Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 Giữa kì 2 năm 2024 (có đáp án)



Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 7, dưới đây là Top 10 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Giữa kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 7.

Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 Giữa kì 2 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 7 KNTT Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 7 CTST Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 7 CD

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 7 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Châu lục nào sau đây còn có tên gọi khác là “Tân thế giới”?

A. Châu Âu.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Úc.

D. Châu Phi.

Câu 2. Chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ nào sau đây của châu Mĩ?

A. Bắc Mĩ.

B. Nam Mĩ.

C. Kênh đào Pa-na-ma.

D. Vịnh Mê-hi-cô.

Câu 3. Địa hình nào sau đây không có ở Bắc Mĩ?

A. Bán đảo La-bra-đo.

B. Đồng bằng trung tâm.

C. Dãy A-pa-lat.

D. Dãy An-đet.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với dãy núi A-pa-lat?

A. Là một dãy núi đồ sộ.

B. Độ cao tương đối thấp.

C. Là một dãy núi rất trẻ.

D. Phần phía bắc thấp hơn.

Câu 5. Phía bắc của Bắc Mĩ có khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới.

B. Hàn đới.

C. Hoang mạc.

D. Núi cao.

Câu 6. Người E-xki-mô ở Bắc Mĩ

A. cư trú ven Thái Bình Dương.

B. chủ yếu là bắt cá và săn thú.

C. tạo nên một số nền văn minh.

D. hiện nay có số lượng rất lớn.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về châu Mĩ?

A. Có thành phần chủng tộc đa dạng.

B. Có người lai giữa các chủng tộc.

C. Văn hóa và ngôn ngữ rất đa dạng.

D. Người Anh-điêng chiếm chủ yếu.

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với sơn nguyên Bra-xin?

A. Cổ và bị bào mòn mạnh

B. Phía đông có các núi thấp.

C. Có các cao nguyên núi lửa.

D. Cảnh quan rừng thưa, xavan.

Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng với sơn nguyên Guy-a-na?

A. Hình thành từ lâu đời.

B. Đã bị bào mòn mạnh.

C. Miền đồi và núi thấp.

D. Có cao nguyên núi lửa.

Câu 10. Các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô có

A. mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới.

B. động đất, núi lửa và nhiều bão.

C. trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt.

D. dòng biển lạnh chạy ở ven bờ.

Câu 11. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ dân cư sống tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Trên các cao nguyên.

B. Đồng bằng ven biển.

C. Ở sâu trong nội địa.

D. Khu vực A-ma-dôn.

Câu 12. Rừng A-ma-dôn tập trung chủ yếu ở các quốc gia nào sau đây?

A. Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.

B. Ac-hen-ti-na và Bô-li-vi-a.

C. Bra-xin và Pa-ra-goay.

D. E-cua-do và U-ru-goay.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Công trình kiến trúc nào thời nhà Lý có hình dạng mô phỏng bông hoa sen nở trên mặt nước?

A. Chùa Diên Hựu.

B. Chùa Quỳnh Lâm.

C. Hoàng thành Thăng Long.

D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Câu 2. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Đại La, vì

A. muốn hạn chế thế lực của bộ phận quý tộc nhà Tiền Lê.

B. Đại La gần với quê hương của nhà vua (Từ Sơn - Bắc Ninh).

C. nơi đây có sông Tô Lịch thông ra sông Hồng, nhiều phong cảnh đẹp.

D. nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm đất nước.

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Tuổi già nhưng sức chẳng già,

Vung gươm Bắc tiến, quân nhà Tống tan,

Xuôi Nam, Chiêm quốc kinh hoàng,

Thơ thần một áng, lời vàng còn ghi”

A. LÝ Kế Nguyên.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Lý Long Tường.

D. Lý Công Bình.

Câu 4. Năm 1075, quân dân nhà Lý thực hiện các cuộc tập kích sang đất Tống, nhằm mục đích

A. đòi lại phần đất mà trước kia nhà Tống chiếm giữ.

B. xâm chiếm đất đai để mở rộng lãnh thổ Đại Việt.

C. buộc nhà Tống phải thần phục và cống nạp cho Đại Việt.

D. đánh vào nơi tập trung lương thực và vũ khí của nhà Tống.

Câu 5. Tư tưởng nào xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 - 1077)?

