Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 2 năm 2024 (có đáp án)
Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 8, dưới đây là Top 10 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 8 Học kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 8.
Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 2 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề HK2 Sử-Địa 8 KNTT Xem thử Đề HK2 Sử-Địa 8 CTST Xem thử Đề HK3 Sử-Địa 8 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Xem thử Đề HK2 Sử-Địa 8 KNTT Xem thử Đề HK2 Sử-Địa 8 CTST Xem thử Đề HK3 Sử-Địa 8 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Đà Nẵng.
B. Gia Định.
C. Hà Nội.
D. Thuận An.
Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Tấm gương trung liệt sáng ngời
Quyết không khuất phục bọn người xâm lăng
Xé đồ băng bó vết thương
Nhịn ăn đến chết, chọn đường tự do”
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Trương Định.
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 3. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là gì?
A. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực,...
B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Gia-tô và giết giáo sĩ.
C. Nhiều nước phương Tây ráo riết chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam.
D. Phong trào đấu tranh chống Triều Nguyễn nổ ra rầm rộ.
Câu 4. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hai bản hiệp ước nào?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất và Giáp Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất và Hácmăng.
C. Hiệp ước Quý Mùi và Nhâm Tuất.
D. Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.
Câu 5. Năm 1873, Phạm Phú Thứ đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn
A. Đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
B. Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
C. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
D. Mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở thúc đẩy các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra đề nghị cải cách, canh tân đất nước?
A. Lòng yêu nước, thương dân.
B. Tình cảnh đất nước ngày càng nguy nan.
C. Mong muốn cho nước nhà phát triển giàu mạnh.
D. Mong muốn có một vị trí xứng đáng trong triều đình.
Câu 7. Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương cứu nước bằng cải cách, canh tân là
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Phan Đình Phùng.
D. Tôn Thất Thuyết.
Câu 8. Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là
A. Tư sản, nông dân và tiểu tư sản.
B. Tư sản, công nhân và địa chủ.
C. Công nhân, tư sản và tiểu tư sản.
D. Tiểu tư sản thành thị và công nhân.
Câu 9. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước
A. Phong kiến nửa thuộc địa.
B. Tư bản chủ nghĩa lệ thuộc.
C. Phong kiến có tính chất dân chủ.
D. Thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 10. Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ
A. Mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.
B. Nước Pháp là nơi hoạt động cứu nước duy nhất.
C. Phương pháp hoạt động cứu nước là cải cách.
D. Phải học tập nước Pháp làm cách mạng vô sản.
Câu 11. Cảng biển nào của Đại Việt đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng ở thời Lý - Trần?
A. Vân Đồn (Quảng Ninh).
B. Óc Eo (An Giang).
C. Phú Quốc (Kiên Giang).
D. Tân Châu (Bình Định).
Câu 12. Điều nào sau đây chứng minh cho việc cư dân Việt cổ đã sớm có những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền biển đảo?
A. Sớm nhận thức được vai trò của biển, đảo.
B. Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy.
C. Ca dao, tục ngữ phản ánh về biển.
D. Mở rộng khai phá các vùng đất mới.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vươngở Việt Nam. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Tại sao?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
B. Hệ sinh thái tự nhiên.
C. Hệ sinh thái công nghiệp.
D. Hệ sinh thái nguyên sinh.
Câu 2. Ý nào sau đây đúng về đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam?
A. Tương đối nhiều loài.
B. Khá nghèo nàn về loài.
C. Nhiều loài, ít về gen.
D. Phong phú và đa dạng.
Câu 3. Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
B. Hệ sinh thái tre nứa.
C. Hệ sinh thái nguyên sinh.
D. Hệ sinh thái ngập mặn.
Câu 4. Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Cao nguyên.
B. Trung du.
C. Đồng bằng.
D. Miền núi.
Câu 5. Biển Đông có diện tích khoảng bao nhiêu km2 ?
A. 3,24 triệu km2.
B. 3,43 triệu km2.
C. 3,34 triệu km2.
D. 3,44 triệu km2.
Câu 6. Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?
A. Nội thủy.
B. Thềm lục địa.
C. Lãnh hải.
D. Các đảo.
Câu 7. Trên Biển Đông gió Đông Bắc thổi trong thời gian khoảng thời gian nào?
A. Tháng 11 đến tháng 4.
B. Tháng 10 đến tháng 4.
C. Tháng 4 đến tháng 10.
D. Tháng 11 đến tháng 5.
Câu 8. Địa hình thềm lục địa ở miền Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Hẹp và sâu.
B. Bằng phẳng.
C. Rộng, nông.
D. Nông và hẹp.
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây thể hiện vai trò của biển đảo đối với quốc phòng an ninh nước ta?
A. Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng.
B. Là nơi cư trú, nhiều hoạt động của dân cư.
C. Đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.
D. Có nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch.
Câu 10. Để bảo vệ môi trường biển đảo, chúng ta không nên thực hiện giải pháp nào sau đây?
A. Xây dựng cơ chế, chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo.
B. Khai thác trái phép và sử dụng quá mức các tài nguyên biển đảo.
C. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát môi trường biển đảo.
D. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường biển đảo.
Câu 11.Bãi biển Mỹ Khê là địa điểm du lịch thuộc thành phố nào của Việt Nam?
A. Hà Nội.
B. Hải Phòng.
C. Cần Thơ.
D. Đà Nẵng.
Câu 12. Vai trò nào của biển đảo đóng góp đáng kể và GDP của nước ta?
A. Giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, du lịch.
B. Nơi ở của nhiều loài động thực vật.
C. Nơi cư trú của nhiều dân cư nước ta.
D. Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn ở vùng biển đảo nước ta.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Thắng lợi của quân dân Việt Nam ở mặt trận nào sau đây đã khiến cho kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp thất bại?
A. Hà Nội.
B. Đà Nẵng.
C. Gia Định.
D. Huế.
Câu 2. Khi đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì (lần thứ nhất và lần thứ hai), quân Pháp đều bị quân dân Việt Nam phục kích tiêu diệt tại địa điểm nào sau đây?
A. Sơn Tây.
B. Cầu Giấy.
C. Bãi Sậy.
D. Hố Chuối.
Câu 3. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.
B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.
C. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.
D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.
Câu 4. Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
C. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
D. phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng Pháp.
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Anh hùng Bãi Sậy Hưng Yên
Chiếu Cần vương xuống, đứng lên đánh thù?”
Câu 7. Sự kiện nào sau đây đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc bình định Việt Nam?
A. Pháp dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
B. Pháp đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
C. Pháp buộc được triều đình Huế phải kí Hiệp ước Hác-măng.
D. Pháp dập tắt được phong trào chống Pháp ở Nam Kì.
Câu 8. Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
B. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.
C. Pháp phế truất vua Hàm Nghi, tiêu diệt các nhân vật cốt cán của phái chủ chiến.
D. Phái chủ chiến xây dựng được lực lượng đông đảo, đủ sức đương đầu với Pháp.
Câu 9. Trong những năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã viết các bản Thời Vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị
A. Đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
B. Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
C. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
D. Mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.
Câu 10. Triều đình nhà Nguyễn đã có động thái như thế nào trước những đề nghị cải cách, canh tân đất nước của các văn thân, sĩ phu?
A. Kiên quyết tiến hành cải cách đất nước.
B. Cự tuyệt, không thực hiện cải cách nào.
C. Thực hiện một cách thiếu hệ thống, nửa vời.
D. Không phê chuẩn và trị tội các nhà cải cách.
Câu 11. Vị vua nào của nhà Nguyễn đã cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam lên Cửu Đỉnh?
A. Gia Long.
B. Minh Mệnh.
C. Thành Thái.
D. Duy Tân.
Câu 12. Bằng chứng nào sau đây chứng minh cư dân của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam tiếp tục sinh sống và khai thác biển?
A. Xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển.
B. Cảng biển Vân Đồn được xây dựng.
C. Đô thị cổ ra đời ở nhiều nơi.
D. Trống đồng, thạp đồng có hoa văn hình thuyền.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Theo em, nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế là gì?
b) Từ đó, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc sau đó, cũng như trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta ở phía trong đường cơ sở?
A. Lãnh hải.
B. Nội thủy.
C. Vùng đặc quyền về kinh tế.
D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 2. : Nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển, ta sẽ xác định được
A. Vùng nội thủy.
B. Đường cơ sở.
C. Vùng lãnh hải.
D. Vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 3. Cho biết mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Bình Định.
B. Ninh Thuận.
C. Bình Thuận.
D. Phú Yên.
Câu 4. Tính từ đường cơ sở vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng bao nhiêu hải lí?
A. 12.
B. 200.
C. 100.
D. 350.
Câu 5. Biển Đông thuộc đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Nam Đại Dương.
D. Ấn Độ Dương.
Câu 6. Về diện tích, Biển Đông là biển lớn thứ mấy trên thế giới?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. Gió thổi trên Biển Đông theo 2 hướng chính nào dưới đây?
A. Tây Nam và Đông Bắc.
B. Hướng Nam và Tây Nam.
C. Tây Bắc và Đông Nam.
D. Hướng Bắc và Đông Bắc.
Câu 8. Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Sinh vật.
D. Đất đai.
Câu 9. Địa hình thềm lục địa ở miền Trung nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Hẹp và sâu.
B. Bằng phẳng.
C. Rộng, nông.
D. Nông và hẹp.
Câu 10. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây ở nước ta?
A. Khánh Hòa.
B. Đà Nẵng.
C. Ninh Thuận.
D. Phú Yên.
Câu 11. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây ở nước ta?
A. Khánh Hòa.
B. Đà Nẵng.
C. Ninh Thuận.
D. Phú Yên.
Câu 12. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?
A. Băng cháy.
B. Dầu khí.
C. Muối biển.
D. Sa khoáng.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam. Em hãy trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo nước ta.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Sự kiện nào sau đây mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Pháp đánh chiếm miền Tây Nam Kì.
B. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
C. Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
D. Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.
