Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 8, dưới đây là Top 10 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 8 Học kì 1 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 8.
Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề CK1 Sử-Địa 8 KNTT Xem thử Đề CK1 Sử-Địa 8 CTST Xem thử Đề CK1 Sử-Địa 8 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Xem thử Đề CK1 Sử-Địa 8 KNTT Xem thử Đề CK1 Sử-Địa 8 CTST Xem thử Đề CK1 Sử-Địa 8 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm
A. lật đổ ách cai trị của quân Thanh.
B. chống lại chính quyền chúa Nguyễn.
C. lật đổ ách cai trị của quân Minh.
D. chống lại chính quyền Lê - Trịnh.
Câu 2. Tháng 1/1785, quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
B. Đánh tan gần 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Câu 3. Nhà Thanh dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1788?
A. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.
B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Mãn Thanh.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.
D. Chính quyền Lê - Trịnh lấn chiếm lãnh thổ của nhà Thanh.
Câu 4. Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?
A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.
B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
C. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.
D. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.
Câu 5. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.
B. Thờ các vị thần: Brama, Shiva, Visnu.
C. Tôn sùng quyền năng của Đức Chúa Trời.
D. Tôn sùng Đức Phật và các vị Bồ tát.
Câu 6. So với chữ Hán và chữ Nôm, loại chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt có ưu điểm gì?
A. Tiện lợi, khoa học, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng.
B. Có hàng nghìn kí tự, thuận lợi cho việc diễn đạt.
C. Dễ ghi nhớ vì sử dụng hình vẽ để biểu thị ngôn từ.
D. Dễ sử dụng vì có nhiều kí tự, hình vẽ để biểu đạt.
Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 8. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là
A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc trong 30 năm cuối thế kỉ XIX?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.
D. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu để phát triển đất nước.
Câu 10. Về đối ngoại, từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ đều
A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
B. tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
C. cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.
D. tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.
Câu 11. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do ai soạn thảo?
A. V.I. Lê-nin.
B. Xanh-xi-mông.
C. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
D. C. Mác và V.I. Lê-nin.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Công xã Pa-ri?
A. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. Cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động.
C. Do liên minh giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
D. Chính sách của công xã hướng tới quyền lợi của nhân dân.
II. Tự luận (2,0 điểm)
a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
b) Đánh giá vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Vào thời kì đầu mùa đông, khí hậu Tây Nguyên và Nam Bộ có đặc điểm gì?
A. lạnh, khô.
B. lạnh, ẩm.
C. nóng ẩm, mưa nhiều.
D. khô, nóng.
Câu 2. Vào thời kì đầu mùa hạ, khí hậu phía đông dãy Trường Sơn và phía Nam Tây Bắc chịu ảnh hưởng của loại gió nào?
A. Gió mùa đông bắc.
B. Gió mùa tây nam.
C. Gió Tây khô nóng.
D. Gió Tây ôn đới.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng khí hậu của miền khí hậu phía Bắc?
A. Nhiệt độ không khí trung bình trên 25℃ và không có tháng nào dưới 20℃.
B. Nhiệt độ không khí trung bình trên 20℃.
C. Nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt.
D. Phạm vi từ dãy Bạch Mã trở ra phía Bắc.
Câu 4. Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.
B. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.
C. Có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.
Câu 5. Gió mùa đông ở nước ta diễn ra vào khoảng thời gian nào trong năm?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10.
B. Từ tháng 12 đến tháng 5.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4.
D. Từ tháng 10 đến tháng 3.
Câu 6. Gió mùa hạ ở nước ta diễn ra vào khoảng thời gian nào trong năm?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10.
B. Từ tháng 12 đến tháng 5.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4.
D. Từ tháng 10 đến tháng 3.
Câu 7. Nước ta có bao nhiêu con sông có chiều dài trên 10km?
A. 3260.
B. 4600.
C. 2360.
D. 2630.
Câu 8. Mùa lũ nước ta chiếm bao nhiêu % lượng nước cả năm?
