Top 50 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Kết nối tri thức có đáp án

Bộ 50 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 7.

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Học kì 1 Kết nối tri thức

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Học kì 2 Kết nối tri thức

Xem thử

Xem thêm Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường hay có hiện tượng nào sau đây?

A. Nhiều phù sa.

B. Đóng băng.

C. Giàu thủy sản.

D. Gây ô nhiễm.

Câu 2. Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào sau đây?

A. Nê-grô-it.

B. Môn-gô-lô-it.

C. Ơ-rô-pê-ô-it.

D. Ôt-xtra-lô-it.

Câu 3. Năm 2020, Liên minh châu Âu có diện tích khoảng

A. 4,1 triệu km2.

B. 4,2 triệu km2.

C. 4,3 triệu km2.

D. 4,4 triệu km2.

Câu 4. Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là

A. dầu mỏ, khí đốt, kim cương, vàng, chì, kẽm.

B. kim cương, vàng, chì, kẽm, thạch anh, đồng.

C. dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.

D. khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, cao lanh).

Câu 5. Các chất khí gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là

A. NO2, CH4, SO2, PM2.5.

B. NO2, NH4, CFC, PM2.5.

C. NO2, NH3, SO2, PM2.5.

D. NO2, H2O, CO2, PM2.5.

Câu 6. Đường bờ biển của châu Âu có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhiều đảo, các đảo, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền, khúc khuỷu.

B. Dài, bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền, nhiều vũng vịnh.

C. Nhiều bán đảo, ô trũng, vịnh ăn sâu vào đất liền, đầm phá rộng.

D. Ngắn, nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền, nhiều đảo lớn.

Câu 7. Châu Âu là châu lục có mức độ đô thị hóa

A. thấp.

B. cao.

C. rất thấp.

D. rất cao.

Câu 8. Ở châu Âu, những đợt nắng nóng bất thường xảy ra ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Âu.

B. Nam Âu.

C. Tây Âu.

D. Đông Âu.

Câu 9. Quốc gia nào sau đây nằm giữa châu Âu nhưng chưa gia nhập Liên minh châu Âu?

A. Thụy Sĩ.

B. Ba Lan.

C. Bun-ga-ri.

D. Hà Lan.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn?

A. Ba mặt tiếp giáp với biển, đại dương rộng lớn.

B. Lãnh thổ có dạng hình khối, nhiều dãy núi cao.

C. Tiếp giáp với hai châu lục (châu Âu, châu Phi).

D. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu khí hậu châu Âu mang tính hải dương sâu sắc là do

A. diện tích chủ yếu là vùng đồng bằng.

B. ba mặt có biển và đại dương bao bọc.

C. nằm ở đới ôn hòa, nhiều dãy núi cao.

D. đường bờ biển bị cắt xẻ và nhiều đảo.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng với đới ôn hòa ở châu Á?

A. Có rừng mưa nhiệt đới gió mùa điển hình.

B. Thành phần loài đa dạng, có nhiều gỗ tốt.

C. Vùng núi phổ biến thảo nguyên, băng tuyết.

D. Phổ biến hoang mạc cực và đồng rêu rừng.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:

GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA/KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Quốc gia/khu vực

Hoa Kì

EU

Trung Quốc

Nhật Bản

Thế giới

GDP

20 893,7

15292,1

14722,7

5057,8

84 705,4

a) Tính tỉ trọng GDP của các quốc gia/khu vực năm 208-

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của một số quốc gia/khu vực trên thế giới năm 2020.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?

A. Vương quốc Tây Gốt.

B. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.

C. Vương quốc Đông Gốt.

D. Vương quốc Phơ-răng.

Câu 2. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?

A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.

B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...

C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.

Câu 3. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn M. Xéc-van-téc là

A. tiểu thuyết “Đôn-ki-hô-tê”.

B. tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

C. tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”.

D. tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”.

Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do giai cấp tư sản muốn

A. giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế.

B. có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội.

C. thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã.

D. dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến.

Câu 5. Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ

A. công điền.

B. tịch điền.

C. quân điền.

D. doanh điền.

Câu 6. Dưới thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là

A. tiểu thuyết chương hồi.

B. kinh kịch.

C. thơ.

D. văn biền ngẫu.

Câu 7. “Con đường tơ lụa” là những tuyến đường giao thương kết nối giữa

A. phương Đông và phương Tây.

B. Trung Quốc và Việt Nam.

C. các nước Đông Nam Á với phương Tây.

D. Trung Quốc và Ấn Độ.

Câu 8. Tác phẩm nào dưới đây được xếp vào Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc thời phong kiến?