Câu 2. Đoạn tư liệu sau: “Dựa vào địa hình đầm lầy, lau sậy um tùm, nghĩa quân xây dựng căn cứ, áp dụng chiến thuật du kích... Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo” nói về cuộc khởi nghĩa nào?
A. Bãi Sậy.
B. Ba Đình.
C. Ba Đình.
D. Hương Khê.
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 4. Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
B. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.
C. Pháp phế truất vua Hàm Nghi, tiêu diệt các nhân vật cốt cán của phái chủ chiến.
D. Phái chủ chiến xây dựng được lực lượng đông đảo, đủ sức đương đầu với Pháp.
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) đã
A. Buộc Pháp từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam.
B. Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp.
C. Làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp.
D. Làm thất bại kế hoạch bình định Việt Nam của Pháp.
Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Dâng vua những bản điều trần
Mong cho nước mạnh, muôn dân được giàu
Triều đình thủ cựu hay đâu
Làm cho điêu đứng, thảm sầu nước non?”
A. Hoàng Hoa Thám.
B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Nguyễn Thiện Thuật.
D. Đinh Gia Quế.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chính để các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra nhiều đề nghị cải cách lên vua Tự Đức?
A. Nhiều nước tư bản phương Tây đang phát triển mạnh.
B. Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
C. Thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.
D. Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành cuộc cải cách.
Câu 8. Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành lại độc lập là
A. Hoàng Hoa Thám.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Phan Châu Trinh.
D. Phan Bội Châu.
Câu 9. Trong quá trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp không thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Giảm hoặc xóa bỏ các thứ thuế vô lí.
B. Cướt đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
C. Tập trung khai thác than và kim loại.
D. Mở mang hệ thống giao thông vận tải.
Câu 10. Mâu thuẫn hàng đầu cần phải giải quyết trong xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa
A. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cai trị.
B. Nông dân với giai cấp địa chủ và tay sai của Pháp.
C. Công nhân với địa chủ người Việt và thực dân Pháp.
D. Các thế lực tay sai của Pháp với nhân dân lao động.
Câu 11. Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ
A. Mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.
B. Nước Pháp là nơi hoạt động cứu nước duy nhất.
C. Phương pháp hoạt động cứu nước là cải cách.
D. Phải học tập nước Pháp làm cách mạng vô sản.
Câu 12. Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào?
A. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa.
B. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.
C. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải.
D. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích những nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) thất bại.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Biển Đông thuộc đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Nam Đại Dương.
D. Ấn Độ Dương.
Câu 2. Biển Đông có các vịnh biển lớn nào sau đây?
A. Thái Lan và Đà Nẵng.
B. Bắc Bộ và Thái Lan.
C. Vân Phong và Thái Lan.
D. Cam Ranh và Bắc Bộ.
Câu 3. Biển Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?
A. Là vùng biển lớn, khá mở rộng và nóng ẩm quanh năm.
B. Biển lớn, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
C. Vùng biển lớn, mở rộng, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
D. Là vùng biển nhỏ, tương đối kín và nóng ẩm quanh năm.
Câu 4. Quốc gia nào sau đây thuộc khu vực Đông Nam Á nhưng không giáp với Biển Đông?
A. Bru-nây.
B. Lào.
C. Phi-lip-pin.
D. Xin-ga-po.
Câu 5. Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?
A. Nội thủy.
B. Thềm lục địa.
C. Lãnh hải.
D. Các đảo.
Câu 6. Vùng biển nào sau đây được coi là một bộ phận của lãnh thổ ở nước ta?
A. Lãnh hải.
B. Tiếp giáp lãnh hải.
C. Nội thủy.
D. Thềm lục địa.
Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây của môi trường biển đảo khác với môi trường trong đất liền?
A. Môi trường biển không thể chia cắt.
B. Môi trường biển bị chia cắt.
C. Môi trường đảo không chịu tác động của con người.
D. Môi trường biển ít bị ô nhiễm hơn môi trường trong đất liền.
Câu 8. Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển?
A. 25.
B. 26.
C. 27.
D. 28.
Câu 9. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?
A. Băng cháy.
B. Dầu mỏ.
C. Muối biển.
D. Sa khoáng.
Câu 10. Khoáng sản nào dưới đây ở ven biển Việt Nam là nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật liệt, công nghiệp và xây dựng?
A. Dầu mỏ và khí tự nhiên.
B. Ti-tan, cát.
C. Muối.
D. Than bùn, than nâu.
Câu 11. Đặc điểm nào chính xác nhất về tài nguyên sinh vật ở nước ta?
A. Rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
B. Phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
C. Rất phong phú, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
D. Rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm.
Câu 12. Tài nguyên sinh vật nào dưới đây phân bố chủ yếu ở các đảo đá ven bờ đem lại giá trị kinh tế cao?
A. Rong biển.
B. Cua.
C. Hải sâm.
D. Chim yến.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo. Nêu một số biện pháp để bảo vệ môi trường biển đảo.
Xem thêm đề thi lớp 8 có đáp án sách mới các môn học hay khác:
- Bộ đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Toán 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Bộ đề thi Địa Lí 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều