Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 có đáp án (10 đề)



Phần dưới là danh sách Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 có đáp án, cực hay. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn lớp 7.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

1. Thế nào là câu đặc biệt?

a. Câu không có thành phần chủ ngữ.

b. Câu không có thành phần vị ngữ.

c. Câu không có thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

d. Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

2. “Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt gịàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Khánh Hoài). Trong các câu trên, đâu là câu đặc biệt?

a. Trời ơi!

b. “Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt gịàn giụa.

c. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.

d. Không có câu nào.

3. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” rút gọn thành phần nào?

a. Vị ngữ.

b. Chủ ngữ.

c. Cả chủ ngữ và vị ngữ.

d. Trạng ngữ.

4. Chọn trạng ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau:

/........./, hoa phượng nở báo hiệu mùa chia li đã đến.

a. Hè đến.

b. Xuân về.

c. Thu sang.

d. Đông tới.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 5 – 6

(1)Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa đã gặt xong (…). (2)Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa.(3) Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết thì gặt hái vừa xong. (4)Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới.(…) (5)Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ).

5. Câu văn nào sau đây không có trạng ngữ?

a. Câu (1), (5).

b. Câu (2), (3).

c. Câu (4), (5).

d. Câu (2), (4).

6. Trong đoạn văn trên, câu nào là câu rút gọn?

a. Câu (1).

b. Câu (2).

c. Câu (3).

d. Câu (4).

1. Tìm câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của nó trong các trường hợp sau (2đ):

a. Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập. (Nguyễn Thị Thu Huệ).

b. Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa.

2. Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ và một câu rút gọn. (5 điểm)

Đáp án và thang điểm

I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1 23 45 6
d a b a d d

II. Phần tự luận (7 điểm)

1.

a. . Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập. (Nguyễn Thị Thu Huệ).

- Câu đặc biệt: Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. (0.5đ)

- Tác dụng: nêu thời gian diễn ra sự việc được nêu lên trong câu. (0.5đ)

b. Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa.

- Câu đặc biệt: Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa. (0.5đ)

- Tác dụng: thông báo, liệt kê sự tồn tại của các sự vật trong câu. (0.5đ)

2.

HS viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng trạng ngữ và câu rút gọn.

- Đoạn văn hoàn chỉnh, có bố cục đầy đủ 3 phần mở, thân, kết (1đ).

- Diễn đạt tốt, hành văn trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả (0.5đ)

- Nội dung mạch lạc, có ý nghĩa giáo dục, phù hợp với nhận thức và lứa tuổi. (0.5đ)

- Có sử dụng ít nhất 1 trạng ngữ và 1 câu rút gọn. (2đ)

- Chỉ ra được câu có sử dụng trạng ngữ và câu rút gọn trong bài. (1đ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

1. Thế nào là câu rút gọn?

a. Câu không có thành phần chủ ngữ.

b. Câu không có thành phần vị ngữ.

c. Câu lược bỏ đi một số thành phần.

d. Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

2. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt

a. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

b. Mùa xuân!

c. Tôi lắng nghe hơi thở của mùa xuân.

d. Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 3 – 6

Tháng mười.

Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm. Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang, bồng bồng như bọt nước. Bếp nhiều nhà thành lò rèn, chí chát đêm ngày tiếng búa đập. Chè trên núi lại sắp vào vụ mới, búp tơ đã nhu nhú.

(Theo Ma Văn Kháng, Vùng biên ải)

3. Trong những câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

a. Tháng mười.

b. Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm.

c. Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang, bồng bồng như bọt nước.

d. Bếp nhiều nhà thành lò rèn, chí chát đêm ngày tiếng búa đập.

4. Câu đặc biệt trên được dùng để làm gì?

a. Gọi đáp.

b. Xác định thời gian

c. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

d. Bộc lộ cảm xúc.

5. Trong câu: “Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang, bồng bồng như bọt nước.” , đâu là bộ phận trạng ngữ?

a. Trong lũng nhỏ.

b. Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang.

c. Lúa vàng chói chang

d. Bồng bồng như bọt nước.

