Top 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm học 2023-2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 8.

Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 8 Xem thử Đề CK1 Sử-Địa 8 Xem thử Đề GK2 Sử-Địa 8 Xem thử Đề CK2 Sử-Địa 8

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết:

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 8 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

Câu 1. Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688)?

A. Giai cấp tư sản và nông dân.

B. Quý tộc mới và tăng lữ Giáo hội.

C. Quý tộc phong kiến và chủ nô.

D. Giai cấp tư sản và quý tộc mới.

Câu 2. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đạt được kết quả nào?

A. Đưa người lao động Bắc Mỹ lên nắm chính quyền.

B. Lật đổ ách cai trị của thực dân Anh ở Bắc Mỹ.

C. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở Bắc Mỹ.

D. Nhà nước quân chủ lập hiến ra đời ở Bắc Mỹ.

Câu 3. Ở Pháp, vào cuối thế kỉ XVIII, những đẳng cấp nào không phải đóng thuế?

A. Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

B. Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.

C. Đẳng cấp thứ ba và Tăng lữ.

D. Giai cấp tư sản và nông dân.

Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đã châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

A. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).

B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).

C. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).

D. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).

Câu 5. Những thành tựu đạt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) đã đưa con người bước sang thời đại

A. “văn minh thông tin”.

B. “văn minh trí tuệ”.

C. “văn minh công nghiệp”.

D. “văn minh nông nghiệp”.

Câu 6. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, quốc gia đầu tiên ở châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa là

A. Anh.

B. Tây Ban Nha.

C. Đức.

D. Pháp.

Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.

D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.

Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì

A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.

B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.

C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.

D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.

Câu 9. Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào?

A. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa.

B. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

C. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải.

D. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn.

Câu 10. Quá trình khai hoang, lập ấp của người Việt tại các vùng đất thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay được thúc đẩy nhanh hơn sau cuộc hôn nhân giữa

A. công chúa Huyền Trân và vua Chăm-pa.

B. công chúa Ngọc Vạn và vua Cam-pu-chia.

C. công chúa An Tư và tướng Thoát Hoan.

D. công chúa Ngoạn Thiềm và Nguyễn Nộn.

Câu 11. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên cho chiếc chùa Cầu (Hội An) là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa “Cầu đón khách phương xa” để bày tỏ sự hiếu khách và cởi mở trong giao thương với thương nhân nước nào?

A. Hà Lan.

B. Tây Ban Nha.

C. Trung Quốc.

D. Nhật Bản.

Câu 12. Chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt có ưu điểm gì?

A. Tiện lợi, khoa học, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng.         

B. Có hàng nghìn kí tự, thuận lợi cho việc diễn đạt.

C. Dễ ghi nhớ vì sử dụng hình vẽ để biểu thị ngôn từ.

D. Dễ sử dụng vì có nhiều kí tự, hình vẽ để biểu đạt.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn

b) Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Trên đất liền, nước ta không chung đường biên giới với quốc gia nào?

A. Trung Quốc.

B. Mi - an - ma.

C. Lào.

D. Cam-pu-chia.

Câu 2. Vùng trời của Việt Nam là:

A. khoảng không gian bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

B. toàn bộ đất liền và đảo.

C. một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất và vùng biển.

D. diện tích khoảng 1 triệu km2 .

Câu 3. Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do?

A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.

B. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc.

C. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.

D. Vị trí địa lí và hình thể nước ta.

Câu 4. Ở nước ta, diện tích đồng bằng chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng diện tích lãnh thổ?

A. 3/4.

B. 1/4.

C. 2/4.

D. 2/3.

Câu 5. Khu vực đồi núi nào sau đây của nước ta đặc trưng bởi hướng núi vòng cung?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu 6. Địa hình bờ biển nước ta có những kiểu nào?

A. bồi tụ và mài mòn.

B. nhiều vũng và bãi cát.

C. bồi tụ và nhiều đảo, vịnh.

D. bờ biển và thềm lục địa.

Câu 7. Địa hình đồng bằng nước ta bao gồm:

A. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

B. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung.