A. Tỳ bà hành (của Bạch Cư Dị).

B. Tây sương kí (của Vương Thực Phủ).

C. Kim Vân Kiều truyện (của Thanh Tâm Tài Nhân).

D. Tam quốc diễn nghĩa (của La Quán Trung).

Câu 9. Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Ấn Độ dưới thời Vương triều Mô-gôn là

A. chùa hang A-gian-tan.

B. Đại bảo tháp San-chi.

C. Lăng Ta-giơ-Ma-han.

D. đền Bô-rô-bua-đua.

Câu 10. Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì

A. kinh tế có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc.

B. xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh.

C. nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo được xây dựng.

D. Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 11. Sau khi quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á (thế kỉ XIII),

nhiều vương quốc mới đã được thành lập ở khu vực này, ngoại trừ

A. Vương quốc Su-khô-thay.

B. Vương quốc A-út-thay-a.

C. Vương quốc Lan Xang.

D. Vương quốc Chăm-pa.

Câu 12. Chữ Nôm của người Việt được cải biến từ loại chữ nào?

A. Chữ Phạn của Ấn Độ.

B. Chữ Bra-mi của Ấn Độ.

C. Chữ Hán của Trung Quốc.

D. Chữ Latinh của phương Tây.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích tác động của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)

b. Liên hệ và cho biết: những cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI) có tác động như thế nào đến sự phát triển của nhà nước Đại Việt đương thời?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B

2-C

3-A

4-C

5-C

6-B

7-B

8-A

9-A

10-D

11-B

12-C

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Tính toán

- Công thức: Tỉ trọng GDP = Giá trị thành phần / Tổng giá trị x 100 (%).

- Áp dụng công thức, ta tính được % Tỉ trọng GDP của Hoa Kì = 20893,7 / 84705,4 = 24,7%. Làm tượng tự, ta tính được của kết quả sau: EU (18,2%), Trung Quốc (17,4%) và Nhật Bản (6,0%).

b) Vẽ biểu đồ

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA/KHU VỰC

TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2020

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-D

2-A

3-A

4-A

5-C

6-C

7-A

8-D

9-C

10-A

11-D

12-C

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm)

Yêu cầu a) Tác động của các cuộc phát kiến địa lí:

- Tác động tích cực:

+ Mở ra những con đường hàng hải mới; tìm ra những vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển…

+ Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển.

- Tác động tiêu cực: làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa.

Yêu cầu b) Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến sự phát triển của nhà nước Đại Việt đương thời:

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, thế kỉ XVI – XVIII, thuyền buôn châu Âu tìm đến Đại Việt ngày một nhiều, bước đầu đưa Đại Việt tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế.

- Góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị, như: Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,...

- Cùng với các thuyền buôn phương Tây, các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đến Đại Việt truyền đạo, thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây.

- Các nước tư bản phương Tây bắt đầu nhòm ngó Đại Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Các đô thị ở châu Á thường tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Khu vực nội địa.

B. Khu vực ven biển.

C. Trên các đảo lớn.

D. Vùng đồi trung du.

Câu 2. Tây Nam Á là nằm ở ngã ba của 3 châu lục nào sau đây?

A. Châu Á - châu Âu - châu Phi.

B. Châu Mĩ - châu Âu - châu Á.

C. Châu Phi - châu Mĩ - Nam cực.

D. Châu Á - châu Phi - châu Mĩ.

Câu 3. Khí hậu chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là

A. cận xích đạo.

B. nhiệt đới gió mùa.

C. nhiệt đới khô.

D. cận nhiệt lục địa.

Câu 4. Đảo lớn nhất ở châu Phi là

A. Xô-ma-li.

B. Ma-đa-gat-xca.

C. Đảo Likoma.

D. Gran Canaria.

Câu 5. Dân số châu Phi đứng thứ 2 thế giới sau châu lục nào sau đây?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Úc.