6. Thành phần trạng ngữ trong câu trên dùng để chỉ:

a. Thời gian.

b. Nơi chốn.

c. Nguyên nhân, mục đích.

d. Phương tiện.

1. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ của các câu trong đoạn văn sau (1đ):

Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. (Thạch Lam)

2. Viết một bài văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) phát biểu cảm nghĩ về một loài cây em yêu, trong đó có sử dụng 1 câu rút gọn và một câu đặc biệt. Gạch chân dưới những câu đó. (6đ)

Đáp án và thang điểm

I. Trắc nghiệm

1 23 4 5 6
cb ab a b

II. Tự luận (7 điểm)

1.

Trong cái vỏ xanh kia/(TN), có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. (1đ)

Dưới ánh nắng/(TN), giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. (1đ)

2.

Viết bài văn nêu cảm nhận về loài hoa em yêu quý. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành.

Bài văn có sử dụng 1 câu đặc biệt và 1 câu rút gọn (1đ)v

- Chỉ ra được câu đặc biệt và câu rút gọn (1đ)

Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài:

- Giới thiệu được loài cây em yêu, ấn tượng chung của en về loài cây đó. (0.5đ)

b. Thân bài:

- Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của cây: màu sắc, hình dáng…(1đ)

- Cảm nghĩ về công dụng, lợi ích của cây: làm bóng mát, lấy gỗ…(1đ)

- Ý nghĩa của loài cây đó (0.5đ)

c. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm đặc biệt của em với loài cây đó, có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cối và môi trường. (1đ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

1. Câu rút gọn nhằm mục đích gì? (0.5đ)

a. Làm cho câu gọn hơn.

b. Thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong những câu trước.

c. Ngụ ý đặc điểm, hành động nói trong câu là của chung moi người (lược bỏ chủ ngữ).

d. Cả 3 mục đích trên

2. Trạng ngữ có tác dụng gì trong câu? (0.5đ)

a. Xác định thời gian, nguyên nhân, nơi chốn của sự việc diễn ra trong câu.

b. Xác định thời gian, nơi chốn, mục đích của sự việc diễn ra trong câu.

c. Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương tiện của sự việc diễn ra trong câu.

d. Xác định thời gian, nơi chốn của sự việc diễn ra trong câu.

3. Nối một vế câu ở cột A với một vế ở cột B sao cho phù hợp (1đ)

AB
(1) Trạng ngữ chỉ thời gian (a) Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục đặc sắc
(2) Trạng ngữ chỉ nơi chốn (b) Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ
(3) Trạng ngữ chỉ nguyên nhân (c) Vì lạnh, anh ấy bị ho.
(4) Trạng ngữ cách thức, phương tiện (d) Dưới cánh đồng, lúa trổ bông vàng óng

4. Câu nào trong số các câu cho sau đây là câu rút gọn ? (0.5đ)

a. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

b. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.

c. Anh trai tôi học ăn, học nói, học gói, học mở.

d. Ai cũng phải học ăn, học nói, học gói, học mở.

5. Câu in đậm trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu gì?

Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm hạ. (Nguyễn Thị Thu Hiển). (0.5đ)

a. Câu đặc biệt.

b. Câu rút gọn.

c. Câu đơn bình thường.

d. Câu ghép.

1. Đặt 2 câu, trong đó có 1 câu trạng ngữ chỉ thời gian, một câu trạng ngữ chỉ nơi chốn. (2đ)

2. Tìm các câu đặc biệt và chỉ rõ tác dụng của nó trong các trường hợp sau (2đ):

a. Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà.

b. Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế? ( Phạm Duy Tốn)

3. Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 câu) giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn. (3đ)

Đáp án và thang điểm

I. Trắc nghiệm

12 3 4 5
d c 1 - b; 2 - d; 3 – c; 4 - a; aa

II. tự luận (7 điểm)

1. HS đặt được câu đúng về cấu tạo, phù hợp về nghĩa:

- 1 câu trạng ngữ chỉ thời gian. (1đ)

- 1 câu trạng ngữ chỉ nơi chốn (1đ)

2. Tìm các câu đặc biệt và chỉ rõ tác dụng của nó trong các trường hợp sau (2đ):

a. Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà. (0.5đ)

=> Câu dặc biệt chỉ thời gian. (0.5đ)

b. Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế? ( Phạm Duy Tốn) (0.5đ)

=> Câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc (0.5đ)

3. Viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát (2.5đ)

Tham khảo gợi ý sau:

- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến công ơn người trồng ra nó. Để có những trái ngon ngọt, thơm phức là nhờ công cày cuốc, chăm bón không quản nắng mưa của những “kẻ trồng cây”.

