Bộ 50 Đề thi Ngữ Văn 7 Học kì 1 năm học 2024 - 2025 có đáp án



Bộ 50 Đề thi Ngữ Văn 7 Học kì 1 năm học 2024 - 2025 có đáp án

Phần dưới là danh sách Top 50 Đề thi Ngữ Văn 7 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án gồm các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, đề thi giữa kì, đề thi học kì 1. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 7.

Lưu trữ: Bộ Đề thi Ngữ Văn 7 khác:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 15 phút

Đề bài: So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyễn và cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

- Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt.

   + ở “Bạn đến chơi nhà” cụm từ có ý nghĩa chỉ hai người chủ và khách – hai người bạn. Cụm từ cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông, gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ.

   + ở “Qua đèo ngang” cụm từ có ý chỉ 1 người – chủ thể trữ tình của bài thơ. Cụm từ thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Xác định tác giả văn bản “Bài ca Côn Sơn’’.

A. Lí Thường Kiệt    B. Trần Nhân Tông    C. Nguyễn Trãi    D. Trần Quang Khải

Câu 2: Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến tất cả mọi người?

A. Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến con cái.

B. Ca ngợi tình cảm trong sáng của hai anh em Thành và Thuỷ vô cùng yêu thương nhau.

C. Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh gia đình chia li.

D. Khẳng định tình cảm gia đình là vô cùng quý, các bậc cha mẹ phải trân trọng và giữ gìn hạnh phúc.

Câu 3: Đọc bài ca dao sau đây:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Bài ca dao trên là lời của ai nói với ai?

A. Lời của cha mẹ nói với con cái.

B. Lời của ông bà nói với con cháu.

C. Lời của mẹ nói với con gái.

D. Lời của anh em khuyên nhủ lẫn nhau.

Câu 4: Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm theo thể thơ nào ?

A. Thất ngôn bát cú    B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt    D. Thơ lục bát

Câu 5: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ “Qua đèo Ngang” là tâm trạng như thế nào?

A. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương

B. Yêu say trước vẻ đẹp của quê hương đất nước

C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước

D. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn

Câu 6: Trong văn bản “Mẹ tôi” của Et-môn-đô đơ A-mi-xi. Em hãy cho biết bố của En- ri- cô là người như thế nào?

A. Rất thương yêu và nuông chiều con

B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ lỗi lầm cho con

C. Yêu thương,nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con.

D. Luôn thay thế mẹ giải quyết mọi vấn đề trong gia đình.

Câu 1: Chép lại theo trí nhớ hai bài ca dao – dân ca bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”. Cụm từ ấy gợi lên ở người đọc tình cảm gì?

Câu 2: Có bạn cho rằng cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo ngang”“Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

1 – C 2 – D 3 – A 4 – C 5 – C 6 – C

Câu 1:

- Chép chính xác:

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Cảm xúc gợi lên từ cụm từ “thân em” : xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa.

Câu 2:

- Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt.

   + ở “Bạn đến chơi nhà” cụm từ có ý nghĩa chỉ hai người chủ và khách – hai người bạn. Cụm từ cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông, gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ.

   + ở “Qua đèo ngang” cụm từ có ý chỉ 1 người – chủ thể trữ tình của bài thơ. Cụm từ thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - năm học ....

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 : (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

... “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!..”.

(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.

c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2 : ( 2 điểm) Cho hai câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

( “Bạn đến chơi nhà” - Nguyễn Khuyến)

a. Tìm đại từ trong hai câu thơ trên và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?

b. Hai câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ?

c. Viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) thể hiện tâm trạng của nhà thơ khi có bạn đến thăm.

Câu 3 : (5 điểm) Cảm nghĩ về một người thân của em.

Câu 1 :

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi”

- Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa )

b. Tìm 2 từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn

- Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận

c. Nội dung chính đoạn văn

Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy.

Câu 2 :

a. - Các đại từ: bác.

- Dùng để xưng hô

b. Hai câu thơ thể hiện sự vui mừng khi có bạn đến thăm.

c. Viết đoạn văn:

+ Hai câu thơ cho biết 2 người bạn ít gặp nhau (đã bấy lâu), Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác (cách xưng hô vừa có ý tôn trọng vừa có ý thân mật).

