Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Với Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng việt 3.

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 4

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Phượng không không phải là một đóa, không phải vài cành: phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Theo XUÂN DIỆU

Câu 1. Hoa phượng có màu gì?

A. màu vàng

B. màu đỏ

C. màu tím

Câu 2. Mùa xuân lá phượng như thế nào?

A. Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.

B. Lá bắt đầu dụng.

C. Ngon lành như lá me non.

Câu 3. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

A. Vì hoa phượng cho ta bóng mát.

B. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.

C. Vì phượng có hoa màu đỏ.

Câu 4. Nội dung của bài văn nói lên điều gì?

A. Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

B. Nói về tuổi học trò.

C. Tình cảm của tác giả với cậu học trò.

Câu 5. Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau đây là gì?

Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai – nơ khỏi bệnh . Ông ngạc nhiên hỏi bác sĩ:

- Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

A. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu

B. Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

C. Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật

Câu 6. Chủ ngữ trong câu sau “Hoa phượng là hoa học trò” là:

A. Hoa phượng

B. Là hoa học trò

C. Hoa

Câu 7. Câu “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì?

A. Ai là gì ?

B. Ai thế nào ?

C. Ai làm gì ?

Câu 8. Trong các từ sau từ cùng nghĩa với từ “Dũng cảm” là:

A. Gan dạ

B. Hiền lành

C. Chăm chỉ

Câu 9. Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hớp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một ...... rất.........  . Tuy không chiến đấu ở.......... , nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức..... . Anh đã hi sinh, nhưng.... sáng của anh vẫn  còn mãi mãi.

(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)

Câu 10: Em hãy đặt 1 câu trong đó có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Cây trám đen

Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.

Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả một loại cây mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Bông sen trong giếng ngọc

Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông  minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở  trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “ Bông sen giếng ngọc ’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.

Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước)   

Theo Lâm Ngũ Đường

Chọn  ý  đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 đ) Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? 

a. Là người có ngoại hình xấu xí.

b. Là người rất thông minh.

c.  Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh.

d. Là người dũng  cảm.

Câu 2. (0,5 đ)  Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

a. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo

b. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí

c.  Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí.

d. Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.

Câu 3. (0,5 đ) Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

a. Vì bài phú “ Bông sen giếng ngọc ” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen.

b. Vì bài phú “ Bông sen giếng ngọc ” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.

c.  Vì bông hoa sen rất đẹp

d. Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.

Câu 4. (0,5 đ) Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ”

a. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta.

b. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất.

c. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.

d. Vì ông được mọi người kính trọng.

Câu 5. (1 đ) Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.

Câu 6. (1 đ) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

Câu 7. (0,5 đ) Trong câu: Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa. Bộ phận nào là chủ ngữ? (0,5 điểm)

a. Hôm sau                     

b. chúng tôi                      

c. đi Sa Pa                        

d. Sa Pa

Câu 8. (0,5 đ) Trong  các câu sau câu nào có sử dụng  Trạng ngữ: 

a. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.

b. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi

c.  Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi.

d. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.

Câu 9. (1 đ) Em hãy nêu bốn động từ miêu tả hoạt động của con vật ( con mèo, con chó, con gà, con vịt,...)    

Câu 10. (1 đ) Đặt một câu có dùng Trạng ngữ.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, béo mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ kên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy tả lại một loại cây ăn quả mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

NGỤ NGÔN VỀ NGỌN NẾN

Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.

Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.

Bởi vì nó là ngọn nến.

(Theo nguồn Internet)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1; 2; 3, 4; 7; 8:

Câu 1: (0,5đ) Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng?

A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp

B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích

C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối.

d. Vì nó thay thế cho đèn điện.

Câu 2: Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa?

A. Vì đã có đèn điện thắp sáng.

B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được

C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi

D. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được

Câu 3: (0,5đ) Sau khi nến tắt, mọi người đã thắp sáng bằng gì?

