3 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Với bộ 3 đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Trong những năm 1739 - 1769, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Danh Phương.

B. Hoàng Công Chất.

C. Nguyễn Hữu Cầu.

D. Nguyễn Nhạc.

Câu 2. Vào giữa thế kỉ XVIII, sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Đàng Ngoài đã

A. làm lung lay chính quyền chúa Nguyễn.

B. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Lê - Trịnh.

C. làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.

D. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn.

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?

“Vua nào đại phá quân Thanh,

Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?”

A. Quang Trung.

B. Gia Long.

C. Minh Mệnh.

D. Duy Tân.

Câu 4. Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng, đồng thời gấp rút xây dựng phòng tuyến chống giặc ở

A. sông Như Nguyệt.

B. Tam Điệp - Biện Sơn.

C. sông Bạch Đằng.

D. Rạch Gầm - Xoài Mút.

Câu 5. Quân Xiêm dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1784?

A. Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.

B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Xiêm.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.

D. Chính quyền chúa Nguyễn lấn chiếm lãnh thổ của Xiêm.

Câu 6. Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?

A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.

B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.

D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.

Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là

A. “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.

B. “đế quốc phong kiến quân phiệt”.

C. “đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

D. “xứ sở của các ông vua công nghiệp”.

Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc nào được mệnh danh là “xứ sở của các ông vua công nghiệp”?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Mĩ.

D. Đức.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc?

A. Sự xuất hiện của các công ty độc quyền.

B. Sự ra đời của tầng lớp tư bản công nghiệp.

C. Hoạt động xuất khẩu tư bản của tư bản tài chính.

D. Các nước tư bản tăng cường xâm lược thuộc địa.

Câu 10. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.

B. Tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

C. Cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.

D. Tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.

Câu 11. Nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống lại Chính phủ Vệ quốc (18/3/1871), vì: chính phủ Vệ quốc

A. không chia ruộng đất cho nông dân.

B. thực hiện chính sách “rào đất cướp ruộng”.

C. chấp nhận các điều kiện đầu hàng nước Phổ.

D. tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 12. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do ai soạn thảo?

A. V.I. Lê-nin.

B. Xanh-xi-mông.

C. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.

D. C. Mác và V.I. Lê-nin.

II. Tự luận (2,0 điểm)

a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?

b) Đánh giá vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Gió Tín hoạt động chủ yếu vào khoảng thời gian nào?

A. Vào đầu mùa đông.

B. Vào đầu mùa hạ.

C. Vào cuối mùa hạ.

D. Vào thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa.

Câu 2. Ở những khu vực nào, lượng mưa trung bình năm thường nhiều nhất?

A. Khu vực giáp biển và đồng bằng.

B. Khu vực núi cao và đồng bằng.

C. Khu vực núi cao và đón gió.

D. Khu vực đón gió và giáp biển.

Câu 3. Phạm vi hoạt động của miền khí hậu phía Bắc từ:

A. Nằm tả ngạn sông Hồng.

B. Phía nam sông Cả đến biên giới phía Bắc.

C. Dãy Bạch Mã trở ra Bắc.

D. Dãy Bạch Mã trở vào Nam.

Câu 4. Gió mùa mùa đông thổi theo hướng chính nào?

A. Tây Nam.

B. Tây Bắc.

C. Đông Nam.

D. Đông Bắc.

Câu 5. Gió mùa mùa hạ thổi theo hướng chính nào?

A. Tây Nam.

B. Tây Bắc.

C. Đông Nam.

D. Đông Bắc.

Câu 6. Dòng sông nào dưới đây đổ trực tiếp sang lãnh thổ Trung Quốc?

A. Sông Hồng.

B. Sông Lô.

C. Sông Đà.

D. Sông Kì Cùng.

Câu 7. Là học sinh em có thể làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?

A. Sử dụng các loại hộp một lần dùng để hạn chế sử dụng nước.

B. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng.

C. Sử dụng các bếp than tổ ong, hạn chế sử dụng điện.

D. Sử dụng tối đa các thiết bị điện.

Câu 8. Khí hậu nước ta thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh lúa nước ở đâu?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng ven biển miền Trung.

C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

Câu 9. Khí hậu nước ta thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm chính ở đâu?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng ven biển miền Trung.

C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 10. Biến đổi khí hậu không làm thay đổi yếu tố nào của khí hậu nước ta?

A. Thay đổi nhiệt độ.

B. Thay đổi lượng mưa.

C. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

D. Băng tan xuất hiện nhiều ở khu vực núi cao.

Câu 11. Biến đổi khí hậu đã làm lượng mưa nước ta thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng 0,89℃.

B. Hạn hán và lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.

C. Lượng mưa trung bình năm có nhiều biến động.

D.  Số ngày nắng nóng có xu hướng gia tăng.

Câu 12. Khí hậu nước ta đã tác động tiêu cực như thế nào cho phát triển nông nghiệp ở miền núi phía Bắc vào mùa đông?

A. Hạn hán, bão lũ.

B. Sương muối.

C. Dông, mưa đá.

D. Ngập lụt.

II. Tự luận (2,0 điểm): Chứng minh rằng khí hậu nước ta phân hóa đa dạng theo chiều bắc -nam, đông - tây và theo độ cao. Theo em, vì sao khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- B

2- C

3- A

4- B

5- C

6- D

7- A

8- C

9- B

10-B

11-  C

12- C

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

♦ Yêu cầu a) Ý nghĩa lịch sử

+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

+ Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Với việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.

♦ Yêu cầu b)

- Vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- D

2- C

3- C

4- D

5- A

6- D

7- B

8- C

9- D

10- D

11- C

12- B

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

 * Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng theo chiều bắc -nam, đông - tây và theo độ cao:

- Theo chiều bắc - nam:

+ Miền khí hậu phía Bắc (Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc): Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ, nóng ẩm và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam (Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam): Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và ít thay đổi, có hai mùa mưa và khô phân hóa rõ rệt.

- Phân hóa đông - tây:  Phân hóa giữa 2 sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

- Phân hóa theo độ cao: Gồm 3 đai cao:

+ Đai nhiệt đới gió mùa.

+ Đai cận nhiệt đới gió mùa.

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi.

* Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng do:

- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc và lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến.

- Địa hình và hoàn lưu gió mùa:

+ Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

+ Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông Tây (Đông Bắc và Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ....)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học