Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2024 (10 đề)

Với Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2024 (10 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng việt 3.

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 4

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Quả cầu tuyết

Tuyết rơi ngày càng dày.

Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại. Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.

Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.

Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.

Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:

- Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!

- Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.

- Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.

- Mình không đủ can đảm.

- Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.

Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói:

- Các bác định đánh một đứa trẻ à?

Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã đưa cụ già bị thương vào.

Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.

Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:

- Cháu là một cậu bé dũng cảm.

(Theo A-mi-xi)

Câu 1. Câu chuyện gồm có những nhân vật nào? (0.5 điểm)

A. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-rô, Ga-rốp-phi

B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

C. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

D. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-rô, En-ri-cô

Câu 2. Ai đã vô tình ném quả cầu tuyết trúng cụ già? (0.5 điểm)

A. En-ri-cô

B. Ga-rô-nê

C. Ga-rốp-phi

D. Cháu của cụ già

Câu 3. Quả cầu tuyết làm cụ già bị thương ở đâu? (0.5 điểm)

A. Bị thương ở mắt

B. Bị thương ở chân

C. Bị thương ở đầu

D. Bị thương ở mũi

Câu 4. Ai là người đã động viên cậu bé nhận lỗi? (0.5 điểm)

A. En-ri-cô

B. Ga-rô-nê

C. Ga-rốp-phi

D. Cháu của cụ già

Câu 5. Vì sao cụ già khen cậu bé dũng cảm? (0.5 điểm)

A. Vì cậu bé dũng cảm gỡ những mảnh kính găm vào da thịt giúp ông cụ.

B. Vì cậu bé chơi ném tuyết rất cừ.

C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.

D. Vì cậu bé dám dũng cảm đánh nhau với những người lớn.

Câu 6. Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên? (0.5 điểm)

A. Cần đối xử lịch sự, lễ phép với những người xung quanh mình.

B. Cần kính trọng những người lớn tuổi, đặc biệt là người già.

C. Tự tin thể hiện bản thân mình trước đám đông.

D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.

Câu 7. Xác định trạng ngữ trong những câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì? (1 điểm)

a) Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.

b) Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.

Câu 8. Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” khuyên người ta điều gì? (1 điểm)

Câu 9. Đặt một câu cảm cho mỗi tình huống sau? (1 điểm)

a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có mình bạn Ngọc làm được.

b) Nhận được món quà sinh nhật của mẹ.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Tiếng cười là liều thuốc bổ

Một nhà văn đã từng nói: "Con người là động vật duy nhất biết cười."

Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.

Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô- mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.

Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả cây ăn quả mà em yêu thích

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: 1 điểm.

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi

2. (0.5 điểm) C. Ga-rốp-phi

3. (0.5 điểm) A. Bị thương ở mắt

4. (0.5 điểm) B. Ga-rô-nê

5. (0.5 điểm) C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.

6. (0.5 điểm) D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.

7. (0,5 điểm)

a) Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.

-> Trạng ngữ chỉ thời gian

b. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.

-> Trạng ngữ chỉ thời gian

8. a) - Nghĩa đen: Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,…. Con người cũng như vậy, có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn.

- Nghĩa bóng (lời khuyên): Cuộc sống gặp phải những khó khăn vất vả là chuyện thường tình.Không nên vì vậy mà buồn phiền hoặc nản chí.

9. (0,5 điểm)

a) Ngọc ơi, cậu học giỏi thật đó!

b) Món quà đẹp quá! Con cảm ơn mẹ ạ!

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu chung về cây ăn quả mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

a. Tả bao quát

- Thân cây:

- Cành lá:

b. Tả chi tiết

- Lá : màu sắc, hình dáng

- Quả : phát triển qua các thời kì như thế nào

c. Công dụng, kỉ niệm về cây ăn quả đó

C. Kết bài

Tình cảm đối với cây ăn quả đó

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài làm tham khảo

Ông nội em có một khu vườn nhỏ nằm ngay trong khuôn viên nhà, chỉ độ vài mét vuông thôi. Trong vườn trồng rất nhiều hoa, rau củ và cây ăn trái. Góc này trồng hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc,... góc kia trồng rau cải bắp, su hào, cà chua,... cứ mùa nào thức nấy. Phía cuối vườn trồng cây ăn trái, em thích nhất là cây cam nơi cuối vườn, xanh đậm và nặng trĩu những trái cam thơm ngon.