A. bị động.

B. chủ động.

C. phòng ngự.

D. phòng thủ.

Câu 6. Ai là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử?

A. Trần Anh Tông.

B. Trần Nhân Tông.

C. Trần Thuận Tông.

D. Trần Thánh Tông.

Câu 7. Nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp để phục hồi và phát triển nông nghiệp, ngoại trừ việc

A. quan tâm đến đê diều, thủy lợi.

B. miễn giảm tii thuế cho nhân dân.

C. khuyến khích nhân dân khai hoang.

D. nghiêm cấm các tôn thất lập điền trang.

Câu 8. Văn học thời Trần mang đậm tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, vì

A. nền kinh tế phát triển, tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao.

B. nhà nước chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.

C. đất nước liên tục phải đương đầu và chiến thắng trước các cuộc xâm lược.

D. Đại Việt vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

Câu 9. Vị tướng nào đã được vua Trần hai lần cử làm Quốc công tiết chế - tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên?

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Khánh Dư.

D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Loại tiền giấy được phát hành dưới thời Hồ có tên là

A. Thông bảo hội sao.

B. Thái Bình thông bảo.

C. Thuận Thiên thông bảo.

D. Thánh Nguyên thông bảo.

Câu 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nước Đại Ngu (1406 - 1407) thất bại chủ yếu là do: nhà Hồ

A. không có tướng lĩnh tài giỏi.

B. không có thành lũy kiên cố.

C. không có vũ khí tốt, quân đội mạnh.

D. không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.

Câu 12. Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình cho nghệ thuật xây thành Việt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011?

A. Thành nhà Hồ.

B. Thành Đa Bang.

C. Thành Bản Phủ.

D. Thành Thăng Long.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân  tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

b. Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-D

4-C

5-B

6-B

7-D

8-A

9-D

10-A

11-B

12-A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ:

- Lãnh thổ của bắc Mỹ trải dài từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 25°B, nên khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam.

=> Có nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới.

- Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu phân hóa theo chiều đông - tây và theo độ cao.

=> Các khu vực ven biển có khí hậu điều hòa, mưa nhiều. Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt năm lớn, mưa ít hơn và khí hậu khô hạn hơn.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-D

3-B

4-D

5-B

6-B

7-D

8-C

9-B

10-A

11-D

12-A

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a) Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên:

+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…

+ Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…

+ Quân Mông - Nguyên khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…

- Yêu cầu b)

+ Bài học quan trọng nhất là: phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Vì: nếu không có sự đoàn kết chiến đấu và ủng hộ của nhân dân, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm khó có thể giành thắng lợi (ví dụ: cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ đã thất bại vì không phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc).

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Châu Mĩ có diện tích khoảng

A. 42 triệu km2.

B. 42 triệu km2.

C. 42 triệu km2.

D. 42 triệu km2.

Câu 2. Đường Xích đạo đi qua châu Mĩ ở phần

A. Bắc Mĩ.

B. vịnh Mê-hi-cô.

C. Nam Mĩ.

D. biển Ca-ri-bê.

Câu 3. Hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa, kéo dài khoảng

A. 6000 km.

B. 7000 km.

C. 8000 km.

D. 9000 km.

Câu 4. Dãy núi A-pa-lat trên đất Hoa Kì chạy theo hướng

A. đông nam - tây nam.

B. đông bắc - tây bắc.

C. đông bắc - tây nam.

D. tây bắc - đông nam.

Câu 5. Đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với

A. công nghiệp hóa.

B. nông nghiệp hóa.

C. nông thôn hóa.

D. công nghệ cao.

Câu 6. Năm 2020, đô thị nào sau đây ở Bắc Mĩ có dân số đông nhất?

A. Niu Oóc.

B. Lốt An-giơ-lét.

C. Si-ca-gô.

D. Môn-trê-an.

Câu 7. Phía Nam Hoa Kì là nơi phân bố chủ yếu của vật nuôi nào sau đây?

