(Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản nằm trong bộ Chuyên đề ôn thi Toán vào lớp 10 năm 2025 đầy đủ lý thuyết và bài tập đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Toán.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ 12 Chuyên đề ôn thi Toán vào lớp 10 năm 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Cho hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn: (Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

Nếu hai phương trình trên có nghiệm chung x0;y0 thì x0;y0 được gọi là một nghiệm của hệ (I).

Nếu hai phương trình trên không có nghiệm chung thì ta nói hệ (I) vô nghiệm.

Giải hệ phương trình là tìm tập hợp nghiệm của nó.

Tập hợp nghiệm của hệ phương trình (I) được biểu diễn bởi tập hợp các điểm chung của hai đường thẳng d1:a1x+b1y=c1d2:a2x+b2y=c2.

Nếu d1cắt d2thì hệ (I) có một nghiệm duy nhất.

Nếu d2 // d2 thì hệ (I) vô nghiệm.

Nếu d1trùng d2thì hệ (I) có vô số nghiệm.

(Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

2. Hệ phương trình tương đương

Hai hệ phương trình được gọi là tương đương với nhau nếu chúng có cùng tập hợp nghiệm. Phép biến đổi tương đương các phương trình của hệ phương trình thu được một hệ phương trình tương đương.

Các phép biến đổi tương đương phương trình:

Cộng hoặc trừ hai vế của phương trình với một biểu thức.

Nhân hoặc chia hai vế của phương trình với một biểu thức khác 0 .

Lũy thừa bậc lẻ hai vế của phương trình.

Lũy thừa bậc chẵn hai vế của phương trình nếu hai vế cùng dấu.

3. Phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Bản chất của giải hệ phương trình là biến đổi mỗi phương trình trong hệ, trong đó một trong hai phương trình của hệ chỉ còn một ẩn và thực hiện giải các phương trình đó.

a. Phương pháp cộng đại số

Phương pháp giải: Để giải phương trình bằng Phương pháp cộng đại số, ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. (Làm cho hai hệ số của ẩn nào đó bằng nhau hoặc đối nhau) Nhân hai vế của mỗi phương trình với một số thích hợp (nếu cần) sao cho các hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ là bằng nhau hoặc đối nhau.

Bước 2. (Đưa về phương trình một ẩn) Cộng hay trừ từng vế hai phương trình nhận được ở Bước 1 để nhận được một phương trình mà hệ số của một trong hai ẩn bằng 0, tức là nhận được phương trình một ẩn. Giải phương trình một ẩn đó.

Bước 3. (Tìm ẩn còn lại và kết luận) Thay giá trị vừa tìm được ở Bước 2 vào một trong hai phương trình của hệ đã cho để tìm giá trị của ẩn còn lại. Từ đó, ta tìm được nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Ví dụ 1: Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng đại số:

(Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

Hướng dẫn giải

Nhân hai vế của phương trình 2 với -2 , ta được hệ:

(Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

Trừ từng vế phương trình 3 và 4 ta được: 7y = 7 , tức là y=1.

Thế y = 1  vào phương trình 3 ta có: 2x+1=5

                                                             2x=4

                                                             x=2

Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất 2 ; 1.

b. Phương pháp thế

Phương pháp giải: Để giải phương trình bằng Phương pháp thế, ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. (Thế) Từ một phương trình của hệ đã chota biểu diễn một ẩn theo ẩn kia, rồi thế vào phương trình còn lại để được phương trình một ẩn.

Bước 2. (Giải phương trình một ẩn) Giải phương trình (một ẩn) nhận được ở Bước 1 để tìm giá trị của ẩn đó.

Bước 3. (Tìm ẩn còn lại và kết luận) Thay giá trị vừa tìm được của ẩn đó vào Bước 2 vào biểu thức biểu diễn một ẩn kia ở Bước 1 để tìm giá trị còn lại. Từ đó suy ra nghiệm của hệ đã cho.

Ví dụ 2.Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế:

(Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

Hướng dẫn giải

Từ phương trình 1 ta có y=2x+53

Thay 3 vào phương trình 2, ta được: x+35+2x=14

Giải phương trình 4x+35+2x=1

                                    x+6x+15=1

                                    7x=14

                                    x=2

Thay x=2 vào phương trình 3 ta có: y=22+5=1.

Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất 2 ; 1.

II. CÁC DẠNG BÀI VÀ VÍ DỤ MINH HỌA

Dạng 1. Các hệ số a1, a2, b1, b2, c1, c2 là các số nguyên

(Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

Ví dụ 1. Giải hệ phương trình (Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

Hướng dẫn giải

(Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

Dạng 2. Các hệ số a1, a2, b1, b2, c1, c2 là các số hữu tỉ, vô tỉ

Phương pháp giải: Đối với hệ phương trình có các hệ số là các số hữu tỉ, vô tỉ; ta có thể làm trực tiếp bằng Phương pháp thế hoặc Phương pháp cộng đại số. Tuy nhiên, khi xuất hiện phân số làm quá trình thực hiện khó khăn hơn. Vì vậy, ta nên biến đổi để đưa về trình tương đương với hệ số nguyên để quá trình thực hiện dễ dàng hơn.

Ví dụ 2. Giải hệ phương trình (Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

Hướng dẫn giải

Nhân hai vế của phương trình 1 với 2, phương trình 2 với 14,ta được hệ phương trình:

(Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

Đến đây ta giải tương tự như ví dụ ở Dạng 1 và được nghiệm của hệ là

x ; y=4 ; 1.

Ta có thể kiểm tra nghiệm của hệ phương trình bằng máy tính Casio

(Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1. Giải hệ phương trình:

a) (Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

b) (Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

Bài 2. Giải hệ phương trình:

a) (Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

b) (Ôn thi Toán vào 10) Giải hệ phương trình bậc nhất cơ bản

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán năm 2025 có đáp án hay khác:

Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học