D. Châu Âu.

Câu 6. Cây cọ dầu được trồng nhiều ở khu vực nào sau đây của châu Phi?

A. Ven vịnh Ghi-nê.

B. Cực Bắc châu Phi.

C. Cực Nam châu Phi.

D. Ven Địa Trung Hải.

Câu 7. Các đô thị lớn ở châu Á phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Á, Đông Á và Đông Nam Á.

B. Nam Á, Đông Á và Tây Nam Á.

C. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.

D. Bắc Á, Trung Á và Đông Nam Á.

Câu 8. Phía tây phần đất liền có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?

A. Các đồng bằng rộng và nhiều núi trung bình.

B. Núi, sơn nguyên cao và hiểm trở; bồn địa lớn.

C. Chủ yếu là đồi núi, nhiều núi lửa và động đất.

D. Vùng đồi, núi thấp và các đồng bằng rộng lớn.

Câu 9. Châu Phi không có khí hậu nào sau đây?

A. Xích đạo.

B. Nhiệt đới.

C. Cận nhiệt.

D. Hàn đới.

Câu 10. Ở châu Phi có những cây lâu năm chủ yếu nào sau đây?

A. Chè, cà phê, cao su và điều.

B. Ca cao, cà phê, cọ dầu, chè.

C. Cà phê, chè, điều và cọ dầu.

D. Cao su, ca cao, cà phê, tiêu.

Câu 11. Nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng rất lớn bởi

A. nhịp điệu hoạt động của gió mùa.

B. nhịp điệu thay đổi của cảnh quan.

C. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi.

D. nhịp điệu hoạt động của sinh vật.

Câu 12. Ở các vùng hoang mạc của châu Phi dân cư phân bố thưa thớt do

A. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

B. nghèo tài nguyên khoáng sản.

C. chính sách dân cư của các nước.

D. xuất hiện các thiên tai tự nhiên.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm khí hậu và sinh vật của các môi trường tự nhiên ở châu Phi.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Người thống nhất các mường Lào (1353), đặt tên nước là Lan Xang, mở ra thời kì phát triển thịnh vượng của Vương quốc Lào là

A. Pha Ngừm.

B. Khún Bolom.

C. Giay-a-vác-man II.

D. Giay-a-vác-man VII.

Câu 2. So với các nước Đông Nam Á khác, điều kiện địa lí của Lào có điểm gì khác biệt?

A. Đất nước có nhiều đồi núi.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cằn cỗi.

D. Không tiếp giáp với biển.

Câu 3. Thời kì Ăng-co, vương quốc Cam-pu-chia đã

A. bước vào thời kì phát triển rực rỡ nhất.

B. được hình thành và bước đầu phát triển.

C. lâm vào khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực.

D. sụp đổ do sự xâm lược của quân Nguyên.

Câu 4. Quần thể kiến trúc nào được in trên quốc kì của Vương quốc Cam-pu-chia ngày nay?

A. Thạt Luổng.

B. Ăng-co Vát.

C. Chùa Vàng.

D. Đền Bô-rô-bu-đua.

Câu 5. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã

A. duy trì chức Tiết Độ sứ.

B. xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.

C. lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở  Đại La.

D. lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Câu 6. Nhân vật nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây:

“Vua nào thuở bé chăn trâu,

Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành,

Sứ quân dẹp loạn phân tranh,

Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?”

A. Ngô Quyền.

B. Lê Hoàn.

C. Lí Công Uẩn.

D. Đinh Bộ Lĩnh.

Câu 7. Dòng sông nào được nhắc đến trong câu thơ sau:

“ Đây là nơi chiến địa buổi Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”

A. Sông Mã.

B. Sông Cả.

C. Sông Hồng.

D. Sông Bạch Đằng.

Câu 8. Việc làm nào của Ngô Quyền đã khẳng định chủ quyền quốc gia?

A. Lên ngôi Hoàng đế sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.

B. Đặt quốc hiệu là Vạn Xuân với ước mong đất nước trường tồn.

C. Xưng là Tiết độ sứ, cử sứ giả sang Trung Quốc xin sắc phong.

D. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc.

Câu 9. Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc Việt Nam là gì?

A. Chấm dứt tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

B. Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, tái thiết nền độc lập của dân tộc.