+ Câu thơ không chỉ là một thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là một tiếng reo vui, đầy hồ hởi, phấn khởi khi đã bao lâu mới được bạn đến thăm. Thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, chính vì vậy ông rất vui mừng khi có bạn tới thăm.(0,5đ)

Câu 3 :

* Yêu cầu chung:

- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo

- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.

- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.

* Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần

a. Mở bài ( 1,0 điểm)

- Giới thiệu về mẹ của em.

- Nêu cảm nghĩ khái quát về mẹ.

b. Thân bài (3,0 điểm)

- Những nét nổi bật về ngoại hình của mẹ mà em yêu, em nhớ mãi...

Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của mẹ và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.

- Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của mẹ làm em yêu mến, xúc động...

Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của mẹ và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.

- Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với mẹ.

Kể sơ qua một kỉ niệm với mẹ để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn... Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc.

c. Kết bài (1,0 điểm)

- Khẳng định lại tình cảm với mẹ.

- Những mong ước với mẹ và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với mẹ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Ngữ Văn 7 Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?

A. Hà Ánh Minh.      B. Hoài Thanh.

C. Phạm Văn Đồng.      D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút      B. Truyện ngắn

C. Hồi kí      D. Kí sự

Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?

A. Biểu cảm      B. Tự sự

C. Nghị luận      D. Miêu tả

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người

B. Tình yêu lao động của con người

C. Do lực lượng thần thánh tạo ra

D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

A. Cốt truyện      B. Luận cứ

C. Các kiểu lập luận      D. Luận điểm.

Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?

A. Tranh luận      B. Ngợi ca

C. So sánh      D. Phê phán

Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?

A. Đơn xin chuyển trường

B. Biên bản đại hội Chi đội

C. Thuyết minh cho một bộ phim

D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 – 2012

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi.

B. Tôi bị ngã

C. Con chó cắn con mèo

D. Nam bị cô giáo phê bình

Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?

Câu 2: (1 điểm) Xác định cụm C – V trong các câu sau:

a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

Câu 3: (5 điểm)

Đề bài: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".

1 2 3 4 5 6 7 8
A B C D A B C D

Câu 1: (2 điểm)

- Giá trị nội dung văn bản "Sống chết mặc bay"

    + Giá trị hiện thực: Đối lập gay gắt cuộc sống của dân với cuộc sống sa hoa của bọn quan lại (1 điểm)

    + Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với người dân nghèo và sự căm phẫn trước thái độ của bọn quan vô lại.

- Giá trị nghệ thuật: ngôn ngữ xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tương phản, tăng cấp được sử dụng tinh tế. (1 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

a, Huy học giỏi// khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

    CN                                     VN

b, Bỗng, một bàn tay đập vào vai// khiến hắn giật mình.

        CN                                                              VN

Câu 3: (5 điểm)

Chứng minh câu tục ngữ

MB: Giới thiệu câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nêu nội dung câu tục ngữ biểu thị. (1 điểm)

TB: Giải thích câu tục ngữ (2,5 điểm)

- Nghĩa đen: một mảnh sắt to được mài nhỏ, mài nhỏ thành chiếc kim.

- Nghĩa bóng: chỉ lòng kiên trì của con người có thể làm nên kì tích, thành công.

Bàn luận vấn đề

- Câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu cho chúng ta về tính kiên trì, sự chăm chỉ miệt mài theo đuổi mục tiêu

Bàn luận

- Câu tục ngữ như lời dạy bổ ích cho mỗi con người ta

- Câu tục ngữ thể hiện sự bền lòng vững chí của người có sự kiên nhẫn

Chứng minh:

Mọi việc khó khăn, nếu có quyết tâm và kiên trì thì đều đạt được thành quả

- Trong học tập

- Trong đời sống thường nhật

Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

KB: nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ, bài học rút ra cho bản thân (1 điểm)

Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục rõ ràng, luận điểm sắp xếp hợp lý (0,5 điểm)

Xem thêm các bài kiểm tra, bài thi môn Văn 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học