A. Dê, cừu.

B. Lợn, gà.

C. Lợn, bò sữa.

D. Cừu, lợn.

Câu 8. Chăn nuôi gia súc lấy thịt ở Bắc Mĩ tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì.

B. Vùng đồng bằng Bắc Mĩ và Ca-na-đa.

C. Ven vịnh Mê-hi-cô, tây bắc của Hoa Kì.

D. Vùng núi, cao nguyên phía tây Hoa Kì.

Câu 9. Phía tây Trung Mĩ phát triển các thảm thực vật nào sau đây?

A. Rừng mưa nhiệt đới và cây bụi.

B. Cây bụi gai và rừng mưa, xavan.

C. Xavan và rừng thưa, cây bụi.

D. Rừng rậm và rừng thưa, cây bụi.

Câu 10. Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong môi trường

A. xích đạo ẩm và nhiệt đới.

B. nhiệt đới và cận nhiệt đới.

C. cận nhiệt đới và ôn đới.

D. ôn đới lục địa và núi cao.

Câu 11. Các đô thị lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là

A. Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nôt Ai-ret.

B. Ca-ra-cat, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret.

C. Xao Pao-lô, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nôt Ai-ret.

D. Xao Pao-lô, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Niu Ooc-lin.

Câu 12. Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô khám phá ra Tân thế giới (1942), trên lãnh thổ Trung Mĩ chỉ có

A. người da đen gốc Phi.

B. thổ dân Anh-điêng.

C. người da trắng gốc Âu.

D. người lai gốc Á và Âu.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Chứng minh rằng châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật Gia Long.

Câu 2. luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò, vì

A. trâu, bò là các loài động vật quý hiếm.

B. bò là biểu tượng linh thiêng trong Hin-đu giáo.

C. muốn bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.

D. đạo Phật được nhà nước đề cao nên cấm sát sinh.

Câu 3. Địa điểm nào dưới đây được Lý Thường Kiệt lựa chọn để xây dựng phòng tuyến chống quân Tống xâm lược?

A. Cửa sông Tô Lịch.

B. Thành Đa Bang.

C. Sông Như Nguyệt.

D. Thành Tây Đô.

Câu 4. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Muốn cho dân mạnh nước giàu

Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân

Mũ cao, áo rộng không cần,

Lui về ẩn chốn sơn lâm một mình”

A. Phùng Khắc Khoan.

B. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

C. Lương Thế Vinh.

D. Chu Văn An.

Câu 5. Quân đội Đại Việt dưới thời nhà Lý và nhà Trần đều được xây dựng theo

A. chủ trương “cốt đông, không cốt tinh nhuệ”.

B. chính sách “nghĩa vụ quân sự bắt buộc”.

C. chủ trương “tinh nhuệ, hiện đại hóa”.

D. chính sách “ngụ binh ư nông”.

Câu 6. Trận đánh nào quyết định thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên (năm 1287 - 1288)?

A. Trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

B. Trận Bạch Đằng (Hải Phòng).

C. Trận Thiên Trường (Nam Định).

D. Trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).

Câu 7. Thái sư Trần Thủ Độ là tác giả của câu nói nổi tiếng nào dưới đây?

A. “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương phương Bắc”.

B. “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”.

C. “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo”.

D. “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”.

Câu 8. Triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược (giữa thế kỉ XIII)?

A. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến chiêu dụ. 

B. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.     

C. Cử sứ giả mang theo lễ vật sang Mông Cổ để giảng hòa.

D. Thực hiện cuộc tập kích sang đất Mông Cổ để tự vệ.

Câu 9. Thắng lợi của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên không thể hiện ý nghĩa lịch sử nào sau đây?

A. Khẳng định quyết tâm, sức mạnh tinh thần quật cường của người Việt.     

B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong nghệ thuật đánh giặc.