C. Đánh tan quân xâm lược Tống, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

D. Là người đầu tiên xưng “đế” sánh ngang với phong kiến phương Bắc.

Câu 10. Sau khi lên ngôi vua, Đinh Bộ Lĩnh đã chọn địa điểm nào làm kinh đô?

A. Đại La.

B. Vạn An.

C. Hoa Lư.

D. Phú Xuân.

Câu 11. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Đất nước thái bình, kinh tế phát triển thịnh đạt.

B. Cuộc kháng chiến chống Tống đã toàn thắng.

C. Nhà Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt.

D. Đại Cồ Việt đang bị nhà Tống xâm lược, đô hộ

Câu 12. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do

A. có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi.

B. quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý.

C. quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.

D. quân Tống liên tiếp thất bại nên chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê so với thời Ngô rồi rút ra nhận xét.

 

Thời Ngô

Thời Đinh – Tiền Lê

Kinh đô

 

 

Triều đình trung ương

 

 

Chính quyền địa phương

 

 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B

2-A

3-C

4-B

5-A

6-A

7-C

8-B

9-D

10-B

11-A

12-A

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

Đặc điểm

Hai môi trường nhiệt đới

Hai môi trường sa mạc

Khí hậu

Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.

Sinh vật

- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa và xa van cây bụi.

- Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xa van là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).

- Hệ thực, động vật nghèo nàn.

- Động vật chủ yếu là rắn độc, kỳ đà và một số loài gặm nhấm.

 

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-D

3-A

4-B

5-B

6-D

7-D

8-D

9-A

10-C

11-C

12-C

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

- Hoàn thành bảng so sánh (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)

 

Thời Ngô

Thời Đinh – Tiền Lê

Kinh đô

Cổ Loa (Hà Nội

Hoa Lư (Ninh Bình)

Triều đình trung ương

Dưới vua là các quan văn, quan võ

Dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.

Chính quyền địa phương

Đất nước được chia thành các châu

Đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu => giáp => xã.

- Nhận xét (0,5 điểm):

+ Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê đã được kiện toàn hơn cả ở trung ương và địa phương so với thời Ngô. Song nhìn chung tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê còn đơn giản, chưa đầy đủ.

+ Mặc dù vậy, việc xây dựng bộ máy chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê đã khẳng định tính chất độc lập - tự chủ và đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn sau.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Châu lục nào sau đây còn có tên gọi khác là “Tân thế giới”?

A. Châu Âu.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Úc.

D. Châu Phi.

Câu 2. Chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ nào sau đây của châu Mĩ?

A. Bắc Mĩ.

B. Nam Mĩ.

C. Kênh đào Pa-na-ma.

D. Vịnh Mê-hi-cô.

Câu 3. Địa hình nào sau đây không có ở Bắc Mĩ?

A. Bán đảo La-bra-đo.

B. Đồng bằng trung tâm.

C. Dãy A-pa-lat.

D. Dãy An-đet.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với dãy núi A-pa-lat?

A. Là một dãy núi đồ sộ.

B. Độ cao tương đối thấp.

C. Là một dãy núi rất trẻ.

D. Phần phía bắc thấp hơn.

Câu 5. Phía bắc của Bắc Mĩ có khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới.

B. Hàn đới.

C. Hoang mạc.

D. Núi cao.

Câu 6. Người E-xki-mô ở Bắc Mĩ

A. cư trú ven Thái Bình Dương.

B. chủ yếu là bắt cá và săn thú.

C. tạo nên một số nền văn minh.

D. hiện nay có số lượng rất lớn.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về châu Mĩ?

A. Có thành phần chủng tộc đa dạng.

B. Có người lai giữa các chủng tộc.

C. Văn hóa và ngôn ngữ rất đa dạng.

D. Người Anh-điêng chiếm chủ yếu.

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với sơn nguyên Bra-xin?

A. Cổ và bị bào mòn mạnh

B. Phía đông có các núi thấp.

C. Có các cao nguyên núi lửa.

D. Cảnh quan rừng thưa, xavan.

Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng với sơn nguyên Guy-a-na?

