Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 có đáp án (10 đề)



Phần dưới là danh sách Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 có đáp án, cực hay. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 7.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 2

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

1. Nối tên các tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm)

AB
(1) Cổng trường mở ra (a) Khánh Hoài
(2) Cuộc chia tay của những con búp bê (b) Bà Huyện Thanh Quan
(3) Phò giá về kinh (c) Lý Lan
(4) Bánh trôi nước (d) Trần Quang Khải

2. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)

a. Thất ngôn tứ tuyệt

b. Thất ngôn bát cú

c. Thất ngôn xen lục ngôn

d. Song thất lục bát

3. Đứng trước Đèo Ngang, tác giả có tâm trạng như thế nào? (0.5 điểm)

a. Say sưa ngắm nhìn cảnh đẹp

b. Sợ hãi trước cảnh thiên nhiên hoang vắng

c. Lẻ loi trước thực tại và nhớ nước thương nhà

d. Lưu luyến không muốn dời chân đi

4. Câu ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” thuộc chủ đề nào? (0.5 điểm)

a. Tình cảm gia đình

b. Tình yêu quê hương, đất nước

c. Than thân

d. Châm biếm

5. Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược là nội dung của văn bản nào? (0.5 điểm)

a. Phò giá về kinh

b. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

c. Sông núi nước Nam

d. Bài ca Côn Sơn

1. Chép lạị bản dịch thơ “ Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch (1 điểm)

2. Em có cảm nghĩ gì về thân phận người phụ nữ được phản ánh qua bài ca dao sau:

    “ Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” (6 điểm)

Đáp án và thang điểm

1 2 3 4 5
1 – c; 2 – a; 3 – d; 4 – b b c a c

1. Bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư:

   Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

   Xa trông dòng thác trước sông này

   Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

   Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.

2. Viết bài văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:

a. Phần mở bài (0.5 điểm)

- Giới thiệu bài ca dao

- Nêu chủ đề bài xa dao: ca dao than thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: nhỏ bé, đắng cay, nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào hoàn cảnh.

b. Thân bài (5 điểm)

- Bài ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói lên thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mở đầu như vậy cho ta thấy thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, cay đắng của người phụ nữ xưa, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc. (1 điểm)

- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Thân em như trái bần trôi”.(0.5 điểm)

   + Cây bần là loại cây quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên hoặc được trồng để chống sạt lở ven sông, đầu ghềnh cuối bãi. (0.25 điểm)

   + Tên gọi của trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, đau khổ. Đồng thời hình ảnh cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao. (0.25 điểm)

- Cô gái ví mình thứ quả lạc giữa dòng nước mênh mông. Trái bần bé nhỏ bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy không “biết tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. (1 điểm)

- Bài ca dao diễn tả chân thực cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. ở đó, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cành, không có quyền tự quyết cuôc đời mình. (1.0 điểm)

- Bài ca dao có thế ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những người phụ nữ bình dân. HS có thể mở rộng một vài bài ca dao cùng chủ đề để liên hệ. (0.5 điểm)

- Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, hình ảnh so sánh độc đáo, có hình thức của câu hỏi tu từ. (0.5 điểm)

c. Kết bài (0.5 điểm)

Khẳng định lại giá trị bài ca dao. Nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 2

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm)

AB
(1)Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (a) Thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
(2)Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (b) Ngợi ca phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Hồ Chí Minh. Từ đó rút ra bài học về việc học tập, rèn luyện theo tấm gương Bác.
(3)Đức tính giản dị của Bác Hồ (c) Tiếng Việt giàu và đẹp. Sự phát triển của nó chứng minh sức sống dồi dào của dân tộc.
(4)Ý nghĩa văn chương (d) Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Nét đẹp ấy cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

2. Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào? (0.5đ)

a. Văn học trung đại.

b. Văn học dân gian.

c. Văn học thời kì chống Pháp.

d. Văn học thời kì chống Mĩ.

3. Nội dung của những câu tục ngữ về con người và xã hội là: (0.5đ)

a. Thể hiện truyền thống, tôn vinh giá trị con người.

b. Bài học đối nhân xử thế cho con người ở nhiều lĩnh vực.

c. Cả 2 đáp án trên.

