Bộ 15 đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
Tuyển chọn Bộ 15 đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 4 của các trường Tiểu học. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CHIẾC DIỀU SÁO
Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.
Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.
Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:
- Con vót cái diều chơi bà ạ.
Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:
- Chiến đấy thật ư con?
Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:
- Diều của con đây cơ mà.
Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.
(Theo Thăng Sắc)
1. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)
A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.
B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.
C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.
D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.
2. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? (0.5 điểm)
A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.
B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.
C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.
D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến.
3. Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng? (0.5 điểm)
A. Vì bà đã đẩy anh ra.
B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.
C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.
D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà.
4. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? (0.5 điểm)
A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.
B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.
C. Mùa thả diều đến, Chiến vót diều để chơi, bà nhận ra hình dáng Chiến khi nhỏ còn chơi diều.
D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ.
5. Câu “Chiến đấy thật ư con?” dùng để làm gì? (0.5 điểm)
A. Dùng để hỏi.
B. Dùng để đề nghị.
C. Dùng để khẳng định.
D. Dùng để thể hiện mong muốn.
6. Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào? (M2)
A. Bà
B. Tối hôm ấy.
C. Khi Chiến mang diều đi.
D. Lại lần ra chõng nằm.
7. Em có nhận xét gì về nhân vật người bà ? (1 điểm)
8. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? (1 điểm)
9. Ghi lại các động từ chỉ trạng thái và tính từ trong câu sau “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.” (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Văn hay chữ tốt
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả đồ dùng học tập của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Viếng Lê-nin
Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm.
Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói:
- Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin.
Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.
Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người.
Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:
- Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?
Theo Giéc-ma-nét-tô
1. Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 khách sạn Luých để làm gì?
A. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin
B. Đề chào các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a
C. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a dẫn đi đọc Luận cương Lê-nin
D. Để nhờ các đồng chí người Pháo và I-ta-li-a chỉ cho đường trở về Pháp
2. Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi? (0.5 điểm)
A. Vì ngày mai trời sẽ ấm hơn
B. Vì thấy anh chưa có áo ấm
C. Vì nghĩ rằng anh ở Mát-xcơ-va lâu, còn đủ thời gian đi viếng
D. Vì ngày mai người ta mới mở cửa cho người nước ngoài được viếng Lê-nin
3. Vì sao Nguyễn Ái Quốc vẫn đi viếng Lê-nin ngày hôm ấy? (0.5 điểm)
A. Vì ngày mai anh phải trở về Pa-ri
B. Vì anh đã quen chịu đựng giá lạnh
C. Vì anh sợ ngày mai người ta sẽ không cho viếng
D. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin
4. Dáng vẻ của Nguyễn Ái Quốc như thế nào sau khi đi viếng Lê-nin về? (0.5 điểm)
A. Gương mặt hồng hào, rạng rỡ niềm vui
B. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét.
C. Dáng vẻ mệt mỏi, thiếu ngủ sau một hành trình dài
D. Dáng vẻ buồn bã, kiệt quệ, đau thương.
5. Nguyễn Ái Quốc đã giải thích với các đồng chí như thế nào sau khi viếng Lê-nin ngay trong đêm hôm ấy? (0.5 điểm)
A. Tôi sợ ngày mai không còn kịp nữa nên phải đi viếng ngay trong đêm.
B. Tôi không thể chờ tới ngày mai mới đi viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa.
C. Tôi nghe nói ngày mai sẽ không thể vào viếng đồng chí Lê-nin nữa nên phải viếng ngay trong đêm.
D. Ngày mai tôi phải bay về Pa-ri rồi nên phải đi viếng ngay trong đêm.
6. Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc? (0.5 điểm)
A. Đó là một người yêu nước
B. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin
C. Đó là một người rất giản dị
D. Đó là một người có nghị lực và rất ham học hỏi
7. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)
Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình.
8. Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau: (1 điểm)
a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ
b. Khen nhà của bạn sạch
9. Gạch dưới các câu kể trong đoạn văn dưới đây:
Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra, Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Người chiến sĩ giàu nghị lực
Trong trận chiến đấu giải phóng Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng bị thương nặng. Anh đã quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương vẽ một bức chân dung Bác Hồ. Tác phẩm của người thương binh hỏng mắt đã gây xúc động cho đồng bào cả nước. Từ đó đến nay, họa sĩ Lê Duy Ứng đã có hơn 30 triển lãm tranh, tượng; đoạt 5 giải thưởng mĩ thuật quốc gia và quốc tế. Nhiều tác phẩm của anh được đặt trân trọng trong các bảo tàng lớn của đất nước.