A. Hình thành từ lâu đời.

B. Đã bị bào mòn mạnh.

C. Miền đồi và núi thấp.

D. Có cao nguyên núi lửa.

Câu 10. Các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô có

A. mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới.

B. động đất, núi lửa và nhiều bão.

C. trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt.

D. dòng biển lạnh chạy ở ven bờ.

Câu 11. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ dân cư sống tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Trên các cao nguyên.

B. Đồng bằng ven biển.

C. Ở sâu trong nội địa.

D. Khu vực A-ma-dôn.

Câu 12. Rừng A-ma-dôn tập trung chủ yếu ở các quốc gia nào sau đây?

A. Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.

B. Ac-hen-ti-na và Bô-li-vi-a.

C. Bra-xin và Pa-ra-goay.

D. E-cua-do và U-ru-goay.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Công trình kiến trúc nào thời nhà Lý có hình dạng mô phỏng bông hoa sen nở trên mặt nước?

A. Chùa Diên Hựu.

B. Chùa Quỳnh Lâm.

C. Hoàng thành Thăng Long.

D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Câu 2. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Đại La, vì

A. muốn hạn chế thế lực của bộ phận quý tộc nhà Tiền Lê.

B. Đại La gần với quê hương của nhà vua (Từ Sơn - Bắc Ninh).

C. nơi đây có sông Tô Lịch thông ra sông Hồng, nhiều phong cảnh đẹp.

D. nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm đất nước.

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Tuổi già nhưng sức chẳng già,

Vung gươm Bắc tiến, quân nhà Tống tan,

Xuôi Nam, Chiêm quốc kinh hoàng,

Thơ thần một áng, lời vàng còn ghi”

A. LÝ Kế Nguyên.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Lý Long Tường.

D. Lý Công Bình.

Câu 4. Năm 1075, quân dân nhà Lý thực hiện các cuộc tập kích sang đất Tống, nhằm mục đích

A. đòi lại phần đất mà trước kia nhà Tống chiếm giữ.

B. xâm chiếm đất đai để mở rộng lãnh thổ Đại Việt.

C. buộc nhà Tống phải thần phục và cống nạp cho Đại Việt.

D. đánh vào nơi tập trung lương thực và vũ khí của nhà Tống.

Câu 5. Tư tưởng nào xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 - 1077)?

A. bị động.

B. chủ động.

C. phòng ngự.

D. phòng thủ.

Câu 6. Ai là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử?

A. Trần Anh Tông.

B. Trần Nhân Tông.

C. Trần Thuận Tông.

D. Trần Thánh Tông.

Câu 7. Nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp để phục hồi và phát triển nông nghiệp, ngoại trừ việc

A. quan tâm đến đê diều, thủy lợi.

B. miễn giảm tii thuế cho nhân dân.

C. khuyến khích nhân dân khai hoang.

D. nghiêm cấm các tôn thất lập điền trang.

Câu 8. Văn học thời Trần mang đậm tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, vì

A. nền kinh tế phát triển, tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao.

B. nhà nước chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.

C. đất nước liên tục phải đương đầu và chiến thắng trước các cuộc xâm lược.

D. Đại Việt vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

Câu 9. Vị tướng nào đã được vua Trần hai lần cử làm Quốc công tiết chế - tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên?

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Khánh Dư.

D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Loại tiền giấy được phát hành dưới thời Hồ có tên là

A. Thông bảo hội sao.

B. Thái Bình thông bảo.

C. Thuận Thiên thông bảo.

D. Thánh Nguyên thông bảo.

Câu 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nước Đại Ngu (1406 - 1407) thất bại chủ yếu là do: nhà Hồ

A. không có tướng lĩnh tài giỏi.

B. không có thành lũy kiên cố.

C. không có vũ khí tốt, quân đội mạnh.

D. không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.

Câu 12. Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình cho nghệ thuật xây thành Việt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011?

A. Thành nhà Hồ.

B. Thành Đa Bang.

C. Thành Bản Phủ.

D. Thành Thăng Long.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân  tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

b. Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-D

4-C

5-B

6-B

7-D

8-A

9-D

10-A

11-B

12-A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ:

- Lãnh thổ của bắc Mỹ trải dài từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 25°B, nên khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam.

=> Có nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới.

- Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu phân hóa theo chiều đông - tây và theo độ cao.