Nhìn từ xa cây cam giống như một chiếc ô to lớn màu xanh đậm, trên đó có điểm xuyết những trái cam màu vàng tươi. Cây cao khoảng 2 m, một vòng ôm của em ôm không xuể được những tán cây. Thân cây có màu nâu đậm, thứ màu sắc in hằn dấu vết của thời gian. Các cành cây vươn rộng ra nhiều phía, lá cây xanh tươi và quả thì ngọt lành.

Rễ của cây cam đâm sâu vào lòng đất, cần mẫn hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây vững chắc và các cành lá thì tỏa ra mọi phía. Lá cây có màu xanh tươi, nhỏ hơn lá bưởi nhưng lớn hơn lá chanh, lá quất. Khi còn non thì lá xanh nhạt rồi tới khi trưởng thành thì xanh đậm. Khi đổi mùa từng chiếc lá cây rụng xuống gốc để cho lớp lá non lại tiếp tục mọc lên nuôi cây. Em thường buồn mỗi khi nhìn thấy từng chiếc lá rụng xuống, ông nội sẽ cười hiền từ xoa đầu em rồi nói: “Lá rụng về cội mà cháu, từng chiếc lá rụng xuống dưới gốc sẽ hóa thành chất mùn nuôi dưỡng cây thêm xanh tươi”. Hoa cam có màu trắng tinh khiết. Hương cam thơm thoang thoảng vô cùng dễ chịu. Mỗi sáng em thường tới góc vườn lặng ngắm cây cam và tận hưởng thứ hương thơm mát lành ấy. Hoa cam thơm và đẹp như thế chẳng trách mỗi khi hoa nở ong bướm lại bay tới xung quanh góc vườn này. Quả cam thì cứ lớn dần lên qua từng ngày tháng. Lúc đầu thì bằng hòn bi, tiếp đến bằng quả cà rồi to bằng cả quả bóng bàn. Ban đầu có màu xanh non, xanh đậm rồi từ từ chuyển thành sắc vàng đậm. Khi thấy cam chuyển sang sắc màu đậm ngọt nghĩa là có thể thưởng thức được những trái cam ấy rồi. Mỗi mùa cam ra quả, ông em thường ra vườn hái rồi chia cho con cháu trong nhà. Vì em nhỏ nhất nên ông thường để dành cho em trái cam to nhất, ngon nhất. Bóc vỏ cam ra sẽ thấy từng múi cam được xếp đều nhau khin khít tạo thành một vòng tròn. Bóc từng múi cam sẽ thấy từng tép cam mọng nước ngọt lành. Cam ăn ngọt và thơm mát, rất thích hợp để giải nhiệt và bổ sung vitamin C cho cơ thể.

Cây cam cho quả để ăn hoặc ép lấy nước. Trong những ngày nắng nóng thế này thật tuyệt vời khi được ăn những múi cam thơm mát hoặc uống một cốc nước cam mát lành. Không chỉ vậy, cây cam còn có rất nhiều lợi ích khác. Ông em nói vỏ cam có thể được dùng để làm thuốc, hay dịp tết đến trong nhà bày trang trí một cây cam trĩu quả thì thật là đẹp biết bao.

Cây cam trong vườn là công sức vun trồng chăm bẵm của ông nội em. Mỗi khi rảnh rỗi, em thường tới phụ ông tưới nước, nhổ cỏ và bắt sâu cho cây. Được cầm trên tay những quả cam to ngon em hiểu được rằng đó là tình yêu đong đầy của ông em đã được kết tinh trong từng trái cam ấy. Em mong rằng cây cam sẽ luôn xanh tươi và sống thật lâu.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2024 (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

HOA TÓC TIÊN

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

Theo Băng Sơn

Câu 1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0.5 điểm)

A. Do cây xanh tốt quanh năm.

B. Do những cô tiên không bao giờ già.

C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.