C. đồng bằng châu thổ các sông và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

D. đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng châu thổ.

Câu 8. Phạm vi của vùng núi Đông Bắc nằm ở đâu?

A. Tả ngạn sông Hồng.

B. Hữu ngạn sông Hồng.

C. Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

D. Phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.

Câu 9. Nhận xét nào sau đây đúng với thế mạnh địa hình bờ biển của nước ta?

A. Phát triển du lịch, nuôi trồng hải sản, xây dựng cảng.

B. Nhiều khu vực bị mài mòn, sạt lở.

C. Sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và thủy sản.

D. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 10. Than phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 11. Bô-xit phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 12. Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản ở nước ta?

A. Là nguồn tài nguyên chính cho các ngành công nghiệp.

B. Góp phần đảm bảo ann ninh năng lượng, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và sinh hoạt.

C. Các loại khoáng sản còn ở dạng tiềm năng hiện nay đang được thăm dò và chưa được khai thác.

D. Một số loại khoáng sản chưa được khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Trong những năm 1739 - 1769, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Danh Phương.

B. Hoàng Công Chất.

C. Nguyễn Hữu Cầu.

D. Nguyễn Nhạc.

Câu 2. Vào giữa thế kỉ XVIII, sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Đàng Ngoài đã

A. làm lung lay chính quyền chúa Nguyễn.

B. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Lê - Trịnh.

C. làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.

D. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn.

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?

“Vua nào đại phá quân Thanh,

Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?”

A. Quang Trung.

B. Gia Long.

C. Minh Mệnh.

D. Duy Tân.

Câu 4. Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng, đồng thời gấp rút xây dựng phòng tuyến chống giặc ở

A. sông Như Nguyệt.

B. Tam Điệp - Biện Sơn.

C. sông Bạch Đằng.

D. Rạch Gầm - Xoài Mút.

Câu 5. Quân Xiêm dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1784?

A. Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.

B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Xiêm.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.

D. Chính quyền chúa Nguyễn lấn chiếm lãnh thổ của Xiêm.

Câu 6. Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?

A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.

B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.

D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.

Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là

A. “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.

B. “đế quốc phong kiến quân phiệt”.

C. “đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

D. “xứ sở của các ông vua công nghiệp”.

Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc nào được mệnh danh là “xứ sở của các ông vua công nghiệp”?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Mĩ.

D. Đức.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc?

A. Sự xuất hiện của các công ty độc quyền.

B. Sự ra đời của tầng lớp tư bản công nghiệp.

C. Hoạt động xuất khẩu tư bản của tư bản tài chính.

D. Các nước tư bản tăng cường xâm lược thuộc địa.

Câu 10. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.

B. Tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

C. Cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.

D. Tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.

Câu 11. Nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống lại Chính phủ Vệ quốc (18/3/1871), vì: chính phủ Vệ quốc

A. không chia ruộng đất cho nông dân.

B. thực hiện chính sách “rào đất cướp ruộng”.

C. chấp nhận các điều kiện đầu hàng nước Phổ.

D. tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 12. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do ai soạn thảo?

A. V.I. Lê-nin.

B. Xanh-xi-mông.

C. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.

D. C. Mác và V.I. Lê-nin.

II. Tự luận (2,0 điểm)

a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?

b) Đánh giá vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Gió Tín hoạt động chủ yếu vào khoảng thời gian nào?

A. Vào đầu mùa đông.

B. Vào đầu mùa hạ.

C. Vào cuối mùa hạ.

D. Vào thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa.

Câu 2. Ở những khu vực nào, lượng mưa trung bình năm thường nhiều nhất?

A. Khu vực giáp biển và đồng bằng.

B. Khu vực núi cao và đồng bằng.

C. Khu vực núi cao và đón gió.

D. Khu vực đón gió và giáp biển.

Câu 3. Phạm vi hoạt động của miền khí hậu phía Bắc từ:

A. Nằm tả ngạn sông Hồng.

B. Phía nam sông Cả đến biên giới phía Bắc.

C. Dãy Bạch Mã trở ra Bắc.

D. Dãy Bạch Mã trở vào Nam.

Câu 4. Gió mùa mùa đông thổi theo hướng chính nào?