A. Đèn điện

B. Đèn dầu

C. Đèn pin

D. Đèn đom đóm

Câu 4: (0,5đ) Ngọn nến có kết cục như thế nào?

A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa

B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật

C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ.

D. Nến không bị tàn và không bị thiệt thòi.

Câu 5: (1đ): Ngọn nến hiểu ra điều gì?

Câu 6: (1đ): Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 7: (0,5đ) “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” thuộc loại câu nào?

A. Câu kể

B. Câu hỏi

C. Câu cảm

D. Câu khiến 

Câu 8: (0,5đ Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “lạc quan”?

A. tin tưởng, phấn khởi, hi vọng

B. tin tưởng, chán đời, thất vọng

C. vui vẻ, lạc quan, chán trường

D. rầu rĩ, bi quan, chán chường

Câu 9: (1đ) Chuyển câu kể sau thành câu cảm:         

Cây nến sáng  lung linh.

Câu 10: (1đ):

a) Thêm trạng ngữ vào chỗ trống để hoàn thiện  câu sau:

.........................................................., nến đã được thắp lên.

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu hoàn chỉnh trong câu a.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Nghe - viết  bài “ Đường đi Sa Pa” .(Tiếng Việt lớp 4, tập II, trang 115)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé: (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. năm học sau

b. năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả một cây hoa mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Bài đọc: Đỉnh Fasipan Sa Pa

Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt. Đặc biệt nhất trong đó là đỉnh Fansipan với độ cao 3143m và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm cách trung tâm thị trấn Sapa chừng 5km.

Fansipan theo tiếng địa phương có nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”. Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc du khách sẽ phải băng qua những cánh rừng, vượt qua những con suối với thời gian tối thiểu để chinh phục là những bốn đến năm ngày (Tùy thể trạng sức khỏe và tốc độ).

Thế nhưng giờ đây việc chinh phục đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ hệ thống cáp treo nối tuyến thẳng chỉ mất 15 phút di chuyển nên đây càng được xem là điểm đến yêu thích nhất của năm 2017. Fansipan phù hợp cho những du khách đi du lịch một mình, du lịch cặp đôi, du lịch cùng gia đình,… theo hướng trải nghiệm và khám phá.

Theo “Văn hóa, phong tục Việt Nam”

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (0,5đ) Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào?

Câu 2: (1đ) Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác?

Câu 3: (0,5đ) Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào?

Câu 4: (0,5đ) Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?

a. Nóc nhà Đông Dương

b. Phiến đá khổng lồ chênh vênh

c. Những thửa ruộng bậc thang

d. Tất cả các ý trên

Câu 5: (1đ) Trước đây, để lên đỉnh Fansipan, du khách cần có những tố chất gì?

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau:

“Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch được khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích.”

a. Trong năm 2017, Sapa;

b. Một trong những điểm du lịch.

c. Sapa;

d. Khách du lịch trong nước và quốc tế

Câu 7: (1đ) Câu sau đây có mấy trạng ngữ:

“Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.”

a. Một trạng ngữ, đó là: 

b. Hai trạng ngữ, đó là: 

Câu 8: (0,5đ) Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:

“Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.”

Câu 9: (0,5đ) Những hoạt động nào được gọi là du lịch?

a. Đi chơi ở công viên, bể nước gần nhà

b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh

c. Đi làm việc xa nhà một thời gian

d. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn

Câu 10: (1đ) Cho câu kể: “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.

Câu hỏi:

Câu cảm: 

Câu khiến: 

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài viết: Con chuồn chuồn nước (Đoạn viết từ: Rồi đột nhiên ... đến hết.)

(Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 127)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề: Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Chính tôi có lỗi

Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin không cho vào và nghiêm nghị nói:

- Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!

- Nhưng kia là cửa nhà tôi! – Lê-nin sửng sốt giơ tay chỉ

- Tôi không biết. – Người gác cửa trả lời. – Tôi được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy ra vào.

Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học sinh quân báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học sinh quân:

- Cậu có biết cậu không cho ai vào không?

- Tôi không biết

- Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân Lê-nin đấy!

Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt lấp lánh những đốm lửa tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ôn tồn nói:

- Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Chính tôi có lỗi, còn đồng chí đã giải quyết đúng.

(Theo Bô-rít Pô-lê-vôi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Khi Lê-nin đi qua trạm gác để vào nhà, anh học sinh quân đã làm gì?

a- Cản đường không cho vào và yêu cầu cho xem giấy tờ

b- Lễ phép mời Lê-nin vào nhà mà không cần xem giấy tờ

c- Đọc giấy tờ của Lê-nin và vui vẻ mời lãnh tụ vào nhà

Câu 2. Vì sao anh học sinh quân không để Lê-nin đi qua trạm gác?

a- Vì Lê-nin không có giấy ra vào

b- Vì anh không nhớ rõ mặt Lê-nin

c- Vì anh không nắm được quy định

Câu 3. Khi không được qua trạm gác để về nhà, Lê-nin đã hành động như thế nào?

a- Đề nghị chỉ huy phê bình anh học sinh quân

b- Nói cho anh học sinh quân biết tên mình

c- Trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về nhà

Câu 4. Vì sao khi nghe anh học sinh quân xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại “lấp lánh những ánh lửa tươi vui”?

a- Vì thấy anh học sinh quân đã nhận ra khuyết điểm và đến nhận lỗi

b- Vì tháy anh học sinh quân đã chấp hành pháp lệnh rất nghiêm túc

c- Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành mệnh của vị chỉ huy

Câu 5. Câu chuyện muốn nói lên điều gì là chủ yếu?

a- Lê-nin là người hiền từ và nhân hậu

b- Lê-nin rất tôn trọng nội quy chung

c- Đi qua trạm gác phải có giấy ra vào

Câu 6. Dòng nào viết đúng các danh từ riêng trong bài?

a- Vla-đi mia I-lích Lê-Nin, Krem-li, Lê-Nin

b- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Krem-li, Lê-nin

c- Vla-đi-Mia I-Lích Lê-nin, Krem-Li, Lê-nin

Câu 7. Câu “Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin được cử làm nhiệm vụ trực gác.” Có mấy danh từ chung?

a- 2 danh từ chung (đó là:…………………………..)

b- 3 danh từ chung (đó là:…………………………..)

c- 4 danh từ chung (đó là:…………………………..)

Câu 8. (1) Trong câu “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác.”, bộ phận nào là chủ ngữ?

a- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin

b- người chỉ huy đội bảo vệ

c- người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li

(2) Bộ phận trạng ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi nào?

a- Bao giờ?

b- Ở đâu?

c- Vì sao?

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Chú mèo con

Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm, rồi cuộn tròn lăn lông lốc giữa san cho đến lúc chạm bịch vào một gốc cau. “Rì rào, rì rào, con mèo nào mới về thế?”. Cây cau lắc lư chòm lá tít trên cao hỏi xuống. “Rì rào, rì rào, chú bé leo lên đây nào!”. Mèo con ôm lấy thân cau, trèo nhanh thoăn thoắt. “Rì rào, rì rào, ừ chú trèo khá đấy!”. Mèo con ngứa vuốt cào cào thân cau sồn sột. “Ấy, ấy! Chú làm xước cả mình tôi rồi. Để vuốt sắc mà bắt chuột chứ”.

(Nguyễn Đình Thi)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy tả một con vật mà em yêu thích

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đất nước

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đối
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
 Trong tiếng nói cười thiết tha.

Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
 Những dòng sông đỏ nặng phù sa…

(theo Nguyễn Đình Thi)

Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ lục bát

B. Thơ tự do

C. Thơ năm chữ

Câu 2. Bài thơ trên có sử dụng bao nhiêu từ láy?