Theo báo Lao Động
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả lại cây bút chì của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cậu học sinh giỏi nhất lớp
Gia đình ông Giô - dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học.
Ác – boa là một thị trấn nhỏ, không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau.
Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, người hơi gầy và cao. Thầy hỏi:
- Cháu tên là gì?
Ông Giô-dép không đáp, liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo Lu-i trả lời.
- Thưa thầy con là Lu-i Pa-xtơ ạ!
- Đã muốn học chưa hay còn thích chơi?
- Thưa thầy con thích đi học ạ!
Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng.
- Thế thì được.
Từ nhà đến trường không xa lắm, nhưng với tầm mắt của tuổi nhỏ, đó là cả một đoạn đường thơ mộng, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới một gốc cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bi quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi diễn ra những “pha”bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, đó là nơi Lu-i thường rủ Giuyn Vec-xen, người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá.
Còn việc học hành của Lu-i thì khỏi phải nói! Gia đình và thầy giáo rất hài lòng. Thầy khen một cách thành thực về sự chăm chỉ và kết quả học tập của cậu. Cậu là học sinh giỏi nhất lớp.
Theo Đức Hòa
1. Những chi tiết nào cho biết Lu-i Pa-xtơ khi đến trường hãy còn rất bé? (0.5 điểm)
A. Thầy giáo lúc đầu chê Lu-i còn bé quá.
B. Thầy giáo hỏi: “Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?”
C. Cả hai ý A và B đều đúng
D. Cả hai ý A và B đều sai
2. Ngoài giờ học Lu-i thường tham gia những trò chơi nào? (0.5 điểm)
A. Bắn bi, bá bóng, trốn tìm
B. Đá bóng, bắn bi, câu cá
C. Câu cá, bắn bi, bóng rổ
D. Câu cá, bóng chày, bắt dế
3. Những từ ngữ nào cho biết Lu-i tham gia các trò chơi rất say mê? (0.5 điểm)
A. Ván bi quyết liệt.
B. “Pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê.
C. Cả hai ý A và B đều đúng
D. Cả hai ý A và B đều sai
4. Kết quả học tập của Lu- i ra sao? (0.5 điểm)
A. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh giỏi nhất lớp.
B. Chưa cao vì Lu- i Pa- xtơ còn bé.
C. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh xuất sắc nhất trường Ác-boa
D. Không theo kịp các bạn trong lớp.
5. Tiếng “ông” gồm những bộ phận cấu tạo nào?
A. Chỉ có vần.
B. Chỉ có vần và thanh.
C. Chỉ có âm đầu và vần.
D. Có âm đầu, vần và thanh.
6. Từ nào có thể thay thế cho từ “thành thực”? (0.5 điểm)
A. Trung thành
B. Chân thành
C. Trung thực
D. Trung hậu
7. Tìm ba câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung khuyên ta cần có ý chí, nghị lực trong cuộc sống? (1 điểm)
8. Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng câu tìm được. (1 điểm)
Rồi tôi ung dung nhắm nhánh cỏ lũ trẻ vừa tranh nhau tuồn vào thưởng cho tôi. Làm như không thèm để ý đến câu chuyện vặt! Xiến Tóc tức rung sừng, rung rang, nhưng không biết làm thế nào, vì có lũ trẻ ngồi đông trên bãi cỏ. Cuối cùng, Xiến Tóc cất cánh vù đi.
(Theo Dế Mèn phiêu lưu kí)
9. Đọc câu sau và cho biết Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì? (1 điểm)
Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng:
- Thế thì được.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Tuổi ngựa
Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa
Lóa màu trắng hoa mơ
Trang giấy nguyên chưa viết
Con làm sao ôm hết
Mùi hoa huệ ngạt ngào
Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại.
Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
XUÂN QUỲNH
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Bánh khúc
Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.
Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.
1. Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào? (0.5 điểm)
A. Cuối năm
B. Giữa năm
C. Đầu năm, tiết trời ấm áp
D. Những ngày thu có gió heo may
2. Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì? (0.5 điểm)
A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp
B. Rau diếp, bột nếp
C. Lá gai, bột nếp
D. Bột nếp, rau khúc, lá gai, thịt bò băm
3. Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì? (0.5 điểm)
A. Thơm, có màu trắng
B. Sánh như nước, màu xanh nhạt
C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc
D. Dẻo, thơm như mùi lúa nếp
4. Để làm bánh khúc, người ta chế biến lá khúc như thế nào? (0.5 điểm)
A. Lá khúc hái về rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn rồi lọc lấy nước.
B. Lá khúc hái về rửa sạch, đem vào hấp với gạo nếp
C. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, cho vào cối giã nhuyễn
D. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn.
5. Xác định chủ ngữ và chị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.” (0.5 điểm)
A. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc.
B. CN: Trên những thửa ruộng; VN: tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc
C. CN: Vào những ngày đầu năm; VN: tiết trời ấm áp, yển những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy những cây tầm khúc
D. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp; VN: trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc
6. Chiếc bánh khúc thường được nặn thành hình gì? (0.5 điểm)
A. Hình vuông
B. Hình tròn
C. Hình ngũ giác
D. Hình mặt trăng
7. Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau: (1 điểm)
“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.
8. Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường. (1 điểm)
9. Câu hỏi sau đây dùng để làm gì? (1 điểm)
“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Kéo co
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Đề bài: Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Sự tích các loài hoa
Ngày xưa, chỉ ở thiên đường mới có hoa, còn trên mặt đất chưa có loài hoa nào. Mãi về sau, nhận ra sai sót ấy, trời mới sai Thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho các loài cây. Vẽ xong, Thần muốn tặng hương cho chúng nhưng lại không mang đủ hương cho tất cả. Thần quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.
Thần hỏi hoa hồng:
– Nếu có hương thơm ngươi sẽ làm gì?
– Con sẽ nhờ chị Gió mang tặng cho muôn loài.
Thần liền tặng hoa hồng làn hương quý báu.
Gặp hàng râm bụt đỏ chót, Thần hỏi :
– Nếu có hương thơm người sẽ làm gì?
Râm bụt trả lời :
– Con sẽ khiến ai cũng phải nể mình.
Nghe vậy, Thần bỏ đi. Đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoa ngọc lan, Thần lại hỏi :
– Nếu có hương thơm ngươi sẽ làm gì?
Ngọc lan ngập ngừng thưa :
– Con cảm ơn Thần. Nhưng xin Thần ban tặng cho hoa cỏ ạ.
Thần ngạc nhiên hỏi :
– Hoa nào cũng muốn có hương thơm. Lẽ nào ngươi không thích ?
– Con thích lắm ạ. Nhưng con đã được ban cho làn da trắng trẻo, lại ở trên cao. Còn bạn hoa cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát đất. Nếu có hương thơm, bạn ấy sẽ không bị người ta vô tình dẫm lên.
Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của ngọc lan. Thần Sắc Đẹp ban tặng cho loài hoa ấy hương thơm ngọt ngào hơn mọi loài hoa.
Theo Intemet
1. Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng hương thơm cho những loài hoa như thế nào? (0.5 điểm)