=> Các khu vực ven biển có khí hậu điều hòa, mưa nhiều. Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt năm lớn, mưa ít hơn và khí hậu khô hạn hơn.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-D

3-B

4-D

5-B

6-B

7-D

8-C

9-B

10-A

11-D

12-A

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a) Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên:

+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…

+ Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…

+ Quân Mông - Nguyên khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…

- Yêu cầu b)

+ Bài học quan trọng nhất là: phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Vì: nếu không có sự đoàn kết chiến đấu và ủng hộ của nhân dân, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm khó có thể giành thắng lợi (ví dụ: cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ đã thất bại vì không phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc).

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Bộ phận nào sau đây của châu Đại Dương nằm ở phía đông kinh tuyến 180°?

A. Lục địa Ô-xtrây-li-a.

B. Quần đảo Niu Di-len.

C. Chuỗi đảo Mê-la-nê-di.

D. Chuỗi đảo Pô-li-nê-di.

Câu 2. Phía đông của Ô-xtrây-li-a chủ yếu là

A. sa mạc Lớn và các hoang mạc.

B. đồng bằng rộng lớn, vịnh biển.

C. dãy núi dài chạy dọc ven biển.

D. bồn địa rộng lớn bằng phẳng.

Câu 3. Lục địa nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất thế giới?

A. Á - Âu.

B. Nam Mĩ.

C. Ô-xtrây-li-a.

D. Bắc Mĩ.

Câu 4. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị ở Ô-xtrây-li-a khoảng

A. 86%.

B. 87%.

C. 85%.

D. 82%.

Câu 5. Châu Nam Cực không giáp với đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 6. Phần phía đông châu Nam Cực có

A. diện tích hẹp hơn phần phía tây.

B. nhiều quần đảo và bán đảo lớn.

C. diện tích rộng hơn phần phía tây.

D. chủ yếu là biển nhỏ và vịnh sâu.

Câu 7. Lục địa Nam Cực có tài nguyên khoáng sản nào dưới đây?

A. Kim cương.

B. Phốt phát.

C. Vàng.

D. Than đá.

Câu 8. So với toàn cầu, châu Nam Cực là lục địa

A. lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất.

B. lạnh nhất, mưa lớn nhất, rộng nhất.

C. nhiều bằng nhất, hẹp nhất, ẩm nhất.

D. khô hạn nhất, ít gió nhất, rộng nhất.

Câu 9. Những ngành kinh tế chủ đạo trong các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. lâm nghiệp và đánh bắt hải sản.

D. chăn nuôi gia súc và nông nghiệp.

Câu 10. Đô thị tiêu biểu nhất của La Mã cổ đại là

A. Rô-ma.

B. Mi-lan.

C. Vơ-ni-dơ.

D. Pa-ri.

Câu 11. Một trong những hoạt động kinh tế của tầng lớp thương nhân trong các đô thị châu Âu thời trung đại là

A. đấu tranh chống tư tưởng của Giáo hội.

B. bảo trợ cho phong trào Cải cách tôn giáo.

C. tổ chức các hội chợ để trao đổi hàng hóa.

D. thúc đẩy sự trao đổi giữa các lãnh địa.

Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của thương nhân đối với đô thị châu Âu thời trung đại?

A. Củng cố chế độ quân chủ chuyên chế phân quyền.

B. Thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở các đô thị phát triển.

C. Lực lượng tiên phong trong đấu tranh chống tư sản.

D. Tạo cơ sở hình thành nền kinh tế khép kín ở đô thị.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày vị trí và nêu đặc điểm của các khu vực địa hình trên lục địa Ô-xtrây-li-a.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Từng phen khóc lóc theo cha,

Rồi đem nợ nước, thù nhà ra cân,

Núi Lam Sơn tìm giúp minh quân,

Bình Ngô đại cáo bút thần ra tay?”

A. Lê Lợi.

B. Nguyễn Trãi.

C. Lê Sát.

D. Nguyễn Xí.

Câu 2. Năm 1424, để gỡ thị bị quân Minh bao vây, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân

A. ra Đông Đô.

B. vào Nghệ An.   

C. lên núi Tam Điệp.

D. lên núi Chí Linh.

Câu 3. Bộ “Quốc triều hình luật” thời Lê sơ còn có tên gọi khác là

A. Luật Gia Long.

B. Hoàng triều luật lệ.

C. Luật Hồng Đức.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 4. Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa,… là những tác phẩm nổi tiếng của

A. Lê Quý Đôn.        

B. Lương Thế Vinh.

C. Ngô Sỹ Liên.

D. Nguyễn Trãi.

Câu 5. Biện pháp phát triển nông nghiệp nào đã được nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý - Trần - Lê sơ đưa vào trong các bộ luật?

A. Bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.

B. Chia ruộng cho nông dân theo phép quân điền.

C. Khuyến khích nhân dân lai tạo giống lúa mới.   

D. Cho phép vương hầu, quý tộc lập điền trang.

Câu 6. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tình hình văn hóa - giáo dục thời Lê sơ?

A. Phật giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

B. Văn học chữ Hán phát triển và giữ ưu thế.

C. Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng.

D. Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục.

Câu 7. Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần... Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tôi phải tru di” đã cho thấy điều gì?

A. Sự phát triển cường thịnh của nền kinh tế Đại Việt dưới thời Lê sơ.

B. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia của nhà Lê sơ.

C. Đại Việt thời Lê sơ đã trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

D. Nhà Lê quyết tâm kháng chiến chống quân Minh, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Câu 8. Trong những năm từ 1220 - 1353, Vương quốc Chăm-pa

A. bị Chân Lạp xâm lược và cai trị.

B. ngày càng suy thoái và khủng hoảng.

C. được hình thành và bước đầu phát triển.

D. bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất.

Câu 9. Trong các thế kỉ X – XVI, tôn giáo có địa vị quan trọng nhất ở Chăm-pa là

A. Phật giáo.

B. Hồi giáo.

C. Công giáo.

D. Hin-đu giáo.

Câu 10. Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là gì?

A. Thương mại đường biển và trồng lúa.

B. Khai thác lâm sản (trầm hương, ngà voi,…).

C. Sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán đường biển.

D. Trồng lúa kết hợp chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản.

Câu 11. Vùng đất Thủy Chân Lạp chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Nguyên.

B. Nam Bộ.

C. Bắc Bộ.

D. Trung Bộ.

Câu 12. Nguyên nhân nào khiến triều đình Chân Lạp không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ?

A. Nhà nước Đại Việt tăng cường ảnh hưởng ở vùng đất Nam Bộ.

B. Cư dân Nam Bộ liên tục nổi dậy chống lại sự cai trị của triều đình Chân Lạp.

C. Chân Lạp phải đối mặt với nhiều khó khăn (chiến tranh, mâu thuẫn nội bộ,…).

D. Trình đình Xiêm dùng áp lực buộc Chân Lạp phải “nhượng” lại vùng đất Nam Bộ.

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.

b. Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-C

3-C

4-A

5-B

6-C

7-D

8-A

9-B

10-A

11-C

12-B

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Vị trí, đặc điểm và khoáng sản của các khu vực địa hình trên lục địa Ô-xtrây-li-a:

* Phía tây

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có vùng sơn nguyên tây với độ cao trung bình dưới 500 m.

- Các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp là dạng địa hình bao phủ trên bề mặt lục địa.

- Lục địa Ô-xtrây-li-a là nơi tập trung nhiều mỏ kim loại như sắt, đồng, vàng, ni-ken, bô-xít, ...

* Ở giữa

- Bồn địa Ác-tê-di-an lớn là đồng bằng lớn nhất vùng đồng bằng Trung tâm.

- Bề mặt lục địa Ô-xtrây-li-a có nhiều bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát với độ cao trung bình dưới 200 m, rất khô hạn.

- Ở giữa lục địa Ô-xtrây-li-a có nhiều nơi hoang vắng, không có người sinh sống.

* Phía đông

- Phía đông lục địa là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với độ cao trung bình 800 - 1000m.

- Càng về phía vùng đồng bằng Trung tâm thì sườn đông dốc, sườn tây càng thoải dần.

- Đây là nơi tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B

2-B

3-C

4-B

5-A

6-A

7-B

8-D

9-D

10-D

11-B

12-C

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a)

* Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

+ Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi   với những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi.

* Ý nghĩa lịch sử:

+ Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, khôi phục nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam.

- Yêu cầu b) Bài học kinh nghiệm:

+ Dựa vào sức dân.

+ Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân

+ …

Xem thử

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học