D. Do thầy giáo chăm sóc tốt.

Câu 2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? (0.5 điểm)

A. Mùi thơm mát của sương đêm.

B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

C. Mùi thơm của một loại bánh

D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

Câu 3. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0.5 điểm)

A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên

B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên

C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên

D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.

Câu 4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0.5 điểm)

A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.

B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.

C. Tưởng như nếp sống của thầy.

D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

Câu 5. Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? (1.0 điểm)

Câu 6. Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen”? (0.5 điểm)

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ mục đích

Câu 7. Câu “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu gì? (0.5 điểm)

A. Câu kể “Ai làm gì?”

B. Câu kể “Ai là gì?”

C. Câu kể “Ai thế nào?”

D. Câu cảm

Câu 8. Theo em, nội dung chính của bài văn là gì? (1.0 điểm)

Câu 9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết. (1.0 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Đường đi Sa Pa

      Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Trích: Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - trang 102)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy tả một loài cây mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Một chuyến đi xa

            Một người cha dẫn con trai của mình đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó. Hai cha con họ sống chung với một gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”

- Tuyệt lắm cha ạ! – Cậu bé đáp.

- Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này? – Người cha hỏi tiếp.

- Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông. Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao tỏa sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp đẽ biết bao!

(Theo Quang Kiệt)

Câu 1. Hai cha con bạn nhỏ đã đi cắm trại ở đâu? (0.5 điểm)

A. Trên núi

B. Ở một vùng quê

C. Ở gần biển

D. Ở công viên

Câu 2. Người cha muốn con đưa con đi cắm trại nhằm mục đích gì? (0.5 điểm)

A. Muốn con gặp gỡ xóm làng, những người thân quen với người cha.

B. Muốn con được hít thở không khí trong lành.

C. Muốn con học cách chịu khổ.

D. Muốn con hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó.

Câu 3. Bạn nhỏ đã so sánh cuộc sống của gia đình bạn nhỏ với cuộc sống của gia đình người nông dân như thế nào? Hoàn thành sơ đồ so sánh sau: (2 điểm)

Gia đình bạn nhỏ có

Những người nông dân có

      …….

      …….

      …….

      …….

> <

> <

> <

> <

              …….

              …….

              …….

              …….

Câu 4. Bạn nhỏ kết luận gì về cuộc sống bên ngoài? (0.5 điểm)

A. Cuộc sống bên ngoài thật nghèo khổ và thiếu thốn!

B. Cuộc sống bên ngoài thật thú vị và nhiều điều lí thú!

C. Cuộc sống bên ngoài không hề như những gì bạn nhỏ đã tưởng tượng.

D. Cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp đẽ biết bao!

Câu 5. Em học tập được điều gì sau khi đọc xong câu chuyện này? (1 điểm)

Câu 6. Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau? (0.5 điểm)

a. Vì quá tham lam, con chuột ăn quá no, không chui qua được cái lỗ.

b. Do chăm chỉ học tập, tôi đã tiến bộ hơn trước.

Câu 7. Tìm những từ ngữ có chứa tiếng lạc để điền vào mỗi chỗ trống sau: (1 điểm)

a. Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế địa phương nhằm xóa bỏ đói nghèo, ........

b. Bác Hồ luôn ............, yêu đời dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

ĐƯỜNG ĐI SA PA

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

TheoNGUYỄN PHAN HÁCH

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một luống rau hoặc vườn rau.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

TÀN NHANG

Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ được một hoạ sĩ trang trí lên mặt để trở thành những "người da đỏ" hay "người ngoài hành tinh"... Một cậu bé cũng nắm tay bà xếp hàng chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. - Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ ! - Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.

Ngượng ngập, cậu bé cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu ngồi xuống bên cạnh :

- Sao cháu buồn thế ? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà ! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy ! - Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé. - Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú hoạ sĩ sẽ thích những vết tàn nhang của cháu !

Cậu bé mỉm cười :

- Thật không bà ?

- Thật chứ ! - Bà cậu đáp. - Đấy, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang !

Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm :

- Những nếp nhăn, bà ạ !

