Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 1 có đáp án (10 đề)



Phần dưới là danh sách Top 4 Đề thi 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 1 có đáp án, cực hay. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn lớp 7.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1: Trong những từ sau, từ nào là từ láy hoàn toàn?

A. Thăm thẳm.    B. Rơm rạ.    C. Long lanh.    D. Róc rách.

Câu 2: Trong các đại từ sau đây, đại từ nào dùng để hỏi về số lượng?

A. Thế nào, sao    B. Làm sao, việc gì

C. Ai, làm gì    D. Bao nhiêu, mấy

Câu 3: Trong các từ sau nào là từ Hán Việt?

A. Nhẹ nhàng.    B. Ấn tượng .    C. Hữu ích.    D. Hồi hộp.

Câu 4: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây :

“Chị em như chuối nhiều tàu

Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nặng lời”

A. Chị - Em    B. Lành - Rách    C. Tấm - Lời    D. Tàu - Chuối.

Câu 5: Chữ “cổ” trong từ nào sau đây không đồng âm với chữ “cổ” trong những từ còn lại?

A. Cổ tay    B. Cổ tích C.    Cổ thụ    D. Cổ kính

Câu 6: Đọc hai câu thơ sau đây :

“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này”

Hãy xác định từ đồng nghĩa với từ trông ở câu thơ thứ hai .

A. Mong    B. Nhìn    C. Đợi    D. Chờ

Câu 1: (3đ) Thế nào là đại từ ? Đặt một câu có chứa đại từ dùng để trỏ người và cho biết chúng giữ chức vụ gì trong câu ?

Câu 2: (4đ) Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ. Gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn văn đó.

1 – A 2 – D 3 – C 4 – B 5 – A 6 – B

Câu 1:

- Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất…. Được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ…

- Ví dụ: Chúng tôi vừa đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh.

+ Đại từ trỏ người và dùng làm chủ ngữ trong câu.

Câu 2:

Tham khảo : Đoạn văn viết về người bạn thân

   Em có một người bạn thân tên là Nga. Tuy em và bạn ấy không học cùng lớp nhưng chúng em vẫn chơi rất thân với nhau. Nhà em bạn ấy gần nhau, thế chúng em hay sang nhà nhau chơi. Nga là một bạn nữ xinh xắn, dễ thương, đặc biệt bạn học rất giỏi. tính nết vui vẻ, hòa đồng nên em rất yêu quý bạn ấy.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu 1: Trong những từ sau từ nào là từ ghép?

A. Xôn xao    B. Hoa hồng    C. Đo đỏ    D. Lung linh

Câu 2: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ hai.    B. Ngôi thứ nhất số ít.

C. Ngôi thứ ba số ít.    D. Ngôi thứ nhất số nhiều.

Câu 3: Từ “Thi sĩ” có nguồn gốc từ đâu?

A. Từ Hán Việt    B. Từ thuần Việt    C. Từ tiếng Anh    D. Từ tiếng Pháp

Câu 4: Điền quan hệ từ thích hợp vào câu văn sau: “Bạn ấy cố gắng học …….cha mẹ vui lòng”

A. Để    B. Vì    C. Nhưng    D. Thì

Câu 5: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây :

“Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”

A. Tết - Nhà    B. Chẳng - Thì    C. Giàu - nghèo    D. Số - Ngày

Câu 6: Việc sử dụng từ láy trong 2 câu thơ sau có tác dụng biểu đạt chính như thế nào?

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

A. Tô đậm hình ảnh con người nhỏ bé giữa không gian bao la ở chốn Đèo Ngang.

B. Tô đậm tính chất thưa thớt, tiêu điều của cảnh sinh hoạt ở Đèo Ngang.

C. Gợi tả một không gian vũ trụ rộng lớn đối lập với con người nhỏ bé, cô đơn.

D. Gợi tả hình ảnh con người nhỏ nhoi, sự sống thưa thớt qua đó tô đậm khung cảnh đèo Ngang heo hút, hoang sơ.

Câu 1: (1đ) Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh:

a. Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

b. Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Câu 2: (2đ) Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:

a. Ăn, xơi, chén.

b. Cho, tặng, biếu.

Câu 3: (4đ) Viết một đoạn văn ngắn (8-10 dòng) theo đề tài tự chọn trong đó có sử dụng từ ghép và từ láy. Chỉ ra từ ghép và từ láy đó.

1 – B 2 – B 3 – A 4 – A 5 – C 6 – D

Câu 1: Chữa lại:

a. Bỏ từ “đối với”

b. Bỏ từ “qua”

Câu 2: Phân biệt nghĩa của các từ:

a. Ăn, xơi, chén:

- Giống: hành động đưa thức ăn vào cơ thể.

- Khác:

   + ăn: nghĩa bình thường.

   + xơi : lịch sự, thường dùng trong lời mời.

   + chén: thông tục, sắc thái suồng sã, thân mật.

b. Cho, tặng, biếu:

- Giống: tả hành động trao ai vật gì đấy.

- Khác:

   + cho: sắc thái bình thường.

   + tặng: thể hiện sự long trọng, không phân biệt ngôi thứ.

   + biếu: thể hiện sự kính trọng.

Câu 3: Viết đoạn văn.

Đoạn văn mẫu:

Thế là mùa xuân mong ước đã đến! Xuân về mang theo những tia nắng sưởi ấm vạn vậtđất trời. Cây cối đâm chồi nảy lộc, những chiếc lá non xanh mơn mởn hé lộ giữa trời xuân. Những chùm hoa nhỏ li ti xuất hiện trên những cây bưởi, cây cam, cây nhãn… Mưa phùn lất phất chỉ đủ để cành đào nở hoa khoe sắc thắm với tạo vật. Xuân về, Tết đến, người người đi chợ xuân mua sắm đồ Tết, nhà nhà cùng nhau gói bánh chưng xanh. Ai cũng vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc. Mùa xuân kì diệu như vậy đấy!

- Các từ ghép là: mùa xuân, mong ước, tia nắng, vạn vật, đất trời, cây cối, chiếc lá, cây bưởi, cây cam, cây nhãn, cành đào, bánh chưng, hạnh phúc, kì diệu…..

- Các từ láy là: mơn mởn, li ti, lất phất, người người, nhà nhà, vui vẻ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1: Trong những từ sau từ nào là từ ghép đẳng lập

A. Xe đạp    B. Quần áo    C. Cá chép    D. Cây bàng

Câu 2: Trong những từ sau, từ nào là từ láy?

A. Thăm thẳm.    B. tươi tốt.    C. hoa hồng.    D. tóc tai.

Câu 3: Trong câu “Họ đã làm xong công việc”, đại từ “Họ” thuộc ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ hai.     B. Ngôi thứ nhất số ít.

C. Ngôi thứ ba số ít.    D. Ngôi thứ ba số nhiều.

Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào có dùng quan hệ từ?

A. Bố mẹ rất buồn.

B. Chiều hôm qua,anh ấy đến câu lạc bộ.

C. Dòng sông này nước rất trong.

D. Bạn và tôi cùng đến trường.

Câu 5: Cặp từ nào sau đây không phải là từ trái nghĩa ?

A. Ra - Vào.    B. Đẹp - Xấu.    C. Chạy - Nhảy.    D. Lở - Bồi.

Câu 6: Từ nào đồng nghĩa với từ tinh khiết ?

A. Thanh nhã    B.Trong sạch    C. Trắng thơm    D. Thơm mát.

Câu 1: Đặt câu với cặp quan hệ từ sau và cho biết ý nghĩa của cặp quan hệ từ đó:

Vì - nên , Giá mà - thì

Câu 2: Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa.

1 – B 2 – A 3 – D 4 – D 5 – C 6 – B

Câu 1: Đặt câu:

- chăm chỉ học nên cuối năm nó được học sinh giỏi. (nguyên nhân - kết quả)

- Giá mà tôi có nhiều tiền thì tôi sẽ mua được chiếc xe ấy. (điều kiện, giả thiết – kết luận)

Câu 2: Viết đoạn văn.

Đoạn văn mẫu:

   Thế là cô nàng mùa xuân trẻ trung, xinh đẹp đã về thay phiên cho bà lão mùa đông già nua lụ khụ! Xuân về mang theo những tia nắng sưởi ấm vạn vật và đất trời. Cây cối đâm chồi nảy lộc, những chiếc lá non xanh mơn mởn hé lộ giữa trời xuân. Những chùm hoa nhỏ li ti xuất hiện trên những cây bưởi, cây cam, cây nhãn… Mưa xuân không to như mưa rào mùa hạ mà nhỏ lất phất chỉ đủ để cành đào nở hoa khoe sắc thắm với tạo vật. Xuân về, Tết đến, người lớn, trẻ nhỏ đi chợ xuân mua sắm đồ Tết, nhà nhà cùng nhau gói bánh chưng xanh. Ai cũng vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc. Mùa xuân kì diệu như vậy đấy!

- Từ trái nghĩa: trẻ trung – già nua, to – nhỏ, lớn – nhỏ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1: Xác định từ láy trong những từ sau đây :

A. Đằng đông    B. Sáng sớm    C. Thơm tho    D. Đây đó.

Câu 2: Các đại từ: Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày … trỏ gì?

A. Người.    B. Số lượng.

C. Hoạt động, tính chất, sự việc.    D. Người hoặc sự vật

Câu 3: Câu sau đây mắc lỗi gì về quan hệ từ “Chúng tôi lắng nghe câu chuyện đầu đến cuối”

A. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

B. Thiếu quan hệ từ.

C. Thừa qua hệ từ

D. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết

Câu 4: Chọn các từ đồng nghĩa dưới đây điền vào dấu (...) trong câu văn sau sao cho phù hợp với sắc thái biểu cảm: "Mẹ Nguyễn Thị Thứ là người mẹ Việt Nam anh hùng, có nhiều con (...) trong các cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc".

A. Hi sinh    B. Chết    C. Tử nạn    D. Mất

Câu 5: Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “Thân thiết”?

A. Yêu thương    B. Quý mến    C. Kẻ thù    D. Thương nhớ

Câu 6: Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ:

“Tuy trời nắng nóng nên chúng tôi vẫn quyết định đi chơi.”

A. Thừa quan hệ từ

B. Thiếu quan hệ từ

C. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

Câu 1: Thế nào là từ đồng âm, cho ví dụ minh họa.

Khi sử dụng từ đồng âm, ta cần phải chú ý điều gì?

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 dòng) trong đó có sử dụng quan hệ từ. Chỉ ra các quan hệ từ đó.

1 – C 2 – D 3 – B 4 – A 5 – C 6 – C

Câu 1: - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, chẳng liên quan gì với nhau.

Ví dụ:

   + Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

   + Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

- Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Câu 2: Tham khảo : Đoạn văn viết về người bạn thân

   Em có một người bạn thân tên là Nga. Tuy em và bạn ấy không học cùng lớp nhưng chúng em vẫn chơi rất thân với nhau. Nhà em bạn ấy gần nhau, thế chúng em hay sang nhà nhau chơi. Nga là một bạn nữ xinh xắn, dễ thương, đặc biệt bạn học rất giỏi. tính nết vui vẻ, hòa đồng nên em rất yêu quý bạn ấy.

Xem thêm các bài kiểm tra, bài thi môn Văn 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học