A. 70-80%.
B. 20-30%.
C. 40-50%.
D. 80-90%.
Câu 9. Hai phụ lưu chính của sông Hồng là:
A. Sông Cả và sông Lô.
B. Sông Mã và sông Lô.
C. Sông Cả và sông Mã.
D. Sông Lô và sông Đà.
Câu 10. Khí hậu đã ảnh hưởng tích cực như thế nào đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
A. Hình thành và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, tham quan,…
B. Nhiều thiên tai như bão, lũ, hạn hán,… gây cản trở việc sản xuất và phát triển nông nghiệp.
C. Tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
D. Phát triển du lịch biển phát triển quanh năm.
Câu 11. Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã ảnh hưởng gây ra những khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
A. Hình thành và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, tham quan,…
B. Nhiều thiên tai như bão, lũ, hạn hán,… gây cản trở việc sản xuất và phát triển nông nghiệp.
C. Tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
D. Phát triển du lịch biển phát triển quanh năm.
Câu 12. Khí hậu đã ảnh hưởng tích cực như thế nào đến phát triển các hoạt động du lịch ở nước ta?
A. Hình thành và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, tham quan và phát triển du lịch biển quanh năm.
B. Nhiều thiên tai như bão, lũ, hạn hán,… gây cản trở việc sản xuất và phát triển nông nghiệp.
C. Tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
D. Thuận lợi cho việc tăng canh, xen canh, tăng vụ và tăng năng suất.
II. Tự luận (2,0 điểm): Sự phân hóa khí hậu nước ta có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển du lịch?
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Trong những năm 1739 - 1769, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?
A. Nguyễn Danh Phương.
B. Hoàng Công Chất.
C. Nguyễn Hữu Cầu.
D. Nguyễn Nhạc.
Câu 2. Vào giữa thế kỉ XVIII, sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Đàng Ngoài đã
A. làm lung lay chính quyền chúa Nguyễn.
B. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Lê - Trịnh.
C. làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.
D. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn.
Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?
“Vua nào đại phá quân Thanh,
Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?”
A. Quang Trung.
B. Gia Long.
C. Minh Mệnh.
D. Duy Tân.
Câu 4. Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng, đồng thời gấp rút xây dựng phòng tuyến chống giặc ở
A. sông Như Nguyệt.
B. Tam Điệp - Biện Sơn.
C. sông Bạch Đằng.
D. Rạch Gầm - Xoài Mút.
Câu 5. Quân Xiêm dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1784?
A. Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Xiêm.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
D. Chính quyền chúa Nguyễn lấn chiếm lãnh thổ của Xiêm.
Câu 6. Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?
A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.
B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.
D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.
Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là
A. “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.
B. “đế quốc phong kiến quân phiệt”.
C. “đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ sở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc nào được mệnh danh là “xứ sở của các ông vua công nghiệp”?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Đức.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc?
A. Sự xuất hiện của các công ty độc quyền.
B. Sự ra đời của tầng lớp tư bản công nghiệp.
C. Hoạt động xuất khẩu tư bản của tư bản tài chính.
D. Các nước tư bản tăng cường xâm lược thuộc địa.
Câu 10. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?
A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
B. Tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
C. Cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.
D. Tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.
Câu 11. Nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống lại Chính phủ Vệ quốc (18/3/1871), vì: chính phủ Vệ quốc
A. không chia ruộng đất cho nông dân.
B. thực hiện chính sách “rào đất cướp ruộng”.
C. chấp nhận các điều kiện đầu hàng nước Phổ.
D. tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 12. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do ai soạn thảo?
A. V.I. Lê-nin.
B. Xanh-xi-mông.
C. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
D. C. Mác và V.I. Lê-nin.
II. Tự luận (2,0 điểm)
a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
b) Đánh giá vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Gió Tín hoạt động chủ yếu vào khoảng thời gian nào?
A. Vào đầu mùa đông.
B. Vào đầu mùa hạ.
C. Vào cuối mùa hạ.
D. Vào thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa.
Câu 2. Ở những khu vực nào, lượng mưa trung bình năm thường nhiều nhất?
A. Khu vực giáp biển và đồng bằng.
B. Khu vực núi cao và đồng bằng.
C. Khu vực núi cao và đón gió.
D. Khu vực đón gió và giáp biển.
Câu 3. Phạm vi hoạt động của miền khí hậu phía Bắc từ:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Phía nam sông Cả đến biên giới phía Bắc.
C. Dãy Bạch Mã trở ra Bắc.
D. Dãy Bạch Mã trở vào Nam.
Câu 4. Gió mùa mùa đông thổi theo hướng chính nào?