(Sưu tầm)

Câu 1. Trong công viên cậu bé và nhiều trẻ em khác đang làm gì? (0.5 điểm)

A. Xếp hàng để mua vé xem phim

B. Xếp hàng để chờ đến lượt chơi một trò chơi

C. Xếp hàng để nhận quà

D. Xếp hàng để chờ người họa sĩ vẽ lên mặt.

Câu 2. Điều gì xảy ra khiến cậu bé buồn bà, ngượng ngập? (0.5 điểm)

A. Bị bạn bè xô ngã, kéo ra khỏi hàng.

B. Đến lượt cậu thì người họa sĩ hết màu vẽ.

C. Bị cô bé xếp hàng sau chê mặt cậu nhiều tàn nhang quá chẳng còn chỗ nào mà vẽ lên mặt.

D. Bị người họa sĩ chê mặt nhiều tàn nhang, không còn chỗ nào để vẽ nữa.

Câu 3. Bà cậu bé đã nói gì để an ủi cậu bé? (0.5 điểm)

A. Nói rằng bà yêu những đốm tàn nhang của cậu bé, tàn nhang cũng xinh và chú họa sĩ chắc chắn sẽ thích chúng.

B. Nói rằng hồi nhỏ bà cũng có tàn nhang trên mặt và bà cũng rất vui vì điều đó.

C. Nói rằng cô bé kia thậm chí còn xấu hơn cậu bé nhiều.

D. Nói rằng cậu bé không cần phải xấu hổ vì ai mà chẳng có điểm yếu.

Câu 4. Câu trả lời cuối cùng của cậu bé cho ta hiểu điều gì?

A. Cậu thích những người có nếp nhăn.

B. Trong đôi mắt cậu, những nếp nhăn của bà rất đẹp và cậu rất yêu những nếp nhăn ấy giống như cậu vô cùng yêu bà của mình.

C. Cậu thấy những nếp nhăn rất đẹp.

D. Cậu yêu bà nên cậu cũng muốn trên gương mặt mình cũng có những nếp nhăn giống như bà.

Câu 5. Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên? (0.5 điểm)

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

B. Trông mặt mà bắt hình dong

C. Hãy luôn nhìn mọi người bằng cặp mắt yêu thương.

D. Hãy luôn biết giúp đỡ những người xung quanh mình.

Câu 6. Tìm câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan - yêu đời? (0.5 điểm)

A. Giấy rách phải giữ lấy lề

B. Đời ta gương vỡ lại lành

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa

C. Lời ngọt lọt đến sương

D. Hãy lo bền chí câu cua

Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

Câu 7. Kể tên ba địa điểm du lịch nổi tiếng ở trong nước? (1 điểm)

Câu 8. Đưa ra yêu cầu đề nghị lịch sự, tế nhị trong những trường hợp sau? (1 điểm)

a. Hỏi mượn bạn cùng lớp cuốn truyện.

b. Bạn ngồi cạnh nói chuyện riêng trong giờ chào cờ, em nhắc bạn giữ trật tự.

Câu 9. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:

a. Sau khu lớp học, sân tập luyện của đội bóng nhí của trường tôi được xây dựng khang trang.

b. Trong sân trường tôi, khu vực nào cũng thấy trẻ nô đùa vui vẻ.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Dòng sông mặc áo

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Đêm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên

Khuya rồi, sông mặc áo đen

Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai...

Nguyễn Trọng Tạo

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một con vật nuôi trong nhà.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ

Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này.

Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba.

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy :

- Thưa thầy, tại sao lại thế ạ ?

Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học : Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ !

(Linh Nga)

Câu 1. Đề kiểm tra đầu năm học của thầy giáo dạy toán có gì đặc biệt? (0.5 điểm)

A. Đề kiểm tra rất dài nhưng chỉ có 15 phút để làm bài.

B. Đề kiểm tra hoàn toàn không liên quan đến kiến thức môn toán học sinh được tự do viết những gì mình muốn viết.

C. Đề kiểm tra được chia thành ba mức độ với ba mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình.

D. Đề kiểm tra được chia thành bốn mức độ với bốn mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình.

Câu 2. Vì sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai?  (0.5 điểm)

A. Vì dạng đề thứ hai thuộc những kiến thức học sinh đã được ôn tập kĩ trước đó.

B. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm hơn.

C. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm để ăn chắc điểm.

D. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin vào khả năng của mình.

Câu 3. Điều bất ngờ gì đã xảy ra vào tiết trả bài một tuần sau? (0.5 điểm)

A. Cả lớp không ai được điểm tối đa cho mỗi dạng đề mà mình chọn.

B. Cả lớp đều được 10 điểm vì đó là sự động viên đầu năm mà thầy giáo dành cho các học sinh.

C. Thầy giáo cho học sinh tự mình đánh giá điểm số mà mình xứng đáng nhận được.

D. Ai chọn dạng đề nào thì được đúng điểm tối đa của đề đó.

Câu 4. Theo em, thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì? (0.5 điểm)

A. Thử thách sự tự tin của học sinh

B. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh.

C. Kiểm tra chất lượng học Toán của học sinh.

D. Kiểm tra tính cẩn thận và tỉ mỉ của học sinh khi làm bài

Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)

A. Khi kiểm tra nên chọn dạng đề được điểm cao nhất.

B. Nên chọn những đề vừa với sức của mình.

C. Cần cẩn trọng trong mỗi lựa chọn của mình.

D. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công.

Câu 6. Trạng ngữ trong câu sau đây bổ sung ý nghĩa về mặt nào?

“Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình.”

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện

B. Trạng ngữ chỉ mục đích

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ địa điểm

Câu 7. Cho câu kể “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến. (1 điểm)

Câu 8. Với các trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm sau, em hãy viết thành câu hoàn chỉnh: (1 điểm)

A. Phía bên bờ sông, ....

B. Ở cuối khu phố nhà em,...

C. Trong những khu chung cư gần nhà em,.....

Câu 9. Tìm hai câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan - yêu đời. (1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

THẮNG BIỂN

Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.

Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình, phim ảnh.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đi xe ngựa

          Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi.

Cầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm.

Theo Nguyễn Quang Sáng

1. Câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương.” Miêu tả đặc điểm của con ngựa nào? (0.5 điểm)

A. Con Ô

B. Con Cú

C. Cả con Ô và con Cú

D. Con của con Ô và con Cú

2. Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô? (0.5 điểm)

A. Vì nó chở được nhiều khách

B. Vì nước chạy kiệu của nó rất bền

C. Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá

D. Vì nó giống mới con ngựa đã mất khi trước của tác giả

3. Vì sao tác giả rất thích thú khi ngồi xe ngựa của anh Hoàng? (0.5 điểm)

A. Vì xe ngựa của anh Hoàng thường phát nhạc nghe rất vui tai.

B. Vì tác giả yêu thích hai con ngựa, mỗi lần về quê anh Hoàng thường cho đi nhờ không lấy tiền.

C. Ngồi xe ngựa, thỉnh thoảng anh Hoàng còn cho cầm dây cương, rất thú vị.

D. Cả B và C.

4. Câu “Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi.” Thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm)

A. Câu kể

B. Câu khiến

C. Câu hỏi

D. Câu cảm

5. Xác định chủ ngữ trong câu: “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều, thiệt dễ thương.”? (0.5 điểm)

A. Cái tiếng vó

B. Cái tiếng vó của nó

C. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường

D. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc

6. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? (0.5 điểm)

A. Nói về hai con ngựa kéo xe khách.

B. Nói về một chuyến đi

C. Nói về cái thú đi xe ngựa

D. Nói về cách thuần dưỡng ngựa.

7. Tìm các tính từ trong câu “Con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa.”  (1 điểm)

8. Thêm trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm cho mỗi câu sau: (1 điểm)

a. ...................................., miền Bắc hoa đào khoe sắc hồng, miền Nam hoa mai vàng rực rỡ.

b. ...................................., những chú chim đua nhau hót véo von.

c. ...................................., em luôn cố gắng học giỏi.

d. ...................................., Rùa đã thắng Thỏ.