- Nghĩa bóng: bài học về lòng biết ơn. Phải biết ghi nhớ công ơn của người tạo ra thành quả cho chúng ta thụ hưởng. Đó chính là đạo lí làm người cần khắc sâu.

- HS sử dụng câu rút gọn (0.5đ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

1. Câu đặc biệt thường dùng để:

a. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.

b. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

c. Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp.

d. Cả 3 mục đích trên

2. Trạng ngữ trong câu : " Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ" bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

a. Nguyên nhân diễn ra các hành động được nói đến trong câu.

b. Cách thức diễn ra các hành động được nói đến trong câu.

c. Mục đích thực hiện các hành động được nói đến trong câu.

d. Nơi chốn diễn ra các hành động được nói đến trong câu.

3. Trong những câu sau, câu nào là câu rút gọn?

a. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

b. Người ta là hoa đất.

c. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

d. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

4. Câu “Bình tĩnh, em mở sách ra tìm đọc lại câu chuyện” có sử dụng loại trạng ngữ nào?

a. Trạng ngữ chỉ cách thức.

b. Trạng ngữ chỉ thời gian.

c. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

d. Trạng ngữ chỉ mục đích.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 5 – 6.

Tháng mười.

Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm. Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang, bồng bồng như bọt nước. Bếp nhiều nhà thành lò rèn, chí chát đêm ngày tiếng búa đập. Chè trên núi lại sắp vào vụ mới, búp tơ đã nhu nhú.

Can Chư Sủ dậy sớm. Lặng lẽ nghe những âm thanh quen thuộc quanh mình.

(Theo Ma Văn Kháng, Vùng biên ải)

5. Câu “Lặng lẽ nghe những âm thanh quen thuộc quanh mình” là loại câu gì?

a. Câu đơn bình thường.

b. Câu rút gọn.

c. Câu đặc biệt.

d. Câu ghép.

6. Trong những câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

a. Tháng mười.

b. Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm.

c. Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang, bồng bồng như bọt nước.

d. Bếp nhiều nhà thành lò rèn, chí chát đêm ngày tiếng búa đập.

1. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng một câu đặc biệt và một câu rút gọn (2 điểm).

2. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” trong đó có sử dụng một câu rút gọn và một câu đặc biệt, gạch chân dưới các câu đó. (5đ)

Đáp án và thang điểm

I. Trắc nghiệm

1 2 34 5 6
dd c a b a

II. Tự luận:

1. HS đặt được câu đúng về cấu tạo, phù hợp về nghĩa:

- 1 câu rút gọn (1đ)

- 1 câu đặc biệt (1đ)

2. Viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát (3đ)

Tham khảo gợi ý sau:

- Nghĩa đen: đói vẫn phải ăn miếng ăn sạch sẽ, rách cũng nên giữ cho quần áo thơm tho.

- Nghĩa bóng: Dù trong nghịch cảnh nào cũng phải giữ vững phẩm chất, kiên định, tinh thần trong sạch. Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn. Trong hoàn cảnh ấy, nhân cách con người dễ bị tha hóa. Bởi vậy con người càng phải giữ vững phẩm giá, bản chất lương thiện.

- Từ 2 hình ảnh này, câu tục ngữ đưa ra lời khuyên: Dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, con người cũng phải giữ cho tinh thần mình được trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý.

- Là sự tự khẳng định và đề cao phẩm gía người lao động.

- HS sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn (1.5đ)

- HS gạch chân dưới câu đặc biệt và câu rút gọn đó (0.5đ)

Xem thêm các bài kiểm tra, bài thi môn Văn 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học