A. 2

B. 3

C. 4

Câu 3. Bài thơ muốn nói với em điều gì?

A. Lòng tự hào lịch sử nghìn năm oai hùng của dân tộc

B. Niềm vui sướng khi nắm quyền làm chủ đất nước cùng sự tự hào về vẻ đẹp giàu mạnh của dân tộc

C. Niềm hạnh phúc, vui sướng khi được đón chào mùa thu về

Câu 4. Cụm từ “của chúng ta” được lặp lại liên tiếp hai lần nhằm thể hiện điều gì?

A. Thể hiện niềm vui khi đón chào mùa thu

B. Thể hiện sự tự hào trước vẻ đẹp của đất nước

C. Thể hiện quyền làm chủ đất nước Việt Nam của người dân Việt Nam

Câu 5. Trả lời câu hỏi: Em hãy tìm hình ảnh nhân hóa có trong bài thơ trên. Và cho biết hình ảnh đó đã được nhân hóa bằng cách nào.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
 Tôi nhớ những ngày thu đã xa.

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
 Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một loại hoa mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Chiều ngoại ô

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là lúc gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót líu lo. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Ở ngoại ô, buổi chiều hè đáng yêu quá!

Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Nhìn cánh diều bay cao, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

Theo NGUYỄN THỤY KHA

Câu 1. Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô có đặc điểm là:

(Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất)

□ ngột ngạt và nóng bức.

□ mát mẻ và yên tĩnh.

□ nắng gắt và náo nhiêt.

□ vắng vẻ, không có nắng.

Câu 2. Trong đoan 2, tác giả nghe được những âm thanh là:

(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

□ Ruộng rau muống lên xanh mơn mởn.

□ Rặng tre xanh rì rào trong gió.

□ Đồng lúa chín mênh mông.

□ Con chim sơn ca hót líu lo.

Câu 3. Tác giả ngửi được mùi hương nào của buổi chiều hè ở ngoại ô.

Câu 4. Điều gì làm tác giả thú vị nhất trong buổi chiều hè ngoại ô?

Câu 5. Hãy ghi lại câu văn có trong bài mà em thích vào dưới đây. Giải thích vì sao em thích?

Câu 6. Hai câu cuối bài: “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Nhìn cánh diều bay cao, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.”

Các từ láy có trong câu là…………………………………………………

Câu 7. Cho câu: “Những đám mây trắng vui đùa xô đuổi nhau trên cao.”

(Đánh dấu X vào trước những ý đúng)

a. Đây là câu kể Ai làm gì?.                                              

b. Vị ngữ của câu là: vui đùa xô duổi nhau trên cao.          

c. Đây là câu kể Ai thế nào?                                    

d. Vị ngữ của câu là: xô đuổi nhau trên cao.            

Câu 8. Đặt một câu có bộ phận trạng ngữ với một tính từ có trong bài.

Câu 9. Nối câu ở cột A với đúng kiểu câu ở cột B.

A


B

Buổi chiều hè ngoại ô đáng yêu quá!.


Câu khiến.

Con chim sơn ca cất tiếng hót líu lo.


Câu cảm

Cánh diều ơi, hãy bay cao!


Câu kể

Câu 10. Em hãy đặt một câu cảm để bộc lộ cảm xúc của em trước cảnh vật hay con người mà em gặp.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Chú đi tuần

Chú đi qua cổng trường
Các cháu miền Nam yêu mến.
Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến
Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
Cửa đóng che kín gió, ấm áp dưới mền bông
 Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!

(theo Trần Ngọc)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Quanh ta có nhiều con vật xinh xắn, dễ thương và có ích cho con người. Em hãy tả một con vật mà em thích nhất.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

ĐƯỜNG ĐI SA PA

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bong chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Nguyễn Phan Hách

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước? (M1-0,5đ)

a) Vùng núi
b) Vùng đồng bằng
c) Vùng biển
 d) Thành phố

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (M1-0,5đ)

a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
c) Nắng phố huyện vàng hoe.
 d) Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà kì diệu của thiên nhiên" (M1-0,5đ)

a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.
b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.
 d) Vì Sa Pa ở thành phố.

Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (M1-0,5đ)

a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.
b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.
c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.
 d) Tác giả quê ở Sa Pa.

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh? (M4-1đ)

..........................................................................................................................................................

Câu 6: Câu: "Nắng phố huyện vàng hoe" là kiểu câu kể nào? (M1-0,5đ)

a) Câu kể Ai là gì?
b) Câu kể Ai làm gì?
c) Câu kể Ai thế nào?
 d) Tất cả các câu kể trên.

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào? (M2-1,5đ)

.....................................................................................................................................................

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch? (M1-0,5đ)

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.
b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
c) Đi làm việc xa nhà.
 d) Đi học

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ, chủ ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh. (M2-1đ)

a) Buổi chiều, xe..........................................

b)................................................................. vàng hoe.

Câu 10: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày. (M1-0,5đ)

a) Mùa thu, mùa thu

b) Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.

c) Mùa xuân, mùa hè.

d) Mùa hè, mùa thu.


B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài viết: (10 đ) Nói với em - trang 166

II. Tập làm văn: (6 điểm)

 Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.  

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN

 Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I-rơ-pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội… Những con chim kơ-púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông vàng xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch-ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa-tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn. Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn rã vang cả mặt nước. 

       Thiên Lương

Em đọc thầm bài “CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN”  rồi trả lời các câu hỏi sau :

(Đánh dấu ´ vào c trước ý trả lời đúng nhất) 

Câu 1. Cảnh đẹp của hồ I-rơ-pao được tác giả miêu tả ra sao?

a. Mặt nước chao mình rung động.

b.Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ làm cho mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông.

c. Họ nhà chim đủ loại, đủ màu sắc đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn rã.

d. Tất cả các ý trên. 

Câu 2. Chim đại bàng có những đặc điểm gì nổi bật?

a. Chân vàng mỏ đỏ              

b. Khi chao lượn, bóng che rợp mặt đất

c. Khi vỗ cánh, phát ra những tiếng vi vu vi vút.                          

d. Tất cả các ý trên.

Câu 3. Chim kơ-púc có những đặc điểm nào?

a. Mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt.

b. Tiếng hót lanh lảnh nghe như tiếng sáo.

c. Cả hai ý a và b đều đúng.

d. Các ý trên đều sai.

Câu 4. Chim piêu có màu sắc, hình dáng ra sao?

a. Bộ lông màu xanh lục.

b. Đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cây.

c. Mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng

d. Cả hai ý a và b đều đúng

Câu 5. Qua bài này, em thấy chim rừng Tây Nguyên như thế nào?

a. Phong phú đa dạng.

b. Có nhiều loại chim đẹp.

c. Cả hai ý a và b đều đúng.

d. Cả hai ý a và b đều sai.

Câu 6. Gạch dưới chủ ngữ trong câu sau:

“Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất”

Câu 7. Hãy thêm vị ngữ để hoàn chỉnh câu sau:

Dãy núi Trường Sơn………………………………………………………

Câu 8. Em hãy đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.

…………………………………………………………………………….

Câu 9. Chuyển câu kể : “Bạn Nam làm bài cẩn thận.” thành

- Câu cảm:……………………………………………………………………..

- Câu khiến: ……………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài: Ăng-co Vát (Viết đầu bài và đoạn “Toàn bộ … ngóc ngách”) Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 123.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả một một con vật mà em có dịp quan sát.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

GV cho HS đọc thầm bài “Cười là liều thuốc bổ” (TV4 – Tập 2 – Trang 153), sau đó khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây :

Câu 1. Vì sao nói cười là liều thuốc bổ ? (1 điểm)

a. Vì khi tốc độ thở của con người tăng lên, các cơ mặt thư giản, nào tiết ra chất làm cho con người có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn 

b. Vì khi cười cơ thể tiết ra một chất làm hẹp mạch máu

c. Vì khi cười con người cảm thấy vui vẻ dễ chịu

Câu 2. ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ? (0.5 điểm)

a. Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, kiệm tiền cho nhà nước. 

b. Để không khí xung quanh được vui vẻ.

c. Để bệnh nhân được vui vẻ mau hết bệnh.