A. Tây Nam.

B. Tây Bắc.

C. Đông Nam.

D. Đông Bắc.

Câu 5. Gió mùa mùa hạ thổi theo hướng chính nào?

A. Tây Nam.

B. Tây Bắc.

C. Đông Nam.

D. Đông Bắc.

Câu 6. Dòng sông nào dưới đây đổ trực tiếp sang lãnh thổ Trung Quốc?

A. Sông Hồng.

B. Sông Lô.

C. Sông Đà.

D. Sông Kì Cùng.

Câu 7. Là học sinh em có thể làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?

A. Sử dụng các loại hộp một lần dùng để hạn chế sử dụng nước.

B. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng.

C. Sử dụng các bếp than tổ ong, hạn chế sử dụng điện.

D. Sử dụng tối đa các thiết bị điện.

Câu 8. Khí hậu nước ta thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh lúa nước ở đâu?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng ven biển miền Trung.

C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

Câu 9. Khí hậu nước ta thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm chính ở đâu?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng ven biển miền Trung.

C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 10. Biến đổi khí hậu không làm thay đổi yếu tố nào của khí hậu nước ta?

A. Thay đổi nhiệt độ.

B. Thay đổi lượng mưa.

C. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

D. Băng tan xuất hiện nhiều ở khu vực núi cao.

Câu 11. Biến đổi khí hậu đã làm lượng mưa nước ta thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng 0,89℃.

B. Hạn hán và lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.

C. Lượng mưa trung bình năm có nhiều biến động.

D.  Số ngày nắng nóng có xu hướng gia tăng.

Câu 12. Khí hậu nước ta đã tác động tiêu cực như thế nào cho phát triển nông nghiệp ở miền núi phía Bắc vào mùa đông?

A. Hạn hán, bão lũ.

B. Sương muối.

C. Dông, mưa đá.

D. Ngập lụt.

II. Tự luận (2,0 điểm): Chứng minh rằng khí hậu nước ta phân hóa đa dạng theo chiều bắc -nam, đông - tây và theo độ cao. Theo em, vì sao khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Quan sát bức ảnh sau và cho biết: những nhà khoa học nào đã tìm ra năng lượng phóng xạ vào năm 1898?

A. G. Men-đen và Pi-e Quy-ri.

B. Pi-e Quy-ri và Ma-ri Qui-ri.

C. Đ.I. Men-đê-lê-ép và Ma-ri Qui-ri.

D. Ma-ri Qui-ri và Sác-lơ Đác-uy.

3 Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Câu 2. Sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX không mang lại tác động nào dưới đây?

A. Hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản.

B. Phản ánh mặt trái của chủ nghĩa tư bản, bênh vực người nghèo.

C. Ca ngợi chủ nghĩa tư bản, bảo vệ quyền lợi của những người giàu có.

D. Tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh chống áp bức của người lao động.

Câu 3. Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng Tân Hợi.

B. Cách mạng tháng Mười.

C. Cách mạng tháng Tám.

D. Cách mạng nhung.

Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy các nước phương Tây xâm lược Trung Quốc?

A. Chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào tình trạng khủng hoảng.

B. Trung Quốc giàu tài nguyên, dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng.

C. Nhà Thanh đốt thuốc phiện của thương nhân các nước phương Tây.

D. Nhu cầu cao của các nước phương Tây về vốn, nhân công, thị trường.

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế?

A. Thống nhất tiền tệ và thị trường.

B. Cho phép mua bán ruộng đất.

C. Xây dựng đường xá, cầu cống.

D. Kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 6. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đầu thế kỉ XX là gì?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

B. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D. Giúp các nước châu Á bảo vệ độc lập.

Câu 7. Trong những năm 1905 - 1911, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ thực hiện cuộc đấu tranh nào dưới đây?