4. Các văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, “Ý nghĩa văn chương”, “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” đều thuộc thể loại nào? (0.5đ).

a. Văn bản nghị luận.

b. Văn bản nhật dụng.

c. Văn bản tùy bút.

5. Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã bàn tới ý nghĩa của văn chương trên những phương diện nào? (0.5đ)

a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

b. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ của văn chương.

c. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công cụng của văn chương.

d. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng và giá trị của văn chương.

6. Trong những câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? (0.5đ)

a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sang/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

b. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

c. Cái răng, cái tóc là góc con người.

d. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

7. Câu nêu luận điểm chính của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là: (0.5đ)

a. Tiếng Việt có những nét đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

b. Tiếng Việt trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.

c. Tiếng Việt gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.

d. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.

1. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa năm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”? (1đ)

2. Viết một bài văn ngắn (10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. (5đ)

Đáp án và thang điểm

I. Trắc nghiệm

12 3 4 5 6 7
1- d; 2 – c; 3 – b; 4 – ab c ad c a

II. Tự luận

1. Lí giải câu tục ngữ:

- Câu tục ngữ cung cấp cho ta kinh nghiệm trong cách đo thời gian, thể hiện kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên thông qua việc quan sát các hiện tượng tự nhiên lâu dài, ổn định. (0.5đ)

- Thời gian ngày đêm được nhận biết qua một số tín hiệu cụ thể. Khi quan sát thấy ngày dài đêm ngắn đoán biết được vào tháng 5 âm lịch; thấy ngày ngắn đêm dài thì khẳng định vào tháng 10 âm lịch. (0.5đ)

2. Viết văn

a. Yêu cầu chung (0.5đ):

- HS viết được một bài văn ngắn (10 – 15 dòng), bố cục mạch lạc, đủ 3 phần chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt.

- Hành văn mạch lạc, trong sáng, lưu loát; nêu được cảm nhận sâu sắc về lòng yêu nước.

b. Yêu cầu cụ thể (4.5đ).

- Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc, được biểu hiện đa dạng, rõ nét trong lịch sử (1.5đ)

- Ngày nay, đứng trước bối cảnh lịch sử mới, lòng yêu nước có nhiều biểu hiện khác nhau (1.5đ).

- Nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong bồi dưỡng, phát huy giá trị của lòng yêu nước(1.5đ).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 2

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

1. Nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là:

a. Mô tả các hiện tượng tự nhiên.

b. Nói lên sự vất vả trong lao động sản xuất của nhân dân khi đứng trước tự nhiên.

c. Bàn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

d. Đúc kết kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.

2. Trong các câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ?

a. Một nắng hai sương.

b. Khoai đất lạ, mạ đất quen.

c. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

d. Thứ nhất cày ải, thứ nhì phân vãi.

3.Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong bối cảnh lịch sử nào?

a. Thời kì trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.

b. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

c. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ(1954 -1975).

d. Thời kì thống nhất đất nước sau năm 1975.

4. Chứng cứ nào không được dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác ?

a. Chỉ vài ba món giản đơn.

b. Những món ăn được nấu công phu .

c. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

d. Đồ ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.

5. Theo tác giả Đặng Thai Mai, vì sao tiếng Việt của chúng ta hay?

a. Tiếng Việt tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.

b. Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người.

c. Tiếng Việt thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa, xã hội.

d. Cả 3 đáp án trên.

6. Trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?

a. Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận.

b. Chứng minh kết hợp với tự sự.

c. Chứng minh kết hợp với bình luận.

d. Chứng minh kết hợp với miêu tả.

1. Chép 3 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất em được học trong chương trình Ngữ văn 7. Nêu cảm nhận của em về một trong 3 câu tục ngữ đó. (2 điểm)

2. Nêu nội dung chính và nét nghệ thuật tiêu biểu của văn bản “Ý nghĩa văn chương” – Hoài Thanh. (4 điểm)

3. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”? (1đ)

Đáp án và thang điểm

I. Trắc nghiệm

1 23 45 6
da b b d c

II. Tự luận

1.

- HS chép đúng, đủ 3 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. (1đ)

- HS nêu cảm nhận về câu tục ngữ:

   + Chỉ ra nội dung của câu tục ngữ (đúc rút kinh nghiệm trên phương diện nào, phân tích). (0.5đ)

   + Chỉ ra nghệ thuật của câu tục ngữ (từ ngữ, hình ảnh, kết cấu…)(0.5đ).

2.

- Nội dung (3đ):

   + Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha, lòng thương người, thương muôn vật, muôn loài.

   + Văn chương là hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm mới, luyện những tình cảm vốn có, làm cho đời sống con người phong phú, sâu rộng hơn.

   + Đời sống của nhân loại sẽ nghèo nàn nếu không có văn chương.

- Nghệ thuật (1đ)

   + Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, giàu sức thuyết phục.

   + Cách nêu dẫn chứng đa dạng, lời văn giản dị, giàu hình ảnh và cảm xúc.

3.

- Câu tục ngữ đưa ra những nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. (0.25đ)

- “sạch”, “thơm”: tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức của con người, nhân cách và năng lực của người đó. Một con người dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng không được buông thả, lệch lạc. phải giữ cho bản thân và tinh thần được trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý. (0.75đ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 2

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

(SGK Văn 7, tập 2)

1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?

a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh.

b. Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.

c. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng.

d. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt – Đặng Thai Mai.

2. Câu văn nào nêu rõ nhất luận điểm của đoạn văn trên?

a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

b. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

c. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

a. Miêu tả.

b. Biểu cảm.

c. Nghị luận.

d. Tự sự.

4. Trong những câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ về con người và xã hội?

a. Đói cho sạch, rách cho thơm.

b. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

c. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

d. Không thầy đố mày làm nên.

5. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho hợp lí.

A B
(1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (a) Tiếng Việt – một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc (1967)
(2) Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (b) Bình luận văn chương.
(3) Đức tính giản dị của Bác Hồ (c) Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.
(4) Ý nghĩa văn chương(d) Báo cáo chính trị - Đại hội Đảng lần II – 1951.

1. Chép 3 câu tục ngữ về con người và xã hội em được học trong chương trình Ngữ văn 7. Nêu cảm nhận của em về một trong 3 câu tục ngữ đó. (2 điểm).

2. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác trong đời sống và quan hệ với mọi người, trong lời ăn tiếng nói, bài viết? (5 điểm)

Đáp án và thang điểm

I. Trắc nhgiệm

1 23 4 5
aa c b 1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b

II. Tự luận

1.

- HS chép đúng, đủ 3 câu tục ngữ về con người và xã hội. (1đ)

- HS nêu cảm nhận về câu tục ngữ:

   + Chỉ ra nội dung của câu tục ngữ (đúc rút kinh nghiệm trên phương diện nào, phân tích). (0.5đ)

    + Chỉ ra nghệ thuật của câu tục ngữ (từ ngữ, hình ảnh, kết cấu…)(0.5đ).

2.

- Trong đời sống hàng ngày: bữa ăn, căn nhà (1.5đ):

   + Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản.

   + Lúc ăn Bác không để vãi một hạt cơm.

   + Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

   + Căn nhà sàn chỉ có vẻn vẹn vài ba phòng.

- Trong lối sống (1.5đ):

   + Bác suốt đời làm việc, suốt đời làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước cứu dân đến việc rất nhỏ…

   + Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.

   + Bác đặt tên cho số đồng chí phục vụ cái tên gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.

- Trong lời nói và bài viết (1đ):

   + Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

=> Tác giả lựa chọn những luận cứ xác thực, phong phú, có sức thuyết phục. Những điều nói ra được đúc rút từ thực tiễn gắn bó gần gũi, lâu dài của tác giả với Bác càng làm nổi bật được đức tính giản dị của Bác (1đ)

- Liên hệ đức tính giản dị trong đời sống.

Xem thêm các bài kiểm tra, bài thi môn Văn 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học