A. Những loài hoa có tên thật đẹp và sang trọng
B. Những loài hoa có vẻ ngoài đẹp nhất, rực rỡ nhất
C. Những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.
D. Những loài hoa có nguồn gốc, dòng dõi cao quý
2. Theo em, tại sao Thần Sắc Đẹp lại quyết định như vậy? (0.5 điểm)
A. Vì đó là quy định ở trên thiên đường
B. Vì Thần Sắc Đẹp không mang đủ hương cho tất cả
C. Vì Thần Sắc Đẹp muốn các loài hoa phải thi tài, phải ganh đua nhau khoe sắc để có được mùi hương mà mình mong muốn.
D. Vì Thần Sắc Đẹp sợ các loài hoa sẽ đẹp và thơm hơn mình.
3. Câu trả lời của Hoa Hồng thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào? (0.5 điểm)
A. Biết mang đến niềm vui và hạnh phúc cho muôn loài.
B. Biết gìn giữ và bảo vệ mùi hương của mình.
C. Biết gìn giữ và bảo vệ tấm lòng thơm thảo của mình.
D. Xứng đáng là chúa tể của các loài hoa
4. Câu trả lời của Ngọc Lan thế hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào? (0.5 điểm)
A. Tấm lòng thanh khiết, trinh bạch
B. Biết nhường nhịn và chia sẻ cho những cuộc đời khó khăn hơn mình.
C. Biết gìn giữ và bảo vệ tấm lòng thơm thảo của mình.
D. Biết âm thầm tỏa hương dù chẳng ai chú ý đến mình
5. Vì sao Hoa Râm Bụt không được Thần ban tặng hương thơm? (0.5 điểm)
A. Vì Hoa Râm Bụt thường mọc ngoài bụi rậm là nơi không xứng đáng có được hương thơm.
B. Vì Hoa Râm Bụt có vẻ ngoài xấu xí, không xứng đáng có được hương thơm.
C. Vì Hoa Râm Bụt tính cách kiêu ngạo, ích kỉ và hống hách.
D. Vì tổ tiên của Hoa Râm Bụt có mối thù với Thần Sắc Đẹp
6. Trong câu: “Thần liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu.” Bộ phận nào là chủ ngữ, bộ phận nào là vị ngữ? (0.5 điểm)?
A. CN: Thần liền tặng; VN: Hoa Hồng làn hương quý báu.
B. CN: Thần; VN: liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu.
C. CN: Thần liền tặng Hoa Hồng; VN: làn hương quý báu.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
7. Tìm năm từ ngữ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực. Đặt câu với một trong năm từ đó. (1 điểm)
8. Tìm các từ láy có trong câu chuyện Sự tích các loài hoa. (1 điểm)
9. Em hãy đặt một câu có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ thuộc câu kể Ai làm gì? (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Kéo co
Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những tràng trai thắng cuộc.
Theo Toan Ánh
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả cái bàn học của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
A. Kiểm tra Đọc
I.Đọc thành tiếng (3 điểm).
- GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).
II.Đọc hiểu: (7 điểm).
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN
Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội... Những con kơ – púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cái mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch – ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa – tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn...
(Thiên Lương)
Câu 1: ( 0,5 điểm) Bài văn miêu tả mấy loại chim?
A. 5 loại chim.
B. 6 loại chim.
C. 7 loại chim
Câu 2: ( 0,5 điểm) Hoạt động của chim piêu là?
A. Hót lanh lảnh.
B. Nhào lộn trên cành cây.
C. Cất tiếng hót gọi đàn.
Câu 3: ( 0,5 điểm) Nhận xét về loại chim ở Tây Nguyên ?
A. Có nhiều loại chim, có màu sắc khác nhau.
B. Chim ở Tây Nguyên rất nhiều.
C. Chim ở Tây Nguyên thường hót rất hay.
Câu 4: (1điểm) Để bảo vệ các loại chim, em phải làm gì?
Câu 5: (0,5 điểm) Câu Tôi nói: “Đồng bào có nghe rõ không?”
Dấu hai chấm trong câu có tác dụng gì?
A. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
B. Báo hiệu bộ phận đứng trước nó là lời nói của một nhân vật.
C. Là lời nói của Bác Hồ.
Câu 6: ( 0,5 điểm) Tiếng “ đang” gồm những bộ phận cấu tạo nào?
A. Chỉ có vần.
B. Có âm đầu, vần, thanh.
C. Chỉ có âm đầu và vần.
Câu 7: (1,0 điểm) Bài văn trên có 3 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 3 từ láy đó?
A. Mênh mông, ríu rít, mỏ đỏ.
B. Thanh mảnh, lanh lảnh, thể thao.
C. Mênh mông, lanh lảnh, ríu rít.
Câu 8: (0,5 điểm) Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
A. Có 1 danh từ riêng. Đólà:.......
B.Có 2 danh từ riêng. Đó là:....
C.Có 3 danh từ riêng. Đó là:....
Câu 9: (1,0 điểm) Điền các từ còn thiếu vào đoạn văn cho đúng:
Các từ cần điền là: nhân hậu, thương yêu, tự tin, điều ước.
Trong giấc mơ em đã gặp một bà tiên............................Bà tóc bạc phơ hỏi em nếu được ba ..................................., sẽ ước gì?
Em...........................................trả lời những điều ước của mình.
Câu 10: (1,0 điểm) Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Lấy ví dụ.
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả :
Viết đoạn “Chim rừng Tây Nguyên” ở trên.
II.Tập làm văn:
Viết một bức thư cho bạn, kể về tình hình học tập của mình trong thời gian qua cho bạn nghe.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
A. Kiểm tra Đọc (10 điểm )
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 1) do HS bốc thăm.
II. Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu. (7 điểm)
VỀ THĂM BÀ
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :
- Bà ơi !
