chúng tôi thường men theo con đường mòn của thợ đốn củi dắt nhau ra chơi dọc bờ sông. Nơi nào cũng vậy, bọn trẻ nhỏ chúng tôi bao giờ cũng tìm ra được nhiều trò chơi trên các bờ sông, cho đến lúc chán thì nhảy ngay xuống nước tha hồ bơi tắm. Ở đấy khi nước triều xuống, còn có những con cá biển đủ các loại màu sắc và hình thù khác nhau, mắc cạn nằm trong những vũng nước trong veo. Con nào bé thì sau khi đã nghịch chán, chúng tôi bụm nó trong tay mang ra thả xuống mé nước. Con nào kha khá, ăn được thì chúng tôi xâu mang xách về.

Ở vùng rừng ngập nước của xứ Cà Mau này, sông ngòi kênh rạch là đường giao thông chính. Hầu như ngày nào tôi cũng mò ra đứng trên bờ sông hưởng cái thú xem đủ các kiểu thuyền sông thuyền biển dong buồm cánh én chạy phăng phăng rẽ nước trắng xóa. Từ chiếc xuồng vỏ gòn nhỏ như con cá thòi lòi nhảy sóng rất tinh, cho đến chiếc ghe chài đồ sộ như một quả đồi ì ạch, nặng nề, chỉ có thể nhờ tàu kéo dắt đi. Nơi bờ sông, người ta chờ gọi thuyền mua thuyền bán, và lúc nào cũng có thể nghe được tin tức chiến sự nhiều nơi của khách tứ phương trên những con thuyền từ khắp chốn đi qua.

(trích Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi)

Câu 1. Trong bài văn trên, công việc của má nuôi hằng ngày là gì?

A. Bắt ba khía về đem ra chợ bán

B. Bắt ba khía về làm mắm

C. Bắt ba khía về nấu canh rau đay

Câu 2. Hằng ngày, nhân vật tôi cùng những đứa tẻ khác dắt con Luốc vào rừng làm gì?

A. Vào rừng để đi chơi

B. Vào rừng để săn chồn, săn kì đà

C. Vào rừng để đốn củi mướn

Câu 3. Từ trong veo trong câu Ở đấy khi nước triều xuống, còn có những con cá biển đủ các loại màu sắc và hình thù khác nhau, mắc cạn nằm trong những vũng nước trong veo có thể được thay thế bằng từ nào?

A. Trong vắt

B. Trong trắng

C. Trong lòng

Câu 4. Bộ phận nào trong câu Ở vùng rừng ngập nước của xứ Cà Mau này, sông ngòi kênh rạch là đường giao thông chính trả lời cho câu hỏi Là gì?

A. Đường giao thông chính

B. Vùng rừng ngập nước

C. Xứ Cà Mau này

Câu 5. Bài văn trên có 6 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 6 từ láy đó:

A. Sục sạo, kha khá, phăng phăng, thòi lòi, đồ sộ, nặng nề

B. Sục sạo, kha khá, phăng phăng, đồ sộ, nặng nề, tin tức

C. Sục sạo, kha khá, phăng phăng, đồ sộ, nặng nề, khúc khuỷu

Câu 6. Tiếng ì trong từ ì ạch gồm những bộ phận cấu tạo nào?

A. Vần

B. Vần và thanh

C. Âm đầu và vần

Câu 7. Bài văn trên có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Đó là những hình ảnh nào?

A. 2 hình ảnh so sánh

B. 3 hình ảnh so sánh

C. 4 hình ảnh so sánh

(Đó là ….…………………………………………………………

….…………………………………………………………………)

B. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

Hầu như ngày nào tôi cũng mò ra đứng trên bờ sông hưởng cái thú xem đủ các kiểu thuyền sông thuyền biển dong buồm cánh én chạy phăng phăng rẽ nước trắng xóa. Từ chiếc xuồng vỏ gòn nhỏ như con cá thòi lòi nhảy sóng rất tinh, cho đến chiếc ghe chài đồ sộ như một quả đồi ì ạch, nặng nề, chỉ có thể nhờ tàu kéo dắt đi.

II. Tập làm văn : 8 điểm 

Viết một bức thư ngắn gửi cho người bạn ở xa để kể về thành tích học tập của mình trong thời gian vừa qua.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 9

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.  

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm

- Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm

+ Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0 ,25 điểm

+ Đọc sai quá 7 tiếng : 0 điểm   

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 – 4 chỗ : 0,25 điểm  

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên : 0 điểm  

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 0,5 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 0,5 điểm 

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra, mỗi ý đúng  đạt theo biểu điểm sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Ý đúng

B 

(1đ)

B 

(1đ)

(1đ)

A 

(1đ)

B

(1đ)

B

(1đ)

(1đ)


B. KIỂM TRA VIẾT : 10   điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 

Hầu như ngày nào tôi cũng mò ra đứng trên bờ sông hưởng cái thú xem đủ các kiểu thuyền sông thuyền biển dong buồm cánh én chạy phăng phăng rẽ nước trắng xóa. Từ chiếc xuồng vỏ gòn nhỏ như con cá thòi lòi nhảy sóng rất tinh, cho đến chiếc ghe chài đồ sộ như một quả đồi ì ạch, nặng nề, chỉ có thể nhờ tàu kéo dắt đi.

