Top 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 8.
Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 8 Xem thử Đề CK1 Sử-Địa 8 Xem thử Đề GK2 Sử-Địa 8 Xem thử Đề CK2 Sử-Địa 8
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 2 Kết nối tri thức
Xem thêm Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 8 cả ba sách:
Top 10 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 8 Giữa kì 1 năm 2024 (cả ba sách)
Top 10 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 8 Học kì 1 năm 2024 (cả ba sách)
Top 10 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 8 Giữa kì 2 năm 2024 (cả ba sách)
Top 10 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 8 Học kì 2 năm 2024 (cả ba sách)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Cuộc Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688) diễn ra dưới hình thức nào?
A. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. Đấu tranh thống nhất đất nước.
C. Cải cách, duy tân đất nước.
D. Nội chiến cách mạng.
Câu 2. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?
A. Chính phủ Anh ra lệnh đóng cửa cảng Bô-xtơn sau sự kiện “chè Bô-xtơn”.
B. Chính phủ Anh cho phép công ty Đông Ấn độc quyền buôn bán chè ở Bắc Mỹ.
C. Thực dân Anh tấn công Bắc Mĩ khi các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi Anh.
D. Chính sách cai trị của Anh xâm phạm đến quyền tự do và sự phát triển của Bắc Mỹ.
Câu 3. Ở Pháp, vào cuối thế kỉ XVIII, những đẳng cấp nào không phải đóng thuế?
A. Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
B. Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.
C. Đẳng cấp thứ ba và Tăng lữ.
D. Giai cấp tư sản và nông dân.
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đã châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).
C. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).
D. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).
Câu 5. Động cơ hơi nước là phát minh của ai?
A. Giêm Ha-gri-vơ.
B. Ét-mơn các-rai.
C. Hen-ri Cót.
D. Giêm Oát.
Câu 6. Về mặt xã hội, tác động quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là
A. tư sản và địa chủ.
B. địa chủ và nông dân.
C. công nhân và nông dân.
D. tư sản và vô sản.
Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?
A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.
D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.
Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì
A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.
B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.
C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.
D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.
Câu 9. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử ai vào kinh lí vùng đất phía Nam?
A. Lương Văn Chánh.
B. Đào Duy Từ.
C. Nguyễn Hữu Cảnh.
D. Mạc Cửu.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?
A. Khai thác các sản vật quý ở Biển Đông.
B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.
C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769) diễn ra chủ yếu tại khu vực nào của Đàng Ngoài?
A. Đông Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng Bắc Bộ.
D. Tây Bắc.
Câu 12. Vào giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài phát triển rộng khắp, kéo dài hàng chục năm đã
A. lật đổ sự tồn tại của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.
B. buộc chính quyền phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ.
C. lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, hoàn thành thống nhất đất nước.
D. buộc chính quyền chúa Nguyễn phái thực hiện chính sách nhượng bộ.
II. Tự luận (2,0 điểm)
a) Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn
b) Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.
B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Vịnh biển đầu tiên nào của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
A. Vịnh Hạ Long
B. Vịnh Nha Trang
C. Vịnh Vân Phong
D. Vịnh Cam Ranh
Câu 2. Nước ta nằm ở vị trí nào sau đây?
A. Bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới.
B. Phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.
C. Rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
D. Rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.
Câu 3. Đường bờ biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào?
A. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
B. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Ngọc Hiển (Cà Mau).
C. Cát Bà (Hải Phòng) đến Ngọc Hiển (Cà Mau).
D. Cát Bà (Hải Phòng) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Câu 4. Tổng diện tích đất liền nước ta là bao nhiêu?
A. 1 triệu km2.
B. 3260 km2.
C. 331.344 km2.
D. 4600 km2.
Câu 5. Hiệu ứng phơn thường xảy ra ở khu vực địa hình đồi núi nào dưới đây?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc.
Câu 6. Ranh giới tự nhiên nào có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía Nam?
A. Dãy Hoàng Liên Sơn.
B. Dãy Trường Sơn.
C. Dãy Bạch Mã.
D. Dãy Tam Điệp.
Câu 7. Ở nước ta, phần đất liền địa hình đồi núi chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ?
A. 2/3.
B. 3/4.
C. 1/2.
D. 1/4.
Câu 8. Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào?