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư ?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương :
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.
- Cháu đã ăn cơm chưa ?
- Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục :
- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt !
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :
Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào ?
A. Ồn ào.
B. Nhộn nhịp.
C. Yên lặng.
D. Mát mẻ.
Câu 2: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già ?
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.
Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm.
Thanh cảm thấy ………………………………..khi trở về ngôi nhà của bà.
Câu 4: Câu: “Đi vào trong nhà kẻo nắng cháu!” có mấy danh từ? Hãy viết lại các danh từ đó?
Câu 5: Viết lại các tên riêng sau cho đúng: Mát xcơ va, Luân đôn, Tô- Ki-ô, Xiôn cốp xki?
Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành ?
A. Âm đầu và vần.
B. Âm đầu và thanh.
C. Vần và thanh.
D. Âm đầu và âm cuối.
Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy ?
A. che chở, thanh thản, dẻo dai, sẵn sàng.
B. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
C. che chở,thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
D. che chở, bờ bãi, âu yếm, sẵn sàng.
Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.”
A. Có 1 động từ (đó là……………………………………….)
B. Có 2 động từ (đó là……………………………………….)
C. Có 3 động từ (đó là……………………………………….)
D. Có 4 động từ (đó là……………………………………….)
Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩa của tiếng tiên trong từ đầu tiên:
tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên.
Câu 10: Gạch bỏ các từ ngữ không cùng nhóm nghĩa trong dãy từ sau:
Cưu mang, san sẻ, che chắn, giúp đỡ, đoàn kết, hiền lành, nhân ái, có hậu,.
B. Kiểm tra Viết (10 điểm)
I. Chính tả (15 phút): Nghe – viết: Bài: Trung thu độc lập (Tiếng Việt 4 tập I trang 66) (Viết từ Ngày mai,......đến vui tươi.) (5 điểm)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài: Viết bức thư gửi người thân (hoặc bạn bè) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HAI CHIẾC HUY CHƯƠNG
Tại Đại hội Ô-lim-pích dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét.
Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm :
- Em sẽ gắng hết sức để giành huy chương vàng.
Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên, một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.
Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy.
Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa.
Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích :
- Giôn ! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không ?
Mặc cho khuỷu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khiễng tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ.
- Phía này, con yêu ơi ! - Mẹ cậu gọi.
Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ.
Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, toả sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương : một huy chương về bản lĩnh và niềm tin ; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời - không bao giờ bỏ cuộc.
(Thanh Tâm)
1. Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào? (0.5 điểm)
A. Chạy ma-ra-tông
B. Chạy vượt rào
C. Chạy 400 mét
D. Chạy 1000 mét
2. Giôn mắc chứng bệnh gì? (0.5 điểm)
A. Mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ.
B. Mắt bị tật nên nhìn không rõ
C. Chân bị tật nên đi lại khó khăn
D. Mắc chứng cận thị nên mắt nhìn không rõ
3. Khi phát hiện ra mình mất kính trước giờ thi đấu, thái độ của Giôn như thế nào? (0.5 điểm)
A. Chán nản, tuyệt vọng, chỉ muốn từ bỏ mọi thứ.
B. Yêu cầu huấn luận viên ngay lập tức phải sắm cho mình một chiếc kính mới
C. Quyết tâm cố gắng hết sức để giành huy chương vàng.
D. Ban đầu hoang mang nhưng nhờ có mẹ động viên nên đã lấy lại tinh thần
4. Cậu đã bị ngã mấy lần trong khi chạy đua? (0.5 điểm)
A. một lần
B. hai lần
C. ba lần
D. bốn lần
5. Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích? (0.5 điểm)
A. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy để chạy cho đúng
B. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên
C. Nghe theo tiếng gọi của mẹ ở vạch đích
D. Nghe theo tiếng còi của trọng tài ở vạch đích
6. Giôn xứng đáng được nhận hai huy chương cho những điều gì? (0.5 điểm)
A. Cho sự quyết tâm, nỗ lực và sự nhanh nhẹn, chính xác
B. Cho bản lĩnh, niềm tin và sự quyết tâm tuyệt vời không bao giờ bỏ cuộc
C. Cho trí tuệ và tình yêu dành cho mẹ
D. Cho sự cố gắng, nỗ lực và sự hi sinh cao cả
7. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)
8. Viết câu kể: (1 điểm)
a. Về một việc em đã làm vào ngày chủ nhật ở nhà.
b. Về một người bạn thân em mới quen.
9. Dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau: (1 điểm)
a. Mỗi khi về quê, bà tôi lấy lá cọ đan thành chiếc giỏ xinh xinh cho tôi chơi.
b. Con chim mẹ lấy chiếc mỏ nhọn của mình mớm từng tí thức ăn cho chim con.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Người tìm đường lên các vì sao
Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao những quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?"
Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một món đồ chơi mà em rất yêu thích và gắn bó với em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TẤM LÒNG THẦM LẶNG
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ?
- Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
...Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.
Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.
Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó... Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài".
(Bích Thuỷ)
1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? (0.5 điểm)
A. Bị tật ở chân
B. Bị ốm nặng
C. Bị khiếm thị
D. Bị khiếm thính
2. Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)
A. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng
B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé.
C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé.
D. Cho một số tiền lớn để cậu bé có vốn làm ăn buôn bán
3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó? (0.5 điểm)
A. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được.
B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.
C. Vì ông không có thời gian tới gặp họ
D. Vì ông muốn nhận cháu bé làm con nuôi nhưng sợ bố mẹ cậu bé từ chối
4. Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành một người như thế nào? (0.5 điểm)
A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng.
B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.
C. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
D. Trở thành con nuôi của ông chủ và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.
5. Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói nào khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ? (0.5 điểm)
A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.
B. Cho đi nghĩa là còn lại mãi.
C. Làm ơn không mong báo đáp.
D. Cho đi một đóa hoa trên tay vẫn còn thoảng hương thơm.
6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)
A. Hãy giúp đỡ những người vô gia cư.
B. Hãy giúp đỡ những trẻ em nghèo, bệnh tật
C. Hãy giúp đỡ người khác khi mình giàu có và có điều kiện.
D. Hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không cần đòi hỏi sự báo đáp.
7. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn văn sau : (1 điểm)
Ngày nọ bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Ra tới ngoại ô, họ dừng lại ăn tạm bánh ngọt ngay trong xe thay cho bữa ăn trưa.
8. (1 điểm)
a/ Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau:
A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.
B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc.
C. Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh.
b/ Chọn một trong các tính từ sau và đặt câu: đỏ tươi, xanh thẳm, tím biếc.
9. Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội, rồi trượt lăn xuống suối vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng tách biệt, các hộ gia đình sống thành từng cụm.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Cánh diều tuổi thơ
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây sồi và cây sậy
Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:
- Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
Cây sậy trả lời:
- Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.
Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:
1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)
A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.
D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.
2. Dựa vào bài tập đọc, khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”: (0,5 điểm)
Thông tin |
Trả lời |
A. Cây sồi sống thân thiện với đám cây sậy. |
Đúng / Sai |
B. Cây sậy nhỏ bé nên mới không bị bão thổi đổ . |
Đúng / Sai |
3. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão
B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
C. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa.
D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.
4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (0.5 điểm)
A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
5. Nêu nội dung câu chuyện? (1 điểm)
6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
7. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? (0,5 điểm)
A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi
B. dữ dội, đảo điên, yếu ớt
C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn
D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.
8. Câu: “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông” danh từ là: (1 điểm)
9. Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn.
C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật
D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó.
10. Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau: (1 điểm)
Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả: Nghe – viết bài: Người ăn xin (Từ Lúc ấy... đến …nhường nào) (Sách Tiếng Việt 4 tập 1, trang 30) (2 điểm).
2. Tập làm văn: Hãy viết một bức thư gửi người thân (người bạn) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. (8 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc tiếng (3 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Đồng tiền vàng
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ?
- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:
- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
Theo Truyện khuyết danh nước Anh
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Cậu bé Rô-be làm nghề gì? (0,5 điểm)
A. Làm nghề bán báo.
B. Làm nghề đánh giày.
C. Làm nghề bán diêm.
D. Làm ăn xin
Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Rô-be? (0,5 điểm)
.............................................................................................................................................
Câu 3. Qua ngoại hình của Rô-be, em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cậu ta? (0,5 điểm)
.............................................................................................................................................
Câu 4. Vì sao Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm? (0,5 điểm)
A. Vì Rô-be không đổi được tiền lẻ.
B. Vì Rô-be không muốn trả lại tiền.
C. Vì Rô-be bị xe tông, gãy chân.
D. Vì Rô-be không tìm được người đã mua diêm.
Câu 5. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu bé Rô-be có điểm gì đáng quý? (1 điểm)
.............................................................................................................................................
