Bộ 50 Đề thi Ngữ Văn 7 Học kì 2 năm học 2024 - 2025 có đáp án
Bộ 50 Đề thi Ngữ Văn 7 Học kì 2 năm học 2024 - 2025 có đáp án
Phần dưới là danh sách Top 50 Đề thi Ngữ Văn 7 Học kì 2 chọn lọc, có đáp án gồm các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, đề thi giữa kì, đề thi học kì 2. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 7.
Lưu trữ: Bộ Đề thi Ngữ Văn 7 khác:
- Đề kiểm tra 15 phút Văn 7 Học kì 2 có đáp án (10 đề)
- Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 có đáp án (10 đề)
- Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 có đáp án (10 đề)
- Đề kiểm tra Tập làm văn số 5 lớp 7 Học kì 2 có đáp án (10 đề)
- Đề kiểm tra Tập làm văn số 6 lớp 7 Học kì 2 có đáp án (10 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề bài: Phân tích biện pháp nghệ thuật tương phản trong tuyện “Sống chết mặc bay”, thể hiện ở hai cảnh: cảnh người dân hộ đê và cảnh quan phủ chơi bài. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng phép tương phản đó.
Cảnh người dân hộ đê |
Cảnh quan lại chơi bài |
Kẻ thì thuổng Người thì cuốc Kẻ đội đất Kẻ vác tre Bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân Ướt như chuột lột Tiếng người xao xác gọi nhau Ai ai cũng mệt lử cả rồi |
Uy nghi chễm chệ ngồi Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra Bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút Nhàn nhã, đường bệ, nguy nga Quan ngồi trên, nha ngồi dưới Lính lệ khoanh tay sắp hàng nghi vệ tôn nghiêm Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi Điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng để hạ |
Ý nghĩa của phép tương phản trong truyện
- Vạch trần thói làm việc tắc trách, ích kỉ của tên quan phụ mẫu.
- Lên án sự lạnh lùng đến đáng sợ, thờ ơ trước sinh mệnh của hàng trăm ngàn con người.
- Thương cảm, đau xót cho số phận những người nông dân nghèo khó, bé nhỏ trong xã hội phong kiến xưa.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
(SGK Văn 7, tập 2)
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh.
b. Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.
c. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng.
d. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt – Đặng Thai Mai.
2. Câu văn nào nêu rõ nhất luận điểm của đoạn văn trên?
a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
b. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
c. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
a. Miêu tả.
b. Biểu cảm.
c. Nghị luận.
d. Tự sự.
4. Trong những câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ về con người và xã hội?
a. Đói cho sạch, rách cho thơm.
b. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
c. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
d. Không thầy đố mày làm nên.
5. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho hợp lí.
A | B |
(1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | (a) Tiếng Việt – một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc (1967) |
(2) Sự giàu đẹp của Tiếng Việt | (b) Bình luận văn chương. |
(3) Đức tính giản dị của Bác Hồ | (c) Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại. |
(4) Ý nghĩa văn chương | (d) Báo cáo chính trị - Đại hội Đảng lần II – 1951. |
1. Chép 3 câu tục ngữ về con người và xã hội em được học trong chương trình Ngữ văn 7. Nêu cảm nhận của em về một trong 3 câu tục ngữ đó. (2 điểm).
2. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác trong đời sống và quan hệ với mọi người, trong lời ăn tiếng nói, bài viết? (5 điểm)
Đáp án và thang điểm
I. Trắc nhgiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
a | a | c | b | 1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b |
II. Tự luận
1.
- HS chép đúng, đủ 3 câu tục ngữ về con người và xã hội. (1đ)
- HS nêu cảm nhận về câu tục ngữ:
+ Chỉ ra nội dung của câu tục ngữ (đúc rút kinh nghiệm trên phương diện nào, phân tích). (0.5đ)
+ Chỉ ra nghệ thuật của câu tục ngữ (từ ngữ, hình ảnh, kết cấu…)(0.5đ).
2.
- Trong đời sống hàng ngày: bữa ăn, căn nhà (1.5đ):
+ Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản.
+ Lúc ăn Bác không để vãi một hạt cơm.
+ Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
+ Căn nhà sàn chỉ có vẻn vẹn vài ba phòng.
- Trong lối sống (1.5đ):
+ Bác suốt đời làm việc, suốt đời làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước cứu dân đến việc rất nhỏ…
+ Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.
+ Bác đặt tên cho số đồng chí phục vụ cái tên gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.
- Trong lời nói và bài viết (1đ):
+ Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
=> Tác giả lựa chọn những luận cứ xác thực, phong phú, có sức thuyết phục. Những điều nói ra được đúc rút từ thực tiễn gắn bó gần gũi, lâu dài của tác giả với Bác càng làm nổi bật được đức tính giản dị của Bác (1đ)
- Liên hệ đức tính giản dị trong đời sống.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là câu rút gọn? Người ta rút gọn câu nhằm mục đích gì?
b) Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào?
Gió nhè nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm lay động các khóm hoa.
Câu 2 (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần"
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn.
c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có."