9. Đặt một câu cảm cho mỗi tình huống sau: (1 điểm)

a. Bày tỏ sự ngạc nhiên của em khi được bạn tặng quà sinh nhật.

b. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ khi ông bà đến thăm em.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Hoa sầu đâu

Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một con vật nuôi ở vườn thú.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ

Người mẹ đang bận rộn nấu bữa tối trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:

Cắt cỏ trong vườn

5 đô la

Dọn dẹp phòng của con

1 đô la

Đi chợ cùng với mẹ

50 xu

Trông em giúp mẹ

25 xu

Đổ rác

1 đô la

Kết quả học tập tốt

5 đô la

Quét dọn sân

2 đô la

Mẹ nợ con tổng cộng

14,75 đô la

Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hi vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:

- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.

- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.

- Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.

- Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: Miễn phí.

- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.

- Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.

Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN. ”

Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng:

Câu 1. Theo lời cậu bé trong câu chuyện, mẹ đã nợ cậu tổng cộng là bao nhiêu đô la? (0.5 điểm)

A. 14,57 đô la

B. 14,75 đô la

C. 41,75 đô la

D. 41,57 đô la

Câu 2. Dòng nào nêu đúng và đầy đủ những việc tốt cậu bé trong câu chuyện đã làm được và ghi lại để tính công? (0.5 điểm)

A. Nấu cơm chiều, quét dọn sân, đi chợ cùng mẹ, quét nhà lau nhà.

B. Đổ rác, rửa bát, kết quả học tập tốt, trồng cây trong vườn.

C. Cắt cỏ trong vườn, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trông em, đổ rác, kết quả học tập tốt, quét dọn sân.

D. Kết quả học tập tốt, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, nấu cơm chiều, cắt cỏ trong vườn.

Câu 3. Em hãy nêu những việc mà người mẹ đã làm cho con được kể ra trong bài? (0.5 điểm)

Câu 4. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Những điều vô giá có nghĩa là gì? (0.5 điểm)

A. Những điều không có giá trị.

B. Những điều rất quý, có giá trị, có ý nghĩa to lớn, không gì sánh được.

C. Những điều chưa xác định được giá trị.

D. Những điều hết sức đơn giản

Câu 5. Theo em, câu chuyện trên có ý nghĩa gì? (1.0 điểm)

Câu 6. Tìm chủ ngữ trong câu sau: “Ngày mai, tôi và các đồng chí lại lên đường hành quân ra Bắc.” (0.5 điểm)

A. Ngày mai

B. Tôi

C. Tôi và các đồng chí

D. Lại lên đường hành quân ra Bắc

Câu 7. Trong những câu sau, câu nào có chứa trạng ngữ chỉ thời gian? (0.5 điểm)

A. Với đôi chân mạnh mẽ, tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào tôi muốn.

B. Trong vườn, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen.

C. Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ.

D. Ở nhà, em thường giúp mẹ quét nhà.

Câu 8. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp? (1 điểm)

A

B

1. Căn nhà trống vắng.

a. Câu kể “Ai làm gì?”

2. Ngày nhỏ, tôi là một búp non.

b. Câu kể “Ai thế gì?”

3. Bạn đừng giấu!

c. Câu kể “Ai là gì?”

4. Các thanh niên lên rừng làm rẫy.

d. Câu cầu khiến

Câu 9. Đặt câu cảm bày tỏ sự thán phục cho tình huống sau: Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ bạn Hùng làm được. (1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả con vật mà em bất chợt gặp trên đường

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

CÂY ÂM NHẠC

Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.

Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.

Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.

Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....

(Theo Băng Sơn)


Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? (0.5 điểm)

A. Mây trắng

B. Nắng hè

C. Cây sấu

D. Cây cầu

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? (0.5 điểm)

A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm

B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh

C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.

D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì.

Câu 3. Vì sao tác giả lại nói “Sang thu… chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”? (0.5 điểm)

A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm

B. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm.

C. Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá

D. Vì sang thu, có những chú chim mang bộ lông màu vàng sẫm tới đậu trên cây

Câu 4. Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu? (0.5 điểm)

A. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè.

B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.

C. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuôn nhạc.

D. Vì nhạc sĩ ve sầu là người bạn thân thiết của cây sấu âm nhạc.

Câu 5. Em hãy dựa vào nội dung bài học để hoàn thiện thiện phần ghép nối sau? (0.5 điểm)

1. Mỗi quả sấu

a. là những nhạc sĩ tài ba.

2. Những chú ve sầu

b. là một khoá son khổng lồ.