A. Tây Nam.
B. Tây Bắc.
C. Đông Nam.
D. Đông Bắc.
Câu 5. Gió mùa mùa hạ thổi theo hướng chính nào?
A. Tây Nam.
B. Tây Bắc.
C. Đông Nam.
D. Đông Bắc.
Câu 6. Dòng sông nào dưới đây đổ trực tiếp sang lãnh thổ Trung Quốc?
A. Sông Hồng.
B. Sông Lô.
C. Sông Đà.
D. Sông Kì Cùng.
Câu 7. Là học sinh em có thể làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?
A. Sử dụng các loại hộp một lần dùng để hạn chế sử dụng nước.
B. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng.
C. Sử dụng các bếp than tổ ong, hạn chế sử dụng điện.
D. Sử dụng tối đa các thiết bị điện.
Câu 8. Khí hậu nước ta thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh lúa nước ở đâu?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng ven biển miền Trung.
C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.
Câu 9. Khí hậu nước ta thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm chính ở đâu?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng ven biển miền Trung.
C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Câu 10. Biến đổi khí hậu không làm thay đổi yếu tố nào của khí hậu nước ta?
A. Thay đổi nhiệt độ.
B. Thay đổi lượng mưa.
C. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
D. Băng tan xuất hiện nhiều ở khu vực núi cao.
Câu 11. Biến đổi khí hậu đã làm lượng mưa nước ta thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng 0,89℃.
B. Hạn hán và lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.
C. Lượng mưa trung bình năm có nhiều biến động.
D. Số ngày nắng nóng có xu hướng gia tăng.
Câu 12. Khí hậu nước ta đã tác động tiêu cực như thế nào cho phát triển nông nghiệp ở miền núi phía Bắc vào mùa đông?
A. Hạn hán, bão lũ.
B. Sương muối.
C. Dông, mưa đá.
D. Ngập lụt.
II. Tự luận (2,0 điểm): Chứng minh rằng khí hậu nước ta phân hóa đa dạng theo chiều bắc -nam, đông - tây và theo độ cao. Theo em, vì sao khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.
B. Thờ các vị thần: Brama, Shiva, Visnu.
C. Tôn sùng quyền năng của Đức Chúa Trời.
D. Tôn sùng Đức Phật và các vị Bồ tát.
Câu 2. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, những nguyên nhân nào đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn.
B. Không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.
C. Các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực.
D. Chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.
Câu 3. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 4. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là
A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc trong 30 năm cuối thế kỉ XIX?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.
D. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu để phát triển đất nước.
Câu 6. Về đối ngoại, từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ đều
A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
B. tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
C. cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.
D. tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.
Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?
Tư liệu: “Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu ổ chuột là nơi giia cấp lao động sống chen chúc…; đấy là những can nhà tồi tàn nhất của thành phố,… Đường phố ở đây cũng thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật,…, thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối”. (C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, trang 367).
A. Điều kiện sống của giai cấp công nhân.
B. Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân.
C. Phong trào đấu tranh của công nhân.
D. Sự bóc lột của chủ xưởng với công nhân.
Câu 8. Nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống lại Chính phủ Vệ quốc (18/3/1871), vì: chính phủ Vệ quốc
A. không chia ruộng đất cho nông dân.
B. thực hiện chính sách “rào đất cướp ruộng”.
C. chấp nhận các điều kiện đầu hàng nước Phổ.
D. tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 9. Năm 1917, Mĩ tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và đứng về phe nào?
A. Phe Liên minh.
B. Phe Hiệp ước.
C. Phe Đồng minh.
D. Phe phát xít.
Câu 10. Đầu năm 1918, Cách mạng tháng Mười Nga
A. bùng nổ.
B. đã thất bại hoàn toàn.
C. giành thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grát.
D. giành được thắng lợi hoàn toàn.
Câu 11. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa.
B. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
C. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.
D. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát.
Câu 12. Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã
A. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình.
B. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
C. giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.
D. giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Yêu cầu a (1,0 điểm): Phân tích hậu của của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Yêu cầu b (1,0 điểm): Em hãy lên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nước ta quanh năm nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, cán cân bức xạ luôn dương do đâu?