Câu 3 (5,0 điểm)
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
ĐÁP ÁN
Câu 1 (2,0 điểm)
a. HS nêu được khái niệm câu rút gọn:
- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn
* Người ta rút gọn câu nhằm mục đích:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
b. HS xác định được câu rút gọn trong các câu văn:
Mơn man khắp cánh đồng. Rút gọn là thành phần CN
Làm lay động các khóm hoa. Rút gọn là thành phần CN
(HS xác định đúng mỗi câu được 0,25 điểm, xác định đúng thành phần rút gọn mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm)
a. - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Ý nghĩ văn chương”.
- Tác giả: Hoài Thanh
b. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Các từ láy có trong đoạn văn: Phù phiếm, thâm trầm, rộng rãi
(Nếu HS tìm đúng 2 từ cho 0,25 điểm nếu 1 từ cũng cho 0,25 điểm)
c. Học sinh giải thích ngắn gọn:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:
- Con người ai cũng có những tình cảm thông thường như: yêu, ghét, vui, buồn…ngoài những tình cảm đó còn có những tình cảm khác lạ.Văn chương sẽ bổ sung cho ta những tình cảm mới mẻ đó.
Văn chươngluyện những tình cảm ta sẵn có:
- Con người nói chung có những tình cảm thông thường, nhưng qua những tác phẩm văn chương sẽ luyện những tình cảm này thêm sâu sắc.
(Nếu HS giải thích đúng ý vẫn cho điểm tối đa )
Câu 3 (5,0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: (1,0 điểm)
- Làm đúng kiểu bài: Lập luận giải thích
- Bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Biết vận dụng các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích.
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
* Yêu cầu về nội dung: (4,0 điểm)
- HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.
- Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
b. Thân bài: (3,0 điểm)
* Giải thích câu tục ngữ: (1,0 điểm)
- Thất bại là khi con người không đạt được mục đích của mình. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần thất bại trong công việc. Công việc càng khó, khả năng thất bại càng cao.
- Tuy nhiên, có thất bại thì ta có kinh nghiệm. Mỗi lần thất bại là mỗi lần rút ra bài học để sửa đổi (lối suy nghĩ, cách làm việc…), từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công.
- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.
* Tại sao nói: Thất bại là mẹ thành công: (1,5 điểm)
- Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.
- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.
- Con người có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại. Một phát minh khoa học bao giờ cũng phải trải qua nhiều lần thất bại. Một người thành đạt thường đi lên từ những bước gian khổ, thậm chí có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua.
- Thành công có được sau những thất bại thường có giá trị chắc chắn, vững bền, đem lại cảm giác hạnh phúc thực sự cho con người
- Một học sinh vật vã trước một bài toán khó và cuối cùng cũng tìm ra lời giải…
Trong cổ tích, những nhân vật bất hạnh thường trải qua nhiều thử thách, cay đắng rồi mới tìm được hạnh phúc…
* Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục. (0,5 điểm)
- Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm
- Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu
c. Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công.
- Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công.
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:>
- Điểm 4 - 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lập luận hợp lí.
- Điểm 3: Đáp ứng được các 2/3 các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 2: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 1/2 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục.
- Điểm 1: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài còn mắc nhiều lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
-Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Ngữ Văn 7 Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bầng khuâng, có tiếc thương ai oán…Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
(Ngữ văn 7, tập 2)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
a. Ý nghĩa văn chương
b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
c. Ca Huế trên sông Hương
d. Đức tính giản dị của Bác Hồ
2. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh
b. Nhân hóa
c. Ẩn dụ
d. Liệt kê
3. Dấu… trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
a. Sự ngập ngừng, đứt quãng
b. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết
c. Người viết còn lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó
4. Câu nào sau đây không phải tục ngữ?
a. Người ta là hoa đất
b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
c. Chuột chạy cùng sào
d. Học ăn, học nói, học gói, học mở
5. Câu “Con mèo mẹ tôi mua hôm qua rất xinh”, cụm chủ vị in đậm làm thành phần gì?
a. Chủ ngữ
b. Vị ngữ
c. Trạng ngữ
d. Phụ ngữ
6. Câu tục ngữ nào trong các câu dưới đây không phải là câu rút gọn?
a. Người ta là hoa đất
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
c. Học ăn, học nói, học gói, học mở
d. Đói cho sạch, rách cho thơm
1. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ trong câu sau và cho biết tác dụng của nó: (2đ)
a. “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”
b. “Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời”
2. Chuyển câu sau thành câu bị động: Mọi người rất yêu quý Lan (1đ)
3. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Gạch chân dưới những câu đó. (4đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
c | d | b | c | d | a |
II. Phần tự luận
1. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ trong câu sau và cho biết tác dụng của nó: (2đ)
a. “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” (0.5đ)
=> Trạng ngữ chỉ thời gian. (0.5đ)
b. “Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời” (0.5đ)
=> Trạng ngữ chỉ nơi chốn. (0.5đ)
2. Chuyển câu sau thành câu bị động: Mọi người rất yêu quý Lan (1đ)
=> Lan được mọi người yêu quý.
3. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Gạch chân dưới những câu đó. (4đ)
- HS viết được 1 đoạn văn 5 – 7 câu, đảm bảo được cả nội dung lẫn hình thức, không sai lỗi chính tả, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, thể hiển thống nhất 1 chủ đề. (2đ)
- Có sử dụng 1 câu rút gọn và 1 câu đặc biệt (1đ)
- Gạch chân dưới câu rút gọn và câu đặc biệt đó (1đ)
Xem thêm các bài kiểm tra, bài thi môn Văn 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)