3. Tán lá tròn

c. là một nốt nhạc rung rinh trong gió.

Câu 6. Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là cây âm nhạc? (0.5 điểm)

A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay.

B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay.

C. Vì những chú ve sầu râm ran trên sâu sấu như đang tấu lên bản hoà ca bất tận.

D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.

Câu 7. Trạng ngữ trong câu “Nhà ảo thuật đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (0.5 điểm)

A. Nguyên nhân

B. Phương tiện

C. Nơi chốn

D. Mục đích

Câu 8. Những câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? (0.5 điểm)

 1. Ôi, bạn Nam đến kìa!

a. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.

2. Ồ, bạn Nam thông minh quá!

b. bộc lộ cảm xúc thán phục.

3. Trời, thật là kinh khủng!

c. bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.

Câu 9. Trong tình huống em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm đề chờ bố mẹ về em sẽ sử dụng câu khiến nào cho phù hợp? (1 điểm)

Câu 10. Điền các từ nhờ, hoặc tại vì vào chỗ trống? (1.0 điểm)

a. ….. học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b. …. bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c. …… mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

LÁ BÀNG

Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

Đoàn Giỏi

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

HỌC ĐÀN - HÃY HỌC IM LẶNG TRƯỚC

Bét-tô-ven (1770 - 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào... Bét-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn.

Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi :

- Con thấy âm thanh lan xa tới đâu ?

- Con không thấy ạ !

- Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan toả tới đâu.

Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như vang xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan toả xa hơn ô cửa sổ, nó hoà với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu :

- Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ : Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên.

Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ : đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới.

(Uyên Khuê) 

Câu 1. Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người nước nào? (0.5 điểm)

A. Pháp

B. Đức

C. Anh

D. 

Câu 2. Bét-tô-ven đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc như thế nào? (0.5 điểm)

☐ Học 12 tiếng với đủ các loại đàn.

☐ Suốt ngày đêm nghe nhạc của những nhạc sĩ nổi tiếng để tìm kiếm cảm hứng âm nhạc.

☐ Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng la-tinh và các kiến thức phổ thông khác.

☐ Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào.

☐ Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ.

☐ Đàn đến mức ngất xỉu.

Câu 3. Bài học đầu tiên mà thầy giáo dạy Bét-tô-ven là gì? (0.5 điểm)

A. Tính khiêm tốn

B. Tính tự tin

C. Tính tự lập

D. Tính kiên nhẫn.

Câu 4. Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên? (0.5 điểm)

A. Vì thầy giáo muốn cậu lắng nghe hơi thở của chính mình.

B. Vì thầy giáo muốn cậu rèn luyện tính cẩn thận.

C. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh.

D. Vì thầy giáo muốn học đàn thật cẩn thận nốt nhạc quan trọng nhất trong bản nhạc.

Câu 5. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên vào năm bao nhiêu tuổi? (0.5 điểm)

A. 7 tuổi

B. 8 tuổi

C. 9 tuổi

D. 10 tuổi

Câu 6. Nội dung của câu chuyện này là gì? (0.5 điểm)

A. Ca ngợi cậu bé Bét-tô-ven đã kiên trì khổ luyện, hi sinh cả tuổi thơ tập luyện đàn để thành tài.

B. Ca ngợi thầy trò Bét-tô-ven đã kiên trì luyện đàn

C. Ca ngợi người thầy giáo đã dạy cho cậu bé Bét-tô-ven biết lắng nghe âm thanh.

D. Ca ngợi tình thầy trò thân thiết của Bét-tô-ven và thầy dạy đàn của mình.

Câu 7. Đọc đoạn văn sau, xác định các câu kể Ai làm gì? Gạch chân dưới chủ ngữ trong những câu đã tìm được? (1 điểm)

Để mau chóng biến con mình thành thần đồng, cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc. Người thầy đầu tiên là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét-tô-ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông. Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ngay.

Câu 8. Đặt câu với các từ ngữ sau để có câu kể Ai làm gì? (1 điểm)

a) Cậu bé Bét-tô-ven

b) Thầy giáo của cậu

Câu 9. Tìm  trong câu chuyện trên những từ ngữ nói lên sự tài giỏi của cậu bé Bét-tô-ven? (1 điểm)?