C. Buộc nhà Nguyên phải thần phục, cống nạp cho Đại Việt.

D. Bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Câu 10. Quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ là

A. Vạn Xuân.

B. Đại Nam.

C. Đại Cồ Việt.

D. Đại Ngu.

Câu 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã

A. thất bại, Đại Ngu rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.

B. thắng lợi, đập tan ý chí xâm lược Đại Ngu của nhà Minh.

C. thất bại, Đại Ngu tuy độc lập nhưng lệ thuộc vào nhà Minh.

D. thắng lợi, bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Câu 12. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có tác động tích cực nào đối với xã hội?

A. Tăng cường thế lực cho các quý tộc họ Trần.

B. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.

C. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

D. Quyền lực của chính quyền trung ương được củng cố.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý có điểm gì độc đáo?

b. Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý để lại bài học kinh nghiệm nào cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-D

4-C

5-A

6-A

7-C

8-D

9-C

10-A

11-A

12-B

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây:

- Các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây đều nằm ở nửa cầu Tây.

- Châu Mĩ tiếp giáp các đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương

- Châu Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

- Được bao bọc bởi các đại dương và có khoảng cách xa so với các châu lục khác.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-C

3-C

4-D

5-D

6-B

7-C

8-B

9-C

10-D

11-A

12-D

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a) Cuộc kháng chiến có nhiều nét độc đáo, thể hiện ở việc:

+ Chủ động tiến công để tự vệ, chặn trước thế mạnh của giặc (năm 1075);

+ Chủ động chuẩn bị kháng chiến, tiêu biểu là việc xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (năm 1076);

+ Chủ động phản công quân Tống khi có thời cơ (đầu năm 1077);

+ Chủ động kết thúc chiến tranh bằng việc giảng hoà với quân Tống, thể hiện tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình (cuối mùa xuân năm 1077)

- Yêu cầu b) Bài học kinh nghiệm:

+ Xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Nêu cao tính chất chính nghĩa, nhân đạo và tinh thần yêu chuộng hòa bình;

+ Sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp quốc tế,…

+ …

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Kênh đào nào sau đây nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương?

A. Pa-na-ma.

B. Xuy-ê.

C. Amsterdam.

D. Bangkok.

Câu 2. Kênh đào Pa-na-ma nối liền

A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 3. Phía đông của Bắc Mĩ gồm các địa hình nào sau đây?

A. Dãy núi A-pa-lat, đồng bằng và hệ thống núi Cooc-đi-e.

B. Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lat.

C. Đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương và dãy A-pa-lat.

D. Đồng bằng trung tâm và đồng bằng duyên hải Mê-hi-cô.

Câu 4. Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều nào sau đây?

A. Theo chiều bắc - nam.

B. Theo chiều đông - tây.

C. Bắc - nam và đông - tây.

D. Chủ yếu theo độ cao.

Câu 5. Tác dụng của nhập cư lớn đến Bắc Mĩ là

A. làm phong phú về văn hóa.

B. chi phí nhiều cho giáo dục.

C. thống nhất về cách sống.

D. tạo đoàn kết cộng đồng.

Câu 6. Tài nguyên rừng ở Bắc Mĩ gồm có

A. rừng lá cừng, rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

B. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá cứng.

C. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng.

D. rừng lá kim, thảo nguyên, rừng hỗn hợp.

Câu 7. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ không có đồng bằng nào dưới đây?

A. Trung tâm.

B. Pam-pa.

C. A-ma-zon.

D. La Pla-ta.

Câu 8. Các đồng bằng xếp theo thứ tự lần lượt từ Bắc xuống Nam ở lục địa Nam Mĩ là

A. Pam-pa, A-ma-dôn, La Pla-ta.

B. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.

C. La Pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn.

D. A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa.

Câu 9. Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người

A. lai giữa các chủng tộc.

B. da đen châu Phi đến.

C. da trắng châu Âu đến.

D. lại giữa da đen và vàng.

Câu 10. Thổ dân Nam Mỹ sinh sống ở khu vực rừng A-ma-dôn hiện nay vào khoảng

A. 200 bộ tộc.

B. 300 bộ tộc.

C. 400 bộ tộc.

D. 500 bộ tộc.

Câu 11. Cuối thế kỉ XVI, người nhập cư châu Âu vào Trung và Nam Mĩ có gốc

A. CHLB Đức, Tây Ban Nha.

B. Liên Hiệp Anh, Bồ Đào Nha.

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

D. Bồ Đào Nha, CHLB Đức.

Câu 12. Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về

A. tốc độ đô thị hóa.

B. gia tăng dân số tự nhiên.

C. gia tăng dân số cơ giới.

D. các dải đô thị rộng lớn.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở khu vực Trung và Nam Mỹ?

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1042, nhà Lý đã cho ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật Gia Long.

Câu 2. Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý?

A. Chùa Diên Hựu.

B. Thành Tây Đô.

C. Hoàng thành Thăng Long.

D. Tháp Báo Thiên.

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?

A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.

B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.

C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.

D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.

Câu 4. Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo quan hệ ngoại giao hòa hiếu với nhà Tống.

B. Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho binh sĩ hai bên.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lại lực lượng.

D. Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân Đại Việt.

Câu 5. Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Đại Việt dưới thời Trần là

A. quý tộc.

B. nông dân.

C. nô tì.

D. địa chủ.

Câu 6. Hệ quả của việc vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh là gì?

A. Nhà Lý kết thúc năm 216 năm tồn tại, nhà Trần thành lập.

B. Nhà Lý suy yếu nghiêm trọng, họ Trần thâu tóm quyền lực.

C. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của họ Trần để duy trì quyền lực.

D. Vua Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tông cùng trị vì đất nước.

Câu 7. So với nhà Lý, tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì đặc biệt?

A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.

B. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế.

C. Không giao chức vụ cao cho người trong hoàng tộc.

D. Đặt lệ không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên.

Câu 8. Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII), quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách nào?

A. Tiên phát chế nhân.

B. Đánh điểm, diệt viện.

C. Vườn không nhà trống.

D. Đánh nhanh thắng nhanh.

Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285), vua Trần đã giao trọng trách Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến cho vị tướng nào?

A. Trần Khánh Dư.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?

A. Chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Nguyên với các nước Đông Nam Á.

B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

C. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với nhà nước Đại Việt.

D. Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên.

Câu 11. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 - 1288) là gì?

A. Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.

B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho quân địch nhiều khó khăn.

C. Xây dựng phòng tuyến quân sự trên sông Như Nguyệt để chặn đánh giặc.

D. Chủ động tấn công trước để phòng vệ và chặn sức mạnh của quân địch. 

Câu 12. Trên lĩnh vực kinh tế - tài chính, Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách cải cách nào dưới đây?

A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.

B. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.

C. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.

D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác biệt?

b. Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-

2-

3-

4-

5-

6-

7-

8-

9-

10-

11-

12-

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):

- Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

- Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.

- Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

- Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc. 

- Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-B

4-C

5-A

6-C

7-A

8-D

9-A

10-B

11-C

12-A

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Yêu cầu a. So sánh đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ

- Đường lối kháng chiến của nhà Trần:

+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc

+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc chiến đấu: “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”; thực hiện “vườn không nhà trống”; rút lui chiến lược (để tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn và phát triển lực lượng) và tiến hành tổng phản công khi có thời cơ (địch suy yếu).

- Đường lối kháng chiến của nhà Hồ: Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà hoàn toàn dựa vào thành lũy (thành Đa Bang, thành Tây Đô,...), vào sức mạnh quân sự (súng thần cơ, chiến thuyền có lầu,..) để đối kháng với quân Minh

Yêu cầu b. Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:

- Nguyên nhân khách quan: quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật chiến đấu

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, không huy động được toàn dân tham gia chiến đấu chống ngoại xâm (0,25 điểm)

+ Đường lối kháng chiến của nhà Hồ có nhiều sai lầm, như: không phát huy được sức mạnh toàn dân; đường lối kháng chiến thiên về phòng thủ, bị động, dựa vào thành lũy, vũ khí để chống lại sức mạnh của giặc Minh,…

Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 7 KNTT Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 7 CTST Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 7 CD

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học