A. Vùng biển Bắc Bộ và vùng biển Trung Bộ.
B. Vùng biển Bắc Bộ và vùng biển Nam Bộ.
C. Vùng biển Nam Bộ và vùng biển Trung Bộ.
D. Vùng biển Trung Bộ và vùng biển Nam Bộ.
Câu 9. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích là:
A. 25 000 km2.
B. 12 000 km2.
C. 40 000 km2.
D. 15 000 km2.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam?
A. Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng.
B. Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng lớn, thuận lợi cho quá trình khai thác và quản lí tài nguyên khoáng sản.
C. Khoáng sản phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
D. Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ, không thuận lợi cho quá trình khai thác và quản lí tài nguyên khoáng sản.
Câu 11. Khoáng sản nước ta phân bố tập trung ở những khu vực nào?
A. Miền Bắc, miền Trung và Miền Nam.
B. Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
C. Miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12. A-pa-tit phân bố chủ yếu ở tỉnh nào nước ta?
A. Hà Giang.
B. Cao Bằng.
C. Quảng Ninh.
D. Lào Cai.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm
A. lật đổ ách cai trị của quân Thanh.
B. chống lại chính quyền chúa Nguyễn.
C. lật đổ ách cai trị của quân Minh.
D. chống lại chính quyền Lê - Trịnh.
Câu 2. Tháng 1/1785, quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
B. Đánh tan gần 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Câu 3. Nhà Thanh dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1788?
A. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.
B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Mãn Thanh.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.
D. Chính quyền Lê - Trịnh lấn chiếm lãnh thổ của nhà Thanh.
Câu 4. Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?
A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.
B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
C. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.
D. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.
Câu 5. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.
B. Thờ các vị thần: Brama, Shiva, Visnu.
C. Tôn sùng quyền năng của Đức Chúa Trời.
D. Tôn sùng Đức Phật và các vị Bồ tát.
Câu 6. So với chữ Hán và chữ Nôm, loại chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt có ưu điểm gì?
A. Tiện lợi, khoa học, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng.
B. Có hàng nghìn kí tự, thuận lợi cho việc diễn đạt.
C. Dễ ghi nhớ vì sử dụng hình vẽ để biểu thị ngôn từ.
D. Dễ sử dụng vì có nhiều kí tự, hình vẽ để biểu đạt.
Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 8. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là
A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc trong 30 năm cuối thế kỉ XIX?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.
D. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu để phát triển đất nước.
Câu 10. Về đối ngoại, từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ đều
A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
B. tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
C. cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.
D. tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.
Câu 11. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do ai soạn thảo?
A. V.I. Lê-nin.
B. Xanh-xi-mông.
C. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
D. C. Mác và V.I. Lê-nin.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Công xã Pa-ri?
A. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. Cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động.
C. Do liên minh giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
D. Chính sách của công xã hướng tới quyền lợi của nhân dân.
II. Tự luận (2,0 điểm)
a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
b) Đánh giá vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Vào thời kì đầu mùa đông, khí hậu Tây Nguyên và Nam Bộ có đặc điểm gì?
A. lạnh, khô.
B. lạnh, ẩm.
C. nóng ẩm, mưa nhiều.
D. khô, nóng.
Câu 2. Vào thời kì đầu mùa hạ, khí hậu phía đông dãy Trường Sơn và phía Nam Tây Bắc chịu ảnh hưởng của loại gió nào?
A. Gió mùa đông bắc.
B. Gió mùa tây nam.
C. Gió Tây khô nóng.
D. Gió Tây ôn đới.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng khí hậu của miền khí hậu phía Bắc?
A. Nhiệt độ không khí trung bình trên 25℃ và không có tháng nào dưới 20℃.
B. Nhiệt độ không khí trung bình trên 20℃.
C. Nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt.
D. Phạm vi từ dãy Bạch Mã trở ra phía Bắc.
Câu 4. Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.
B. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.
C. Có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.
Câu 5. Gió mùa đông ở nước ta diễn ra vào khoảng thời gian nào trong năm?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10.
B. Từ tháng 12 đến tháng 5.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4.
D. Từ tháng 10 đến tháng 3.
Câu 6. Gió mùa hạ ở nước ta diễn ra vào khoảng thời gian nào trong năm?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10.
B. Từ tháng 12 đến tháng 5.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4.
D. Từ tháng 10 đến tháng 3.
Câu 7. Nước ta có bao nhiêu con sông có chiều dài trên 10km?
A. 3260.
B. 4600.
C. 2360.
D. 2630.
Câu 8. Mùa lũ nước ta chiếm bao nhiêu % lượng nước cả năm?