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Thuyền chúng tôi xuôi dòng về hướng Năm Căn. Đây là xứ tiền rừng bạc biển. Càng đến gần, những đàn chim bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi hoa cả mắt. Chim đậu neo nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là.  Chim cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim gà đảy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Viết bài văn tả một loài hoa mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Quê ngoại

Nắng chiều ở quê ngoại

Óng ả vàng ngọn chanh

Lích chích trên cành khế

Tiếng chim trong lá xanh.


Những ngày ở quê ngoại

Tắm mát trên dòng sông

Rất nhiều hoa cỏ lạ

Thoang thoảng hương trên đồng.


Em đi trên bờ lúa

Lấp lánh những giọt sương

Một ngày thật êm ả

Hiền như cỏ ven đường.


Rồi mai về thành phố

Bao nhiêu là khói xe

Miên man em cứ nhớ

Quê ngoại với nắng hè.

(Theo Phạm Thanh Chương)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? (0.5 điểm)

A. Thể thơ tự do

B. Thể thơ bốn chữ

C. Thể thơ năm chữ

D. Thể thơ lục bát

Câu 2. Bạn nhỏ trong bài thơ về quê ngoại vào mùa nào? (0.5 điểm)

A. Mùa xuân

B. Mùa hè

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 3. Bài thơ nhắc đến những loài cây nào ở quê ngoại? (0.5 điểm)

☐ Cây chanh

☐Cây táo

☐Cây khế

☐Cây lúa

☐Cây gạo

Câu 4. Bài thơ còn nhắc đến những sự vật nào khác ở quê ngoại? (0.5 điểm)

☐Nắng chiều

☐Chim chóc

☐Đàn cá

☐Dòng sông

☐Hoa cỏ lạ

☐Cánh diều

☐Giọt sương

☐Cỏ ven đường

Câu 5. Bạn nhỏ cảm nhận vẻ đẹp của quê ngoại qua những giác quan nào? (0.5 điểm)

☐Thị giác

☐Xúc giác

☐Vị giác

☐Khứu giác

☐ Thính giác

Câu 6. Nội dung chính của bài thơ là gì? (0.5 điểm)

A. Vẻ đẹp của một bản làng người dân tộc trong những ngày hè nắng đẹp.

B. Vẻ đẹp của quê ngoại trong những ngày hè mà bạn nhỏ được về chơi.

C. Tình yêu của bạn nhỏ đối với thành phố nơi mình sinh ra và lớn lên

D. Kỉ niệm về một chuyến đi tham quan đáng nhớ với những người bạn của mình.

Câu 7. Tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ sau? (1 điểm)

Cửa sổ là mắt nhà thơ

Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài

Cửa sổ là bạn của người

Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.

Câu 8. Tìm các trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm trong các câu sau? (1 điểm)

a. Trong rừng, cây cối đã bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.

b. Trên đường, xe cộ đi lại tấp nập.

c. Dọc theo những con đường mới đắp, người ta nô nức đua nhau đi xem hội.

d. Trên cánh đồng, lúa đã ngả màu vàng

Câu 9. Xác định bộ phận chủ ngữ trong các câu sau? (1 điểm)

a. Nắng phố huyện vàng hoe.

b. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

c. Từng đoàn người và ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

d. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Cây cau

Cây cau thuộc họ cau. Thân cây tròn, nổi rõ từng đốt, mấu, có cây cao trên mười mét. Tàu lá cau giống như tàu dừa, nhưng ngắn và nhỏ hơn.

Hoa cau nở thành chùm, trắng ngần, thơm dịu, thoang thoảng. Quả cau kết thành buồng, mỗi buồng có đến vài chục đến vài trăm quả. Quả cau hình trứng, có đầu nhọn, núm cau năm cánh, ôm chạt lấy quả. Vỏ cau xanh, ruột trắng ngà, bọc kín hạt cau. Hạt cau tròn, đỏ thẫm, khi bổ ra nổi rõ hoa văn rất đẹp.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Viết bài văn tả một cây ăn quả.

--------------HẾT-------------

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 4


Đề thi, giáo án các lớp các môn học