Câu 6. Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu chuyện này, em sẽ làm gì khi biết tin cậu bé bị xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà? (1 điểm)
.............................................................................................................................................
Câu 7. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Trong các nhóm từ sau,nhóm nào chứa các danh từ? (1 điểm)
A. Hoa hậu, làng xóm, mưa, hạnh phúc
B. Hạnh phúc, cây bàng, hoa hậu, làng xóm
C. Làng xóm, hoa hậu, cây bàng, mưa
D. Quét nhà, lau nhà, rửa chén
Câu 8. Trong các từ sau, từ nào là từ láy: be bé, buồn bực, buôn bán, mênh mông, mệt mỏi: (0,5 điểm)
Từ láy: ................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 9. Em hãy dùng dấu ngoặc kép có tác dụng dùng để nêu ý nghĩa đặc biệt có trong câu sau: (0,5 điểm)
Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một bậc anh hùng kinh tế như đánh giá của người cùng thời.
.............................................................................................................................................
Câu 10. Theo em, câu tục ngữ “ Môi hở răng lạnh” có nghĩa là gì?
.............................................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe - viết) (2 điểm)
Tiếng hát buổi sớm mai
II. Tập làm văn (8 điểm):
Đề bài: Một người thân của em ở xa đang bị ốm, em không đến thăm được, em hãy viết một lá thư để thăm hỏi và động viên người thân đó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)
Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 - ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)
2. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm)
Bánh khúc
Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.
Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3):
Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?
a. Cuối năm
b. Giữa năm
c. Đầu năm, tiết trời mát mẻ
Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?
a. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp
b. Rau diếp, bột nếp
c. Lá gai, bột nếp
Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?
a. Thơm, có màu trắng
b. Sánh như nước, màu xanh nhạt
c. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc
Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?
Câu 5: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.”
- Chủ ngữ là:
- Vị ngữ là:
Câu 6: (1đ) Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau:
“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”
- Động từ:
- Tính từ:
Câu 7: (1đ) Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.
Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì?
“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe - viết): (2 điểm) Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu đến ...những vì sao sớm.)
(Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ, trong đó đọc 2đ, trả lời câu hỏi 1đ)
- Gọi HS đọc một trong các bài đã học ở Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1 (Từ tuần 11 đến tuần 17).
- GV đặt 1 câu hỏi ở bài, hoặc đoạn vừa đọc cho học sinh trả lời để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của các em.
II. Đọc - hiểu (7đ)
Đọc bài văn sau và làm bài tập:
Vời vợi Ba Vì
Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.
Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua … nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu … xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn … Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìm ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
Theo VÕ VĂN TRỰC
Khoanh tròn trước câu trả lời đúng
Câu 1: Trong bài văn trên “Ba Vì” là tên của: (0,5 đ)
A. Sông
B. Núi
C. Cao nguyên
D. Đồng bằng
Câu 2: Tiếng chim gù, chim gáy như thế nào?(0,5 đ)
A. Khi gần, khi xa
B. Khi to, khi nhỏ.
C. Khi vừa, khi to
D. Khi nhỏ, khi vừa
Câu 3: Câu “Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày” là câu kể: (0,5 đ)
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
D. Câu khiến
Câu 4: Những chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì là? (0,5 đ)
A. Bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước
B. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn.
C. Tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm
D. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội.
Câu 5: Trong đoạn văn từ “Từ Tam Đảo …. rực rỡ” Ba Vì được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 đ)
A. Như hòn ngọc bích, như vị thần bất tử
B. Như nhà ảo thuật, như hòn ngọc bích
C. Như nhà ảo thuật, như vị thần bất tử
D. Như những con thuyền mỏng manh
Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” là: (0,5 đ)
A. Từ Tam Đảo nhìn về phía tây
B. Vẻ đẹp của Ba Vì
C. Biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm
D. Từng giờ trong ngày
Câu 7: Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “thanh tịnh”? (1 đ)
A. Thanh thảng
B. Bình yên
C. Trong sạch và yên tĩnh
D. Yên tĩnh
Viết câu trả lời của em
Câu 8: Ôm quanh Ba Vì có những cảnh đẹp nào? (1 đ)
.............................................................................................................................................
Câu 9: Em hãy nêu nội dung chính của bài “Vời vợi Ba Vì”? (1 đ)
.............................................................................................................................................
Câu 10: Đặt một câu văn theo mẫu câu kể “Ai là gì?” để giới thiệu về một bạn trong lớp em? (1 đ)
.............................................................................................................................................
II. Kiểm tra viết.
Bài 1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Mùa đông trên rẻo cao, sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 165.
Bài 2. Tập làm văn (8 điểm): Tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG
(GV kiểm tra trong các tiết ôn tập)
II. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau.
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta.
Theo Trinh Đường
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. (0,5 đ) Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền
A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.
B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày.
C. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường. Cậu thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
D. Có trí nhớ lạ thường.
Câu 2. (0,5 đ) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?
A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.
B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
C. Vì chú bé Hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.
D. Vì Hiền thích chơi diều.
Câu 3. (0,5 đ) Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Có chí thì nên
C. Lá lành đùm lá rách
D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 4. (1 đ) Trong câu ‘‘Chú bé rất ham thả diều’’, từ nào là tính từ?
A. Ham
B. Chú bé
C. Diều
D. Thả
Câu 5. (0,5 đ) Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào?
A. Động từ.
B. Danh từ.
C. Tính từ.
D. Từ phức
Câu 6. (1 đ) Trong câu “Rặng đào đã trút hết lá”, từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút?
A. rặng đào
B. đã
C. hết lá
D. lá
Câu 7. (1 đ) Điền từ nào vào chỗ trống trong những câu sau “Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô … thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. ”
A. đã
B. đang
C. sẽ
D. sắp
Câu 8. (1 đ) Đặt câu với từ danh từ: “Nguyễn Hiền”
Câu 9. (1 đ)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) Nói về ước mơ của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
A. Phần đọc
I . Đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tâp (7 điểm)
Đọc bài văn sau:
Điều ước của vua Mi-đát
Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép mầu sẽ biết mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
(Theo Thần thoại Hy Lạp, Nhữ Thành dịch)
1. Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều ước: chạm tay vào mọi vật sẽ thế nào? (0,5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a. đều hóa thành vàng.
b. đều hóa thành bạc.
c. đều hóa thành đồng.
2. Món quà tặng đem lại điều ước gì bất ngờ cho vua Mi-đát? (0,5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a. Vua thấy mình có quá nhiều vàng .
b. Vua thấy mình có nhiều phép lạ thật độc đáo.
c. Vua thấy mình có thể làm được những việc thấy trong mơ.
d. Vua chạm vào đồ ăn, thức uống đều hóa thành vàng nên đành nhịn đói.
3. Tại sao vua Mi-đát lại xin thần lấy lại điều ước? (0,5điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a. Vì vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước, các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào điều biến thành vàng, vua bụng đói cồn cào chịu không nổi.
b. Vì vua không ham thích vàng nữa.
c. Vì vua muốn có điều ước khác.
4. Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì? (0,5điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a. Hạnh phúc là do bàn tay mình làm ra.
b. Hạnh phúc không phải chỉ có vàng.
c. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
5. Ý chính của bài tập đọc là gì? (1 điểm)
6. Nếu em là thần Đi-ô-ni-dốt thì em sẽ nói thế nào khi vua chắp tay cầu khẩn xin tha tội? (1 điểm)
7. Tiếng “ước” gồm có những bộ phận nào tạo thành? (0,5 điểm)
a. bộ phận vần
b. bộ phận vần và thanh
c. bộ phận âm đầu, vần và thanh
8. Trong câu Vua ngắt quả táo từ nào không phải là danh từ? (0,5 điểm)
a. vua
b. ngắt
c. quả táo
9. Tìm từ đơn, từ phức trong câu sau
“Cậu là học sinnh chăm chỉ và giỏi nhất lớp”. (1 điểm)
- Từ đơn: ............................................................................................................................
- Từ phức: ..........................................................................................................................
10. Gạch dưới từ láy có trong những câu văn sau và xếp chúng vào các nhóm tương ứng. (1 điểm)
Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
a) Từ láy phụ âm đầu: ...........................................................................................
b) Từ láy vần: ..........................................................................................................
c) Từ láy tiếng: ........................................................................................................
B. Phần Viết
I. Chính tả: (2 điểm)
GV đọc cho HS nghe viết chính tả bài: “Những hạt thóc giống ” (từ Lúc ấy... đến ông vua hiền minh) SGK TV4, tập 1, trang 46.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Dựa vào cốt truyện cổ tích Cây khế đã học, hãy kể lại truyện Cây khế.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)