A. 70-80%.
B. 20-30%.
C. 40-50%.
D. 80-90%.
Câu 9. Hai phụ lưu chính của sông Hồng là:
A. Sông Cả và sông Lô.
B. Sông Mã và sông Lô.
C. Sông Cả và sông Mã.
D. Sông Lô và sông Đà.
Câu 10. Khí hậu đã ảnh hưởng tích cực như thế nào đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
A. Hình thành và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, tham quan,…
B. Nhiều thiên tai như bão, lũ, hạn hán,… gây cản trở việc sản xuất và phát triển nông nghiệp.
C. Tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
D. Phát triển du lịch biển phát triển quanh năm.
Câu 11. Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã ảnh hưởng gây ra những khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
A. Hình thành và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, tham quan,…
B. Nhiều thiên tai như bão, lũ, hạn hán,… gây cản trở việc sản xuất và phát triển nông nghiệp.
C. Tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
D. Phát triển du lịch biển phát triển quanh năm.
Câu 12. Khí hậu đã ảnh hưởng tích cực như thế nào đến phát triển các hoạt động du lịch ở nước ta?
A. Hình thành và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, tham quan và phát triển du lịch biển quanh năm.
B. Nhiều thiên tai như bão, lũ, hạn hán,… gây cản trở việc sản xuất và phát triển nông nghiệp.
C. Tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
D. Thuận lợi cho việc tăng canh, xen canh, tăng vụ và tăng năng suất.
II. Tự luận (2,0 điểm): Sự phân hóa khí hậu nước ta có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển du lịch?
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến thành tựu khoa học nào?
A. Thuyết vạn vật hấp dẫn.
B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
C. Thuyết tiến hóa.
D. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu 2. Sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX không mang lại tác động nào dưới đây?
A. Hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản.
B. Phản ánh mặt trái của chủ nghĩa tư bản, bênh vực người nghèo.
C. Ca ngợi chủ nghĩa tư bản, bảo vệ quyền lợi của những người giàu có.
D. Tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh chống áp bức của người lao động.
Câu 3. Cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với thực dân Anh trong những năm 1840 - 1842 còn được gọi là
A. “Chiến tranh thuốc phiện”.
B. “Chiến tranh chớp nhoáng”.
C. “Chiến tranh lạnh”.
D. “Cách mạng nhung”.
Câu 4. Một trong những kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là
A. Thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
B. Lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.
C. Giải phóng Trung Quốc khỏi ách thống trị của các nước đế quốc.
D. Thành lập chính quyền cách mạng, chia ruộng đấtcho dân cày.
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Nhật Bản, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các
A. Công trường thủ công.
B. Tổ chức phường hội.
C. Công ty độc quyền.
D. Tổ chức thương hội.
Câu 6. Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị (cuối thế kỉ XIX) không mang lại kết quả nào sau đây cho Nhật Bản?
A. Đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ.
B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa.
C. Thúc đẩy Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa.
D. Tạo điều kiện để Nhật Bản giúp đỡ các nước châu Á bảo vệ nền độc lập.
Câu 7. Trong những năm 1885 - 1905, Đảng Quốc đại chủ yếu sử dụng phương pháp đấu tranh nào để chống lại thực dân Anh?
A. Dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh lật đổ thực dân Anh.
B. Đấu tranh ôn hòa, đòi chính quyền Anh thực hiện cải cách.
C. Đấu tranh chính trị, ngoại giao kết hợp với khởi nghĩa vũ trang.
D. Tẩy chay hàng hóa, bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả từ chính sách khai thác kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ?
A. Kinh tế phát triển thiếu cân đối.
B. Kinh tế Ấn Độ có sự phát triển vượt bậc.
C. Thiếu hụt lương thực, nạn đói trầm trọng.
D. Tài nguyên đất nước dần vơi cạn.
Câu 9. Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Campuchia trong những năm 1866 - 1867 là
A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
C. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là do: mâu thuẫn giữa
A. Nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân phương Tây.
B. Giai cấp tư sản với chính quyền thực dân phương Tây.
C. Giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
D. Giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
Câu 11. Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để
A. Khai thác sản vật (tôm, cá,…).
B. Cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.
C. Xem xét, đo đạc thủy trình.
D. Dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.
Câu 12. Đầu thời Nguyễn, hoạt động buôn bán phát triển thuận lợi nhờ chính sách nào?