A. Địa hình.
B. Vị trí địa lí.
C. Sông ngòi.
D. Sinh vật.
Câu 2. Từ Bắc vào Nam nhiệt độ nước ta có đặc điểm gì?
A. Giảm dần.
B. Tăng dần.
C. Biến động.
D. Ổn định.
Câu 3. Số giờ nắng ở nước ta dao động như thế nào?
A. 1400 giờ/ năm đến 3000 giờ/năm.
B. 1500 giờ/ năm đến 3000 giờ/năm.
C. 1400 giờ/ năm đến 3500 giờ/năm.
D. 1000 giờ/ năm đến 3000 giờ/năm.
Câu 4. Nhiều địa điểm ở nước ta có lượng mưa cao và trên 3000m như Bắc Quang (Hà Giang), Nam Đông (Thừa - Thiên Huế),… do đâu?
A. Địa hình cao nhất cả nước.
B. Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh mẽ.
C. Bức chắn hình Hoàng Liên Sơn.
D. Địa hình đón gió ẩm.
Dựa vào bảng số liệu sau để trả lời các câu hỏi số 5, 6:
Bảng số liệu: Nhiệt độ vào lượng mưa trạm khí tượng Hà Nội năm 2020 như sau:
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Năm |
Nhiệt độ (℃) |
16,6 |
17,7 |
20,3 |
24,2 |
27,6 |
29,3 |
29,4 |
28,7 |
27,7 |
25,3 |
21,9 |
18,3 |
23,9 |
Lượng mưa (mm) |
22,5 |
24,6 |
47,0 |
91,8 |
185,4 |
253,3 |
280,1 |
309,4 |
228,3 |
140,7 |
66,7 |
20,2 |
1670,0 |
Câu 5. Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội năm 2020.
A. Biểu đồ cột chồng.
B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ cột kết hợp đường.
D. Biểu đồ miền.
Câu 6. Từ bảng số liệu Nhiệt độ vào lượng mưa trạm khí tượng Hà Nội năm 2020, em hãy cho biết mùa mưa của Hà Nội bắt đầu vào kết thúc vào thời gian nào?
A. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
B. Tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
C. Tháng 4 đến tháng 10.
D. Tháng 5 đến tháng 10.
Câu 7. Sông chảy theo hướng tây - đông và đông - tây phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Tây Bắc và Đông Bắc.
B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
D. Đông Bắc và Tây Nguyên.
Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm mạng lưới sông của nước ta?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Sông ngòi nhỏ, ngắn và dốc.
C. Sông có lượng phù sa lớn.
D. Hướng chính là tây - đông.
Câu 9. Tác dụng chính của hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) là gì?
A. Du lịch.
B. Giao thông vận tải.
C. Thủy điện.
D. Nuôi trồng thủy sản.
Câu 10. Biểu hiện nào dưới đây không phải của hiện tượng thời tiết cực đoan?
A. Nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước.
B. Tác động gió mùa đông bắc làm cho nền nhiệt các tỉnh phía bắc hạ thấp có tháng dưới 18 ℃.
C. Tình trạng hạn hán gia tăng ở miền khí hậu phía bắc và giảm đi ở miền khí hậu phía nam.
D. Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên, những cơn bão mạnh tăng và thất thường về cường độ và thời gian hoạt động.
Câu 11. Trong sản xuất nông nghiệp, nước ta cần có biện pháp gì để thích ứng với biến đổi khí hậu?
A. Sử dụng năng lượng tiết kiệm.
B. Xây dựng các cơ sở sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.
C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn cây trồng và vật nuôi thích nghi khí hậu.
D. Phát triển giao thông công cộng.
Câu 12. Để thích ứng biến đổi khí hậu, tỉnh nào ở nước ta đã xây dựng cánh đồng điện gió và điện mặt trời?
A. Bình Thuận.
B. Ninh Thuận.
C. Quy Nhơn.
D. Quảng Nam.
II. Tự luận (2,0 điểm): Trình bày các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta. Lấy 2 ví dụ cụ thể cho một số giải pháp mà em biết.
Xem thêm đề thi lớp 8 có đáp án sách mới các môn học hay khác:
- Bộ đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Toán 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Bộ đề thi Địa Lí 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều