Top 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 8.

Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 8 Xem thử Đề CK1 Sử-Địa 8 Xem thử Đề GK2 Sử-Địa 8 Xem thử Đề CK2 Sử-Địa 8

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết:

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 1 Cánh diều

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 1 Cánh diều

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 2 Cánh diều

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 2 Cánh diều

Xem thêm Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 8 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Người giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Nghị viện chống lại phe Bảo hoàng trong cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là

A. G. Oa-sinh-tơn.

B. Ô. Crôm-oen.

C. G. Rút-xô.

D. M. Rô-be-spie.

Câu 2. Văn kiện nào dưới đây đã xác định quyền con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

A. Tuyên ngôn Giải phóng.

B. Tuyên ngôn Độc lập.

C. Tuyên ngôn hòa bình.

D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688)?

A. Diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng.

B. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.

C. Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.

D. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 4. Sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đánh dấu bởi sự kiện nào?

A. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).

B. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).

C. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).

D. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).

Câu 5. Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh đã vươn lên trở thành

A. “công xưởng của thế giới”.

B. “nông trường của thế giới”.

C. “cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới”.

D. “cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới”.

Câu 6. Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), phát minh kĩ thuật nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?

A. Động cơ đốt trong.

B. Máy kéo sợi Gien-ni.

C. Máy tính điện tử.

D. Máy hơi nước.

Câu 7. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?

A. Việt Nam.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Phi-líp-pin.

D. Cam-pu-chia.

Câu 8. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?

A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.

B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.

C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).

D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.

Câu 9. Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, sử gọi là

A. Nam triều.

B. Bắc triều.

C. chính quyền Đàng Ngoài.

D. chính quyền Đàng Trong.

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến sự thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Xung đột Nam - Bắc Triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh.

B. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.

C. Cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.

D. Quân Thanh xâm chiếm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.

Câu 11. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Bãi Cát Vàng.

B. Bạch Long Vĩ.                                         

C. Vạn Lý Hoàng Sa.

D. Vạn Lý Trường Sa.

Câu 12. Những hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVII - XVIII đã có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

B. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.

C. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.

D. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?

b) Đánh giá vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Phần biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng bao nhiêu?

A. 300 nghìn km2

B. 500 nghìn km2

C. 1 triệu km2

D. 2 triệu km2

Câu 2. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào ở nước ta?

A. Thừa Thiên Huế

B. Đà Nẵng

C. Quảng Nam

D. Quảng Ngãi

Câu 3. Nơi hẹp nhất theo chiều tây - đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào?

A. Quảng Nam

B. Quảng Ngãi

C. Quảng Bình

D. Quảng Trị

Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi ở nước ta?

A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ

B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ

C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ

D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ

Câu 5. Địa hình nước ta có hướng chủ yếu nào sau đây?

A. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung

B. Tây Đông

C. Tây Bắc - Đông Nam

D. Vòng cung

Câu 6.  Đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở Việt Nam?

A. Chư-Yang-sin.

B. Pu-sai-lai-leng.

C. Phan-xi-păng.

D. Tây Côn Lĩnh.

Câu 7. Phạm vi của vùng núi Đông Bắc là:

A. Nằm tả ngạn sông Hồng.

B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.

Câu 8. Phạm vi của vùng núi Tây Bắc là:

A. Nằm tả ngạn sông Hồng.

B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.

Câu 9. Phạm vi của vùng núi Trường Sơn Bắc là:

A. Nằm tả ngạn sông Hồng.

B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.

Câu 10. Than đá phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Quảng Ninh.

B. Lào Cai.                                         

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 11. Bô-xít phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Quảng Ninh.

B. Lào Cai.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 12. A-pa-tit phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Quảng Ninh.

B. Lào Cai.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.

B. Thờ các vị thần: Brama, Shiva, Visnu.

C. Tôn sùng quyền năng của Đức Chúa Trời.

D. Tôn sùng Đức Phật và các vị Bồ tát.

Câu 2. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, những nguyên nhân nào đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn.

B. Không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.

C. Các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực.

D. Chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.

Câu 3. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

Câu 4. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là

A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc trong 30 năm cuối thế kỉ XIX?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

B. Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.

D. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu để phát triển đất nước.

Câu 6. Về đối ngoại, từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ đều

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.

B. tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

C. cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.

D. tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.

Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?

Tư liệu: “Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu ổ chuột là nơi giia cấp lao động sống chen chúc…; đấy là những can nhà tồi tàn nhất của thành phố,… Đường phố ở đây cũng thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật,…, thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối”. (C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, trang 367).

A. Điều kiện sống của giai cấp công nhân.

B. Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân.

C. Phong trào đấu tranh của công nhân.

D. Sự bóc lột của chủ xưởng với công nhân.

Câu 8. Nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống lại Chính phủ Vệ quốc (18/3/1871), vì: chính phủ Vệ quốc

A. không chia ruộng đất cho nông dân.

B. thực hiện chính sách “rào đất cướp ruộng”.

C. chấp nhận các điều kiện đầu hàng nước Phổ.

D. tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 9. Năm 1917, Mĩ tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và đứng về phe nào?

A. Phe Liên minh.

B. Phe Hiệp ước.

C. Phe Đồng minh.

D. Phe phát xít.

Câu 10. Đầu năm 1918, Cách mạng tháng Mười Nga

A. bùng nổ.

B. đã thất bại hoàn toàn.

C. giành thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grát.

D. giành được thắng lợi hoàn toàn.

Câu 11. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa.

B. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.

C. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.

D. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát.

Câu 12. Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã

A. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình.

B. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

C. giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.

D. giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Yêu cầu a (1,0 điểm): Phân tích hậu của của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Yêu cầu b (1,0 điểm): Em hãy lên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Nước ta quanh năm nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, cán cân bức xạ luôn dương do đâu?

A. Địa hình.

B. Vị trí địa lí.

C. Sông ngòi.

D. Sinh vật.

Câu 2. Từ Bắc vào Nam nhiệt độ nước ta có đặc điểm gì?

A. Giảm dần.

B. Tăng dần.

C. Biến động.

D. Ổn định.

Câu 3. Số giờ nắng ở nước ta dao động như thế nào?

A. 1400 giờ/ năm đến 3000 giờ/năm.

B. 1500 giờ/ năm đến 3000 giờ/năm.

C. 1400 giờ/ năm đến 3500 giờ/năm.

D. 1000 giờ/ năm đến 3000 giờ/năm.

Câu 4. Nhiều địa điểm ở nước ta có lượng mưa cao và trên 3000m như Bắc Quang (Hà Giang), Nam Đông (Thừa - Thiên Huế),… do đâu?

A. Địa hình cao nhất cả nước.

B. Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh mẽ.

C. Bức chắn hình Hoàng Liên Sơn.

D. Địa hình đón gió ẩm.

Dựa vào bảng số liệu sau để trả lời các câu hỏi số 5, 6:

Bảng số liệu: Nhiệt độ vào lượng mưa trạm khí tượng Hà Nội năm 2020 như sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Nhiệt độ (℃)

16,6

17,7

20,3

24,2

27,6

29,3

29,4

28,7

27,7

25,3

21,9

18,3

23,9

Lượng mưa (mm)

22,5

24,6

47,0

91,8

185,4

253,3

280,1

309,4

228,3

140,7

66,7

20,2

1670,0

Câu 5. Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội năm 2020.

A. Biểu đồ cột chồng.

B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ cột kết hợp đường.

D. Biểu đồ miền.

Câu 6. Từ bảng số liệu Nhiệt độ vào lượng mưa trạm khí tượng Hà Nội năm 2020, em hãy cho biết mùa mưa của Hà Nội bắt đầu vào kết thúc vào thời gian nào?

A. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

B. Tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

C. Tháng 4 đến tháng 10.

D. Tháng 5 đến tháng 10.

Câu 7. Sông chảy theo hướng tây - đông và đông - tây phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Tây Bắc và Đông Bắc.

B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

C. Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

D. Đông Bắc và Tây Nguyên.

Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm mạng lưới sông của nước ta?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Sông ngòi nhỏ, ngắn và dốc.

C. Sông có lượng phù sa lớn.

D. Hướng chính là tây - đông.

Câu 9. Tác dụng chính của hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) là gì?

A. Du lịch.

B. Giao thông vận tải.

C. Thủy điện.

D. Nuôi trồng thủy sản.

Câu 10. Biểu hiện nào dưới đây không phải của hiện tượng thời tiết cực đoan?

A. Nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước.

B. Tác động gió mùa đông bắc làm cho nền nhiệt các tỉnh phía bắc hạ thấp có tháng dưới 18 ℃.

C. Tình trạng hạn hán gia tăng ở miền khí hậu phía bắc và giảm đi ở miền khí hậu phía nam.

D. Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên, những cơn bão mạnh tăng và thất thường về cường độ và thời gian hoạt động.

Câu 11. Trong sản xuất nông nghiệp, nước ta cần có biện pháp gì để thích ứng với biến đổi khí hậu?

A. Sử dụng năng lượng tiết kiệm.

B. Xây dựng các cơ sở sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn cây trồng và vật nuôi thích nghi khí hậu.

D. Phát triển giao thông công cộng.

Câu 12. Để thích ứng biến đổi khí hậu, tỉnh nào ở nước ta đã xây dựng cánh đồng điện gió và điện mặt trời?

A. Bình Thuận.

B. Ninh Thuận.

C. Quy Nhơn.

D. Quảng Nam.

II. Tự luận (2,0 điểm): Trình bày các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta. Lấy 2 ví dụ cụ thể cho một số giải pháp mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu về kĩ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII - XIX?

A. Phát minh ra nhiều loại vũ khí mới, như: bom nguyên tử, tên lửa,…

B. Sử dụng phổ biến các nguồn năng lượng mới (Mặt Trời, gió,…).

C. Tìm ra các nguồn nguyên liệu mới là: đồng đỏ, đồng thau, sắt,…

D. Sử dụng rộng rãi phân hóa học, máy móc… trong nông nghiệp.

Câu 2. Sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX không mang lại tác động nào dưới đây?

A. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh trí tuệ.

B. Mang đến những hiểu biết sâu sắc về xã hội loài người.

C. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp.

D. Nhận thức của con người về thế giới tự nhiên có sự thay đổi.

Câu 3. Học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn không có nội dung nào sau đây?

A. “Dân tộc độc lập”.

B. “Dân quyền tự do”.

C. “Dân sinh hạnh phúc”.

D. “Khai dân trí, chấn dân khí”.

Câu 4. Một trong những kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là

A. Thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

B. Lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.

C. Giải phóng Trung Quốc khỏi ách thống trị của các nước đế quốc.

D. Thành lập chính quyền cách mạng, chia ruộng đấtcho dân cày.

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực chính trị?

A. Thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.

B. Ban hành Hiến pháp 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.

C. Đưa quý tộc tư sản hóa và Đại tư sản lên nắm quyền.

D. Thiết lập chính quyền Mạc phủ mới thay Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.

Câu 6. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã

A. Phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.

B. Xóa bỏ được các hiệp ước bất bình đẳng.

C. Chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

D. Duy trì được chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu 7. Chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập năm 1885 mang tên là

A. Đảng xã hội dân chủ.

B. Đảng Quốc đại.

C. Đảng dân chủ tự do.

D. Đảng Cộng hòa.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là do: mâu thuẫn giữa

A. Giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

B. Nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

C. Giai cấp tư sản Ấn Độ với thực dân Anh.

D. Giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 9. Người đại diện cho xu thế ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin là

A. Si-vô-tha.

B. A-cha-xoa.

C. Hô-xê Ri-xan.

D. Bô-ni-pha-xi-ô.

Câu 10. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX

A. Giành thắng lợi, lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.

B. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.

C. Đã thất bại do không được quần chúng nhân dân ủng hộ.

D. Chỉ diễn ra dưới hình thức duy nhất là đấu tranh ôn hòa.

Câu 11. Năm 1803, vua Gia Long đã cho tái lập trở lại hải đội nào sau đây ?

A. Rạng Đông.

B. Hoàng Sa.

C. Hồng Ngọc.

D. Đại Hùng.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình ngoại thương của Việt Nam vào đầu thế kỉ XIX?

A. Thuế nhẹ, đường xá được mở mang.

B. Hàng loạt các đô thị được hưng khởi.

C. Hoạt động ngoại thương trì trệ, sa sút.

D. Hạn chế giao thương với phương Tây.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Có quan điểm cho rằng: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ. Em đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Những điều kiện tự nhiên nào hình thành đất Feralit ở nước ta?