Câu 3. Em rút ra được điều gì qua bài này ? (1 điểm)

a. phải cười thật nhiều

b. Cần biết sống một cách vui vẻ

c. Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện 

Câu 4. Trong bài văn trên có những loại câu nào em đã học ? (0.5 điểm)

a. Câu kể và câu cảm

b. Chỉ có câu kể

c. Có cả câu kể, câu hỏi, câu cảm

Câu 5. Câu “Tiếng cười là liều thuốc bổ ” thuộc loại câu gì ? (1 điểm)

a. Câu kể

b. Câu hỏi

c. Câu khiến

Câu 6. Trong câu “Con người là động vật duy nhất biết cười ”, bộ phận nào là chủ ngữ ? Hãy ghi lại chủ ngữ trong câu đó.(1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài Viết: Nói với em (Sách tiếng việt 4 – tập 2 trang 166)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật nuôi trong nhà.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Giáo viên cho học sinh gắp phiếu nhận bài đọc từ tuần 29 đến tuần 34 SGK Tiếng Việt 4 - Tập 2, trả lời câu hỏi theo quy định.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

VỜI VỢI BA VÌ

    Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, tường giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như một nhà ảo thuật có phép lạ tạo ra một chân trời rực rỡ.

     Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua ... nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo với những đảo Hồ, đảo Sếu ... xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn ... Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới ngày hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao, hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.

Theo VÕ VĂN TRỰC

Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh đẹp Ba Vì vào mùa nào

a) Mùa xuân 

b) Mùa hè        

Câu 2. Dòng nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì?

a) Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.

b) Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, rừng trẻ trung.

c) Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.

Câu 3. Vị ngữ trong câu “Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.” là những từ nào?

a) khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài

b) mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài

c) như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài

Câu 4. Chủ ngữ trong câu “ Từ Tam Đảo nhìn về phía Tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày” là những từ ngữ nào?

a) Từ Tam Đảo nhìn về phía tây 

b) vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng

c) vẻ đẹp của Ba Vì 

Câu 5. Trong đoạn văn thứ nhất (“Từ Tam Đảo ...đến chân trời rực rỡ.”) tác giả sử dụng mấy hình ảnh so sánh để miêu tả Ba Vì?6

a) Một hình ảnh (là: ....................)

b) Hai hình ảnh (là:............................................................)

c) Ba hình ảnh (là:.............................................................) 

Câu 6. Trong câu “ Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như một vị thần bất tử ngự trên sóng”

+) Trạng ngữ là:.....................................................................

+) Trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa:

a) Chỉ thời gian

b) Chỉ mục đích

a) Chỉ nguyên nhân 

Câu 7. Bài văn trên có mấy kiểu câu em đã học?

a) Một kiểu câu (là: ....................)

b) Hai kiểu câu (là:............................................................)

c) Ba kiểu câu (là:...........................................................

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Nghe - viết bài: “Con chim chiền chiện” 4 khổ thơ cuối)TV4, tập II, trang 148.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả một con vật mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc “ĂN “MẦM ĐÁ””, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Bài “Ăn “mầm đá””thuộc loại truyện nào?

a. Truyện dân gian Việt Nam.                       

b. Truyện cổ tích Việt Nam.

c. Truyện cổ dân tộc Tày.

Câu 2. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?

a. Vì chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, lại nghe thấy “mầm đá” là món ăn lạ nên muốn thử.

b. Vì mầm đá là món ăn lạ cá tác dụng chữa bệnh.

c. Vì mầm đá là món ăn bổ dưỡng.