A. Khởi nghĩa Xi-pay.

B. Phong trào bất bạo động.

C. Đấu tranh chống chia cắt xứ Ben-gan.

D. Phong trào Thái bình Thiên quốc.

Câu 8. Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh không thực hiện chính sách nào dưới đây?

A. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo.

B. “Ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu.

C. Vơ vét nguồn nguyên liệu, bóc lột nhân công.

D. Áp đặt và củng cố quyền cai trị gián tiếp ở Ấn Độ.

Câu 9. Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong những năm 1901 - 1937 là

A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo.

B. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.

C. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.

D. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.

Câu 10. Nhận xét nào dưới đây không đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

A. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.

B. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.

C. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.

D. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.

Câu 11. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thi hào Nguyễn Du là

A. “Cung oán ngâm khúc”.

B. “Chinh phụ ngâm khúc”.

C. “Đoạn trường tân thanh”.

D. “Phủ biên tạp lục”.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn?

A. Khuyến khích nhân dân khẩn hoang.

B. Chia ruộng đất theo chế độ quân điền.

C. Thực hiện chính sách doanh điền.

D. Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a) Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn.

b) Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn ngày xưa có giá trị như thế nào đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia Việt Nam ngày nay?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố ở khu vực nào dưới đây?

A. Tây Nguyên.

B. Đông Nam Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 2. Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố ở khu vực nào dưới đây?

A. Tây Nguyên.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3. Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây?

A. Đất phù sa ngọt có độ phì cao, tơi xốp.

B. Đất phèn nghèo dinh dưỡng, đất chặt.

C. Ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

D. Độ phì thấp, nhiều cát, ít phù sa sông.

Câu 4. Đất mùn núi cao phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ:

A. 1400 - 1500m trở lên.

B. 1500 - 1600m trở lên.

C. 1600 - 1700m trở lên.

D. 1700 - 1800m trở lên.

Câu 5. Đất phèn có đặc điểm nào sau đây?

A. Giàu dinh dưỡng, nghèo mùn.

B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

C. Nhiều cát biển, phù sa tơi xốp.

D. Có màu nâu, tơi xốp và ít chua.

Câu 6. Đất phù sa sông không có đặc điểm nào sau đây?

A. Ít chua, tơi xốp.

B. Giàu dinh dưỡng.

C. Đất có màu nâu.

D. Đất bị chua nhiều.

Câu 7. Khu vực nào sau đây không phải nơi thuận lợi để nuôi trồng thủy sản?

A. Ở các bãi triều.

B. Vùng cửa sông.

C. Bãi biển quanh đảo.

D. Khu vực ngập mặn.

Câu 8. Đất phù sa có giá trị sử dụng nào dưới đây?

A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

B. Phát triển rừng sản xuất.

C. Phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn.

D. Trồng lúa và cây lương thực khác.

Câu 9. Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, hệ sinh thái nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất?

A. Rừng kín thường xanh.

B. Rừng nhiệt đới gió mùa.

C. Rừng ôn đới trên núi.

D. Rừng tre nứa, trảng cỏ.

Câu 10. Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái nào sau đây?

A. Rừng ngập mặn.

B. Rừng thưa rụng lá.

C. Rừng ôn đới.

D. Rừng tre nứa.

Câu 11. Rừng nhiệt đới gió mùa không bao gồm:

A. Rừng kín thường xanh.

B. Rừng thưa.

C. Rừng ngập mặn.

D. Rừng trên núi đá vôi.

Câu 12. Biểu hiện của sự suy giảm về số lượng cá thể và loài sinh vật là

A. Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.

B. Phạm vi phân bố loài tăng nhanh.

C. Nhiều hệ sinh thái rừng bị phá hủy.

D. Xuất hiện nhiều loài mới do lai tạo.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về: thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Thắng lợi của quân dân Việt Nam ở mặt trận nào sau đây đã khiến cho kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp thất bại?

A. Hà Nội.

B. Đà Nẵng.

C. Gia Định.

D. Huế.

Câu 2. Khi đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì (lần thứ nhất và lần thứ hai), quân Pháp đều bị quân dân Việt Nam phục kích tiêu diệt tại địa điểm nào sau đây?