2. Đánh giá, cho điểm   

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2điểm

- Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh; chữ thường - chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .

- Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn  … trừ 0,25 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn : 8 điểm 

Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 

- Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.

- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài.

- Bài viết sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 8 điểm.

Gợi ý: 

1. Phần đầu thư

- Nơi viết, ngày tháng năm.

- Lời xưng hô.

2. Phần chính thư

- Đoạn 1: Nêu mục đích, lý do viết thư.

- Đoạn 2: Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.

- Đoạn 3: Kể cho bạn nghe về tình hình học tập của mình.

- Đoạn 4: Nêu ý kiến trao đổi với người nhận thư.

3. Phần cuối thư

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn.

- Chữ ký và tên hoặc họ tên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

Mỗi người ai cũng có một quê hương để thương, để nhớ. Và trong tình cảm ấy luôn gắn liền với hình ảnh gần gũi, gắn bó thiết tha mà ta không thể nào quên được. Đó có thể là con đường đi học, một đêm trăng tỏ hay một chùm khế ngọt ngào… Trong vô vàn hình ảnh làm nên hồn quê, phải kể đến hình ảnh chiếc cầu tre bắc qua con rạch nhỏ.

Cầu tre có mặt trong khắp các vùng thôn quê miền Tây Nam Bộ, cùng gắn bó, chia sẻ những nỗi nhọc nhằn với biết bao nông dân thật thà, chân chất “một nắng hai sương” trong những ngày đầy khó khăn. Ngày ngày, cầu đã âm thầm đưa đón bao người hai bên bờ sông, qua lại chăm sóc rẫy lúa nương khoai của mình, hay giúp họ sang sông để cùng nhau khề khà bên ấm trà, kể chuyện làng chuyện xóm. 

(trích Một nét của làng quê Việt: Cây cầu tre)

1. Bài văn trên viết về nội dung gì?

A. Miền quê Nam Bộ

B. Cây cầu tre ở Nam Bộ

C. Cuộc sống ở Nam Bộ 

2. Đâu không phải là hình ảnh của quê hương mà tác giả luôn nhớ đến?

A. Con đường đi học

B. Một đêm trăng tỏ

C. Chùm mơ ngọt ngào

3. Chiếc cầu tre ở vùng Tây Nam Bộ thường dùng để làm gì?

A. Bắc qua con sông lớn

B. Bắc qua con rạch nhỏ

C. Bắc qua dòng suối nhỏ

4. Hằng ngày, người dân đi qua cây cầu tre để làm gì?

A. Để chăm sóc rẫy lúa nương khoai

B. Để vận chuyển máy móc

C. Để đi xem ca nhạc

5. Từ nào có thể thay thế cho từ khó khăn?

A. Sung sướng 

B. Gian khổ

C. Nguy hiểm

6. Từ thà gồm những bộ phận cấu tạo nào?

A. Vần và thanh

B. Âm đầu, vần và thanh

C. Âm đầu và vần

7. Bài văn trên có bao nhiêu từ láy?

A. 8 từ láy

B. 10 từ láy

C. 12 từ láy

B. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

Người viết truyện thật thà

Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ:

- Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.

Vợ ông bật cười:

- Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ  một cái cớ để về sớm thì khó gì.

Ban-dắc nói:

- Viết văn là một chuyện khác. Anh có biết nói dối bao giờ đâu. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng cho mà xem.

Theo Nguyễn Đình Chính

II. Tập làm văn : 8 điểm 

Viết một bức thư ngắn cho người bạn cũ ở xa để chúc mừng năm mới.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 10

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.  

Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở GHK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 70 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu.

2. Giáo viên đánh giá, cho điểm

- Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm

+ Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0 ,25 điểm

+ Đọc sai quá 7 tiếng : 0 điểm   

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 – 4 chỗ : 0,25 điểm  

+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên : 0 điểm  

- Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 0,5 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 0,5 điểm 

 II. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm 

GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra, mỗi ý đúng  đạt theo biểu điểm sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Ý đúng

B

 (1đ)

C

 (1đ)

(1đ)

(1đ)

B

(1đ)

B

(1đ)

A

(1đ)





B. KIỂM TRA VIẾT : 10   điểm

I. Viết chính tả : 2 điểm 

1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 

Người viết truyện thật thà

Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ:

- Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.

Vợ ông bật cười:

- Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ một cái cớ để về sớm thì khó gì.

Ban-dắc nói:

- Viết văn là một chuyện khác. Anh có biết nói dối bao giờ đâu. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng cho mà xem.

Theo Nguyễn Đình Chính

2. Đánh giá, cho điểm   

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2điểm

- Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh; chữ thường - chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .

- Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn  … trừ 0,25 điểm toàn bài. 

II. Tập làm văn : 8 điểm 

Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 

- Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần

-  Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.

- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài .

- Bài viết sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 8 điểm.

Gợi ý: 

1. Phần đầu thư:

- Địa điểm và thời gian viết thư

- Lời thưa gửi

2. Phần chính

- Nêu mục đích, lí do viết thư

- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

- Thông báo tình hình của người viết thư

- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư

3. Phần cuối thư:

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn

- Chữ kí và tên hoặc họ tên


Đề thi, giáo án các lớp các môn học