Câu 3. Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn mầm đá cho chúa như thế nào?

a. Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa.

b. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Vì sao chúa không được ăn “mầm đá”?

a. Vì không hề có món này.                            

b. Vì món này chưa chín.

c. Vì món ăn bị hỏng.

Câu 5. Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?

a. Vì tương là món ăn lạ               

b. Vì tương của Trạng Quỳnh rất ngon

c. Vì chúa đói quá

Câu 6. Dòng nào dưới đây nhận xét về nhân vật Trạng Quỳnh

a. Là người rất thông minh bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa châm biếm thói xấu của chúa.

b. Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa kín đáo khuyên chúa.

c. Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa giải thích cho chúa biết mắm “Đại phong” là mắm gì.

Câu 7. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Có lần trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc.

a. Vì sao?                                                      

b. Khi nào?

c. Ở đâu?                                                       

d. Với cái gì?

Câu 8. Trong câu thơ “Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa” tác giả đã nhân hóa dòng sông bằng cách nào?

a. Tả dòng sông bằng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người.

b. Nói với dòng sông như nói với người.

c. Gọi dòng sông bằng một từ vốn để gọi người.

Câu 9. Câu cảm sau đây dùng để làm gì?

                Chà, con vẹt có bộ lông mới đẹp làm sao!

a. Dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng.              

b. Dùng để bộc lộ cảm xúc thán phục.

c. Dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.

Câu 10. Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì bằng cách nối?

a Ôi, bạn Hải đến kìa!

1.  Cảm xúc ngạc nhiên.

b Ôi, bạn Hải thông minh quá!

2.  Cảm xúc đau xót.

c Trời, thật là kinh khủng!   

3.  Cảm xúc vui mừng.

d Cậu làm tớ bất ngò quá!        

4.  Cảm xúc thán phục.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Vương quốc vắng nụ cười (sách Tiếng việt 4 tập 2 trang 132) từ: đầu ....đến trên những mái nhà

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một con vật nuôi của nhà em hoặc của người hàng xóm mà em thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

(GV cho HS đọc các bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34 và trả lời một số câu hỏi về nội dung bài đọc.)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

GV cho HS đọc bài tập đọc “ĐƯỜNG ĐI SA PA” SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập II  trang 102 và trả lời các câu hỏi .

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: SaPa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước

a) Vùng núi

b) Vùng đồng bằng

c) Vùng biển

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế  ấy?

a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

c) Nắng phố huyện vàng hoe.

d) Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi SaPa là “món quà kì diệu của thiên nhiên”

a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.

Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?

a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi  Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.

b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.

c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.

Câu 5: Câu : “Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a) So sánh.

b) Nhân hóa.

c) So sánh và nhân hóa.

Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào?

a) Câu kể Ai là gì?

b) Câu kể Ai làm gì ?

c) Câu kể Ai thế nào ?

Câu 7: Trong bài văn có bao nhiêu danh từ chung?

a) Ba.

b) Hai.

c) Bốn.

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là  du lịch?

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.

b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

c) Đi làm việc xa nhà.

Câu 9: Bộ phân in đậm trong câu : Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Có chức năng gì trong câu?

a) Chủ ngữ

b) Vị ngữ

c) Trạng ngữ

Câu 10: Trong câu : Nắng phố huyện vàng hoe. Bộ phận chủ ngữ là:

a) Nắng

b) Nắng phố huyện

c) Nắng phố huyện vàng

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

GV đọc cho HS viết bài :  “Trăng lên” SGK Tiếng Việt4 - tập II - trang 168

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

1. Đường đi Sa Pa (từ Xe chúng tôi đến lướt thướt liễu rủ)

Trả lời câu hỏi: Đường đi Sa Pa được tả trong đoạn văn có gì đẹp?

Hoặc

2. Ăng-co Vát (từ Toàn bộ khu đền đến các ngách)

Trả lời câu hỏi: Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Chính tôi có lỗi

Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin không cho vào và nghiêm nghị nói:

- Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!

- Nhưng kia là cửa nhà tôi! – Lê-nin sửng sốt giơ tay chỉ

- Tôi không biết. – Người gác cửa trả lời. – Tôi được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy ra vào.

Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học sinh quân báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học sinh quân:

- Cậu có biết cậu không cho ai vào không?

- Tôi không biết

- Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân Lê-nin đấy!

Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt lấp lánh những đốm lửa tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ôn tồn nói:

- Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Chính tôi có lỗi, còn đồng chí đã giải quyết đúng.

(Theo Bô-rít Pô-lê-vôi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Khi Lê-nin đi qua trạm gác để vào nhà, anh học sinh quân đã làm gì?

a- Cản đường không cho vào và yêu cầu cho xem giấy tờ

b- Lễ phép mời Lê-nin vào nhà mà không cần xem giấy tờ

c- Đọc giấy tờ của Lê-nin và vui vẻ mời lãnh tụ vào nhà

2. Vì sao anh học sinh quân không để Lê-nin đi qua trạm gác?

a- Vì Lê-nin không có giấy ra vào

b- Vì anh không nhớ rõ mặt Lê-nin

c- Vì anh không nắm được quy định

3. Khi không được qua trạm gác để về nhà, Lê-nin đã hành động như thế nào?

a- Đề nghị chỉ huy phê bình anh học sinh quân

b- Nói cho anh học sinh quân biết tên mình

c- Trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về nhà

4. Vì sao khi nghe anh học sinh quân xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại “lấp lánh những ánh lửa tươi vui”?

a- Vì thấy anh học sinh quân đã nhận ra khuyết điểm và đến nhận lỗi

b- Vì tháy anh học sinh quân đã chấp hành pháp lệnh rất nghiêm túc

c- Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành mệnh của vị chỉ huy

5. Câu chuyện muốn nói lên điều gì là chủ yếu?

a- Lê-nin là người hiền từ và nhân hậu

b- Lê-nin rất tôn trọng nội quy chung

c- Đi qua trạm gác phải có giấy ra vào

6. Dòng nào viết đúng các danh từ riêng trong bài?

a- Vla-đi mia I-lích Lê-Nin, Krem-li, Lê-Nin

b- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Krem-li, Lê-nin

c- Vla-đi-Mia I-Lích Lê-nin, Krem-Li, Lê-nin

7. Câu “Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin được cử làm nhiệm vụ trực gác.” Có mấy danh từ chung?

a- 2 danh từ chung (đó là:…………………………..)

b- 3 danh từ chung (đó là:…………………………..)

c- 4 danh từ chung (đó là:…………………………..)

8. (1) Trong câu “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác.”, bộ phận nào là chủ ngữ?

a- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin

b- người chỉ huy đội bảo vệ

c- người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li

(2) Bộ phận trạng ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi nào?

a- Bao giờ?

b- Ở đâu?

c- Vì sao?

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Chú mèo con

Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm, rồi cuộn tròn lăn lông lốc giữa san cho đến lúc chạm bịch vào một gốc cau. “Rì rào, rì rào, con mèo nào mới về thế?”. Cây cau lắc lư chòm lá tít trên cao hỏi xuống. “Rì rào, rì rào, chú bé leo lên đây nào!”. Mèo con ôm lấy thân cau, trèo nhanh thoăn thoắt. “Rì rào, rì rào, ừ chú trèo khá đấy!”. Mèo con ngứa vuốt cào cào thân cau sồn sột. “Ấy, ấy! Chú làm xước cả mình tôi rồi. Để vuốt sắc mà bắt chuột chứ”.

(Nguyễn Đình Thi)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy tả một con vật mà em yêu thích

--------------HẾT-------------

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 4


Đề thi, giáo án các lớp các môn học