A. Sơn Tây.

B. Cầu Giấy.

C. Bãi Sậy.

D. Hố Chuối.

Câu 3. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.

B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.

C. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.

D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.

Câu 4. Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu

A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.

B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

C. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.

D. phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng Pháp.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Ba Đình.          

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Anh hùng Bãi Sậy Hưng Yên

Chiếu Cần vương xuống, đứng lên đánh thù?”

Câu 7. Sự kiện nào sau đây đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc bình định Việt Nam?

A. Pháp dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

B. Pháp đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

C. Pháp buộc được triều đình Huế phải kí Hiệp ước Hác-măng.

D. Pháp dập tắt được phong trào chống Pháp ở Nam Kì.

Câu 8. Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

B. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

C. Pháp phế truất vua Hàm Nghi, tiêu diệt các nhân vật cốt cán của phái chủ chiến.

D. Phái chủ chiến xây dựng được lực lượng đông đảo, đủ sức đương đầu với Pháp.

Câu 9. Trong những năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã viết các bản Thời Vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị

A. Đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

B. Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

C. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

D. Mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.

Câu 10. Triều đình nhà Nguyễn đã có động thái như thế nào trước những đề nghị cải cách, canh tân đất nước của các văn thân, sĩ phu?

A. Kiên quyết tiến hành cải cách đất nước.

B. Cự tuyệt, không thực hiện cải cách nào.

C. Thực hiện một cách thiếu hệ thống, nửa vời.

D. Không phê chuẩn và trị tội các nhà cải cách.

Câu 11. Vị vua nào của nhà Nguyễn đã cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam lên Cửu Đỉnh?

A. Gia Long.

B. Minh Mệnh.

C. Thành Thái.

D. Duy Tân.

Câu 12. Bằng chứng nào sau đây chứng minh cư dân của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam tiếp tục sinh sống và khai thác biển?

A. Xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển.

B. Cảng biển Vân Đồn được xây dựng.

C. Đô thị cổ ra đời ở nhiều nơi.

D. Trống đồng, thạp đồng có hoa văn hình thuyền.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a) Theo em, nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế là gì?

b) Từ đó, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc sau đó, cũng như trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta ở phía trong đường cơ sở?

A. Lãnh hải.                                                               

B. Nội thủy.               

C. Vùng đặc quyền về kinh tế.                                  

D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 2. : Nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển, ta sẽ xác định được

A. Vùng nội thủy.       

B. Đường cơ sở.                     

C. Vùng lãnh hải.       

D. Vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 3. Cho biết mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Bình Định.            

B. Ninh Thuận.                      

C. Bình Thuận.          

D. Phú Yên.

Câu 4. Tính từ đường cơ sở vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng bao nhiêu hải lí?

A. 12.

B. 200.

C. 100.

D. 350.

Câu 5. Biển Đông thuộc đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Nam Đại Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 6. Về diện tích, Biển Đông là biển lớn thứ mấy trên thế giới?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 7. Gió thổi trên Biển Đông theo 2 hướng chính nào dưới đây?

A. Tây Nam và Đông Bắc.

B. Hướng Nam và Tây Nam.

C. Tây Bắc và Đông Nam.

D. Hướng Bắc và Đông Bắc.

Câu 8. Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Sinh vật.

D. Đất đai.

Câu 9. Địa hình thềm lục địa ở miền Trung nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Hẹp và sâu.

B. Bằng phẳng.

C. Rộng, nông.

D. Nông và hẹp.

Câu 10. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây ở nước ta?

A. Khánh Hòa.

B. Đà Nẵng.

C. Ninh Thuận.

D. Phú Yên.

Câu 11. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây ở nước ta?

A. Khánh Hòa.

B. Đà Nẵng.

C. Ninh Thuận.

D. Phú Yên.

Câu 12. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?

A. Băng cháy.

B. Dầu khí.

C. Muối biển.

D. Sa khoáng.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam. Em hãy trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo nước ta.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học