A. Khí hậu và địa hình.

B. Vị trí địa lí và khí hậu.

C. Địa hình và sông ngòi.

D. Sinh vật và khí hậu.

Câu 2. Loại đất nào không thuận lợi cho việc sản xuất ở nước ta?

A. Đất feralit trên đá vôi.

B. Đất Feralit trên đá badan.

C. Đất phù sa sông.

D. Đất glây.

Câu 3. Những loại cây nào dưới đây thuận lợi để trồng ở những vùng đất phèn?

A. Mẵng cầu, dừa.

B. Lúa nước, cây công nghiệp hàng năm.

C. Bưởi, cam, dừa.

D. Thông, bạch đàn, keo.

Câu 4. Những loại cây nào dưới đây thuận lợi để trồng ở những vùng đất mặn?

A. Mẵng cầu, dừa.

B. Lúa nước, cây công nghiệp hàng năm.

C. Bưởi, cam, dừa.

D. Thông, bạch đàn, keo.

Câu 5. Đất phù sa được hình thành do đâu?

A. Khí hậu và địa hình đồi núi dốc thuận lợi cho việc rửa trôi các chất ba-zơ và tích tụ ô-xít sắt và ô-xít nhôm.

B. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn quanh nămnên quá trình phong hóa.

C. Quá trình bội tụ các vật liệu mịn từ sông, biển.

D. Nước bị ứ đọng trong thời gian dài.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây của đất xám trên phù sa cổ?

A. Tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng.

B. Chua, nghèo dinh dưỡng.

C. Khả năng thoát nước tốt, dễ bạc màu.

D. Chua, nghèo mùn, thoáng khí.

Câu 7. Hệ sinh thái đất ngập nước nào có tính đa dạng sinh học cao?

A. Hệ sinh thái ngập nước ven biển.

B. Hệ sinh thái ngập nước ven cửa sông.

C. Rừng ngập mặn.

D. Hệ sinh thái đất ngập nước nội địa.

Câu 8. Diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam chủ yếu là:

A. Rừng nguyên sinh.

B. Rừng đầu nguồn.

C. Rừng nghèo và rừng nguyên sinh.

D. Rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

Câu 9. Kiểu hệ sinh thái nào dưới đây thuộc hệ sinh thái rừng ngập nước vùng cửa sông?

A. Bãi triều, vũng, vịnh.

B. Đầm lầy, kênh rạch, đầm lầy than bùn.

C. Sông, suối, hồ, ao, ruộng lúa.

D. Rừng ngập mặn.

Câu 10. Kiểu hệ sinh thái nào dưới đây thuộc hệ sinh thái rừng ngập nước ven biển?

A. Bãi triều, vũng, vịnh.

B. Đầm lầy, kênh rạch, đầm lầy than bùn.

C. Sông, suối, hồ, ao, ruộng lúa.

D. Rừng ngập mặn.

Câu 11. Kiểu hệ sinh thái nào dưới đây thuộc hệ sinh thái đất ngập nước nội địa?

A. Bãi triều, vũng, vịnh.

B. Đầm lầy, kênh rạch, đầm lầy than bùn.

C. Sông, suối, hồ, ao, ruộng lúa.

D. Rừng ngập mặn.

Câu 12. Nguyên nhân nào làm mất đi môi trường sống của các loài sinh vật hoang dã ở nước ta?

A. Ô nhiễm môi trường nước.

B. Ô nhiễm không khí.

C. Sự biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên.

D. Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, cháy rừng.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy chứng minh sinh vật nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái, về thành phần loài và nguồn gen.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Sự kiện nào sau đây mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

A. Pháp đánh chiếm miền Tây Nam Kì.

B. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.

C. Pháp đánh chiếm thành Gia Định.

D. Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

Câu 2. Đoạn tư liệu sau: “Dựa vào địa hình đầm lầy, lau sậy um tùm, nghĩa quân xây dựng căn cứ, áp dụng chiến thuật du kích... Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo” nói về cuộc khởi nghĩa nào?

A. Bãi Sậy.

B. Ba Đình.

C. Ba Đình.

D. Hương Khê.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 4. Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

B. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

C. Pháp phế truất vua Hàm Nghi, tiêu diệt các nhân vật cốt cán của phái chủ chiến.

D. Phái chủ chiến xây dựng được lực lượng đông đảo, đủ sức đương đầu với Pháp.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) đã

A. Buộc Pháp từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam.

B. Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp.

C. Làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp.

D. Làm thất bại kế hoạch bình định Việt Nam của Pháp.

Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Dâng vua những bản điều trần

Mong cho nước mạnh, muôn dân được giàu

Triều đình thủ cựu hay đâu

Làm cho điêu đứng, thảm sầu nước non?”

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Nguyễn Thiện Thuật.

D. Đinh Gia Quế.

Câu 7. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chính để các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra nhiều đề nghị cải cách lên vua Tự Đức?

A. Nhiều nước tư bản phương Tây đang phát triển mạnh.

B. Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu.

C. Thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.

D. Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành cuộc cải cách.

Câu 8. Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành lại độc lập là

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Phan Châu Trinh.

D. Phan Bội Châu.

Câu 9. Trong quá trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp không thực hiện chính sách nào dưới đây?

A. Giảm hoặc xóa bỏ các thứ thuế vô lí.

B. Cướt đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

C. Tập trung khai thác than và kim loại.

D. Mở mang hệ thống giao thông vận tải.

Câu 10. Mâu thuẫn hàng đầu cần phải giải quyết trong xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa

A. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cai trị.

B. Nông dân với giai cấp địa chủ và tay sai của Pháp.

C. Công nhân với địa chủ người Việt và thực dân Pháp.

D. Các thế lực tay sai của Pháp với nhân dân lao động.

Câu 11. Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ

A. Mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.

B. Nước Pháp là nơi hoạt động cứu nước duy nhất.

C. Phương pháp hoạt động cứu nước là cải cách.

D. Phải học tập nước Pháp làm cách mạng vô sản.

Câu 12. Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào?

A. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa.

B. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

C. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải.

D. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích những nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) thất bại.

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Biển Đông thuộc đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Nam Đại Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 2. Biển Đông có các vịnh biển lớn nào sau đây?

A. Thái Lan và Đà Nẵng.

B. Bắc Bộ và Thái Lan.

C. Vân Phong và Thái Lan.

D.  Cam Ranh và Bắc Bộ.

Câu 3. Biển Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là vùng biển lớn, khá mở rộng và nóng ẩm quanh năm.

B. Biển lớn, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

C. Vùng biển lớn, mở rộng, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

D. Là vùng biển nhỏ, tương đối kín và nóng ẩm quanh năm.

Câu 4. Quốc gia nào sau đây thuộc khu vực Đông Nam Á nhưng không giáp với Biển Đông?

A. Bru-nây.

B. Lào.

C. Phi-lip-pin.

D. Xin-ga-po.

Câu 5. Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?

A. Nội thủy.

B. Thềm lục địa.

C. Lãnh hải.

D. Các đảo.

Câu 6. Vùng biển nào sau đây được coi là một bộ phận của lãnh thổ ở nước ta?

A. Lãnh hải.

B. Tiếp giáp lãnh hải.

C. Nội thủy.

D. Thềm lục địa.

Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây của môi trường biển đảo khác với môi trường trong đất liền?

A. Môi trường biển không thể chia cắt.

B. Môi trường biển bị chia cắt.

C. Môi trường đảo không chịu tác động của con người.

D. Môi trường biển ít bị ô nhiễm hơn môi trường trong đất liền.

Câu 8. Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển?

A. 25.

B. 26.

C. 27.

D. 28.

Câu 9. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?

A. Băng cháy.

B. Dầu mỏ.

C. Muối biển.

D. Sa khoáng.

Câu 10. Khoáng sản nào dưới đây ở ven biển Việt Nam là nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật liệt, công nghiệp và xây dựng?

A. Dầu mỏ và khí tự nhiên.

B. Ti-tan, cát.

C. Muối.

D. Than bùn, than nâu.

Câu 11. Đặc điểm nào chính xác nhất về tài nguyên sinh vật ở nước ta?

A. Rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

B. Phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

C. Rất phong phú, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

D. Rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm.

Câu 12. Tài nguyên sinh vật nào dưới đây phân bố chủ yếu ở các đảo đá ven bờ đem lại giá trị kinh tế cao?

A. Rong biển.

B. Cua.

C. Hải sâm.

D. Chim yến.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo. Nêu một số biện pháp để bảo vệ môi trường biển đảo.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học