A. Khuyến khích thương nhân phương Tây đến buôn bán.
B. Cấm họp chợ; nhà nước nắm độc quyền ngoại thương.
C. Cải cách tiền tệ (tiền đồng); thống nhất đơn vị đo lường.
D. Cho phép thương nhân nước ngoài tự do buôn bán.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Yêu cầu số 1 (1,0 điểm): Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi:
Tư liệu. “Nếu con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà già trên 80 tuổi mà lại bịnh nặng, trong nhà không có ai thay mình hầu hạ, lại không chịu về hầu hạ mà ham vinh hoa, lợi lộc, bỏ nhiệm vụ hầu cha mẹ. Tội này cũng khép vào tội bỏ nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ”. (Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu, Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), Tập 3, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1994, tr.448) |
a) Cho biết đoạn tư liệu phản ánh thành tựu nào của nước Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.
b) Nêu ý nghĩa của thành tựu đó đối với nhà Nguyễn và dân tộc.
Yêu cầu số 2 (1,0 điểm): Cho biết tên ít nhất 4 di sản văn hóa của triều Nguyễn đã được tổ chức UNESCO ghi danh.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Nguyên nhân nào tạo nên sự khác biệt về mùa vụ giữa các vùng và sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp trên cả nước?
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
B. Sự phân hóa khí hậu.
C. Sự phân hóa địa hình.
D. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 2. Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá phát triển mạnh mẽ ở khu vực nào nước ta?
A. Khu vực đồi núi.
B. Khu vực đồng bằng.
C. Khu vực ven biển.
D. Thềm lục địa.
Câu 3. Các hoạt động du lịch ven biển miền Trung phát triển mạnh mẽ vào thời gian nào?
A. Mùa đông.
B. Mùa xuân.
C. Mùa hạ.
D. Mùa thu.
Câu 4. Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có thành phần thực vật cận nhiệt chủ yếu do tác động của
A. Địa hình, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, đất đa dạng.
B. Nhiệt độ về mùa đông hạ thấp, địa hình vùng đồi núi rộng, vị trí địa lí.
C. Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
D. Những lưu vực sông có diện tích rộng, gió mùa Đông Bắc, các núi cao.
Câu 5. Tác động nào dưới đây không phải của biến đổi khí hậu đối với khí hậu?
A. Biến đổi về nhiệt độ.
B. Gia tăng dân số.
C. Biến đổi về lượng mưa.
D. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Câu 6. Tình trạng ngập lụt gia tăng mạnh mẽ ở khu vực nào nước ta?
A. Khu vực đồi núi.
B. Khu vực đồng bằng.
C. Khu vực ven biển.
D. Thềm lục địa.
Câu 7. Thiên tai nào ngày càng diễn ra trầm trọng hơn ở khu vực miền núi?
A. Rét đậm, rét hại.
B. Sương muối.
C. Ngập lụt.
D. Lũ quét.
Câu 8. Nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?
A. Đất phù sa.
B. Đất Feralit.
C. Đất mùn trên núi.
D. Đất badan.
Câu 9. Đất Feralit hình thành trên đá badan phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Tây Bắc, Đông Bắc, và Bắc Trung Bộ.
C. Khu vực núi cao.
D. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Câu 10. Đất phù sa phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Tây Bắc, Đông Bắc, và Bắc Trung Bộ.
C. Khu vực núi cao.
D. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển.
Câu 11. Đất Feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Tây Bắc, Đông Bắc, và Bắc Trung Bộ.
C. Khu vực núi cao.
D. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12. Đất phù sa có giá trị sử dụng như thế nào?
A. Phát triển thủy sản và sản xuất cây lương thực.
B. Phát triển rừng sản xuất.
C. Trồng các cây công nghiệp lâu năm.
D. Phát triển trồng các cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất. Nêu một số biện pháp được sử dụng để chống thoái hóa đất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Đà Nẵng.
B. Gia Định.
C. Hà Nội.
D. Thuận An.
Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Tấm gương trung liệt sáng ngời
Quyết không khuất phục bọn người xâm lăng
Xé đồ băng bó vết thương
Nhịn ăn đến chết, chọn đường tự do”
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Trương Định.
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 3. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là gì?
A. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực,...
B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Gia-tô và giết giáo sĩ.
C. Nhiều nước phương Tây ráo riết chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam.
D. Phong trào đấu tranh chống Triều Nguyễn nổ ra rầm rộ.
Câu 4. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hai bản hiệp ước nào?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất và Giáp Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất và Hácmăng.
C. Hiệp ước Quý Mùi và Nhâm Tuất.
D. Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.
Câu 5. Năm 1873, Phạm Phú Thứ đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn
A. Đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
B. Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
C. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
D. Mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở thúc đẩy các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra đề nghị cải cách, canh tân đất nước?
A. Lòng yêu nước, thương dân.
B. Tình cảnh đất nước ngày càng nguy nan.
C. Mong muốn cho nước nhà phát triển giàu mạnh.
D. Mong muốn có một vị trí xứng đáng trong triều đình.
Câu 7. Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương cứu nước bằng cải cách, canh tân là
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Phan Đình Phùng.
D. Tôn Thất Thuyết.
Câu 8. Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là
A. Tư sản, nông dân và tiểu tư sản.
B. Tư sản, công nhân và địa chủ.
C. Công nhân, tư sản và tiểu tư sản.
D. Tiểu tư sản thành thị và công nhân.
Câu 9. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước
A. Phong kiến nửa thuộc địa.
B. Tư bản chủ nghĩa lệ thuộc.
C. Phong kiến có tính chất dân chủ.
D. Thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 10. Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ
A. Mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.
B. Nước Pháp là nơi hoạt động cứu nước duy nhất.
C. Phương pháp hoạt động cứu nước là cải cách.
D. Phải học tập nước Pháp làm cách mạng vô sản.
Câu 11. Cảng biển nào của Đại Việt đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng ở thời Lý - Trần?
A. Vân Đồn (Quảng Ninh).
B. Óc Eo (An Giang).
C. Phú Quốc (Kiên Giang).
D. Tân Châu (Bình Định).
Câu 12. Điều nào sau đây chứng minh cho việc cư dân Việt cổ đã sớm có những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền biển đảo?
A. Sớm nhận thức được vai trò của biển, đảo.
B. Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy.
C. Ca dao, tục ngữ phản ánh về biển.
D. Mở rộng khai phá các vùng đất mới.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vươngở Việt Nam. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Tại sao?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
B. Hệ sinh thái tự nhiên.
C. Hệ sinh thái công nghiệp.
D. Hệ sinh thái nguyên sinh.
Câu 2. Ý nào sau đây đúng về đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam?
A. Tương đối nhiều loài.
B. Khá nghèo nàn về loài.
C. Nhiều loài, ít về gen.
D. Phong phú và đa dạng.
Câu 3. Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
B. Hệ sinh thái tre nứa.
C. Hệ sinh thái nguyên sinh.
D. Hệ sinh thái ngập mặn.
Câu 4. Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Cao nguyên.
B. Trung du.
C. Đồng bằng.
D. Miền núi.
Câu 5. Biển Đông có diện tích khoảng bao nhiêu km2 ?
A. 3,24 triệu km2.
B. 3,43 triệu km2.
C. 3,34 triệu km2.
D. 3,44 triệu km2.
Câu 6. Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?
A. Nội thủy.
B. Thềm lục địa.
C. Lãnh hải.
D. Các đảo.
Câu 7. Trên Biển Đông gió Đông Bắc thổi trong thời gian khoảng thời gian nào?
A. Tháng 11 đến tháng 4.
B. Tháng 10 đến tháng 4.
C. Tháng 4 đến tháng 10.
D. Tháng 11 đến tháng 5.
Câu 8. Địa hình thềm lục địa ở miền Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Hẹp và sâu.
B. Bằng phẳng.
C. Rộng, nông.
D. Nông và hẹp.
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây thể hiện vai trò của biển đảo đối với quốc phòng an ninh nước ta?
A. Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng.
B. Là nơi cư trú, nhiều hoạt động của dân cư.
C. Đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.
D. Có nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch.
Câu 10. Để bảo vệ môi trường biển đảo, chúng ta không nên thực hiện giải pháp nào sau đây?
A. Xây dựng cơ chế, chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo.
B. Khai thác trái phép và sử dụng quá mức các tài nguyên biển đảo.
C. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát môi trường biển đảo.
D. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường biển đảo.
Câu 11.Bãi biển Mỹ Khê là địa điểm du lịch thuộc thành phố nào của Việt Nam?
A. Hà Nội.
B. Hải Phòng.
C. Cần Thơ.
D. Đà Nẵng.
Câu 12. Vai trò nào của biển đảo đóng góp đáng kể và GDP của nước ta?
A. Giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, du lịch.
B. Nơi ở của nhiều loài động thực vật.
C. Nơi cư trú của nhiều dân cư nước ta.
D. Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn ở vùng biển đảo nước ta.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều