Top 16 Đề kiểm tra, đề thi Lịch Sử lớp 6 Học kì 2 chọn lọc, có đáp án

Phần dưới là Top 16 Đề kiểm tra, đề thi Lịch Sử lớp 6 Học kì 2 chọn lọc, có đáp án gồm các đề kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra giữa kì, đề kiểm tra học kì. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Lịch Sử lớp 6.

Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 6 Học kì 2 có đáp án (Lần 1)

Top 4 Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 6 Giữa học kì 2 có đáp án

Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 6 Học kì 2 có đáp án (Lần 2)

Top 4 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử lớp 6 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 6 (Lần 1)

Môn: Lịch Sử 6

Thời gian làm bài: 15 phút

(Giới hạn bài 19+20)

Câu 1:Sách Nam phương thảo mộc ghi lại:” Người Giao châu nuôi kiến vàng cho làm tổ trên cành cam để…”

A. giữ đa dạng sinh học.

B. chống sâu bọ đục thân cây cam, dùng côn trùng diệt côn trùng.

C. lai tạo giống cam mới cho quả to trái ngọt.

D. làm cảnh sinh thái.

Câu 2: Chính quyền đô hộ đánh thuế nặng nhất là loại thuế gì?

A. Đồ gốm.

B. Muối và sắt.

C. Đồ đồng.

D. Muối và kim loại.

Câu 3: Do yêu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành lại độc lập, nghề thủ công nào phát triển?

A. Nghề rèn sắt.

B. Nghề đúc đồng.

C. Nghề trồng lúa,

D. Nghề dệt vải.

Câu 4: Bộ phận nhân dân cư trú chủ yếu trong các làng xã người Việt thời Bắc thuộc là

A. nông dân công xã.

B. nô tỳ.

C. quý tộc.

D. hào trưởng Việt.

Câu 5: Nhân dân Giao Chỉ đã có cách ứng xử như thế nào đối với chữ Hán?

A. Học, vận dụng theo cách riêng của mình.

B. Áp dụng nguyên chữ viết và tiếng nói của người Hán trong đời sống.

C. Lấy đó làm ngôn ngữ chính khi giao tiếp.

D. Bài xích và không chấp nhận loại ngôn ngữ này

Câu 6: Những tôn giáo nào được du nhập vào nước ta thời kỳ này?

A. Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo.

B. Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo.

C. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.

D. Nho giáo, Ki-tô giáo, Phật Giáo.

Câu 7: Mục đích thâm độc mà chính quyền đô hộ mở trường dạy học chữ Hán ở nước ta là?

A. Tạo ra lớp người phục vụ cho sự thống trị của người Hán.

B. Bắt dân ta học chữ Hán để quên đi tiếng mẹ đẻ của mình.

C. Đồng hóa dân tộc ta.

D. Tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục, tập quán của người Hán.

Câu 8: Nhà Ngô cử ai sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?

A. Tích Quang.

B. Nhâm Diên.

C. Lục Dận.

D. Sĩ Nhiếp.

Câu 9: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã

A. vẫn giữ nguyên châu Giao.

B. sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu khác.

C. tách riêng Âu Lạc ra để cai quản.

D. gộp thêm 3 tỉnh Trung Quốc vào châu Giao

Câu 10: Tầng lớp nào trong xã hội sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh giành lại độc lập?

A. Hào trưởng.

B. Nông dân công xã.

C. Nông dân lệ thuộc.

D. Nô tỳ.

1-B2-B3-A4-A5-A
6-C7-C8-C9-A10-A

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử lớp 6

Môn: Lịch Sử 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(Giới hạn bài 21, 22, 23, 24)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Thứ sử Giao Châu bấy giờ là

A. Tô Định.

B. Lục Dận.

C. Tiêu Tư.

D. Giả Tông.

Câu 2: Vị đại thần giúp Lý Nam Đế cai quản mọi việc là ai?

A. Phạm Tu.

B. Tinh Thiều.

C. Triệu Túc.

D. Triệu Quang Phục.

Câu 3: Trước sự tấn công của nhà Lương, Lý Nam đã cho lui quân về đâu?

A. Hát Môn.

B. Cửa sông Tô Lịch.

C. Cửa sông Hoàng.

D. Cửa sông Hồng.

Câu 4: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục đã

A. tiếp tục xây dựng lực lượng.

B. lên ngôi vua.

C. đưa Lý Phật Tử lên làm vua.

D. tiến đánh sang đất Trung Quốc.

Câu 5: Tên gọi thân thuộc của nhân dân khi gọi Mai Thúc Loan là

A. Vua Mai.

B. Mai Hắc Đế.

C. Vua Đế.

D. Vua Hắc.

Câu 6: Khi Phùng Hưng khởi nghĩa, viên đô hộ người Hán tên là

A. Cao Chính Bình.

B. Cao Tống Bình.

C. Tống Chính Bình.

D. Tống Cao Bình.

Câu 7: Phùng Hưng được suy tôn là gì?

A. Bạch Đầu Đế.

B. Bố Cái Đại Vương.

C. Phùng Tiên Đế.

D. Phùng Vương.

Câu 8: Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ loại chữ nào?

A. chữ Hán.

B. chữ Phạn.

C. chữ La tinh.

D. chữ Nôm.

Câu 9: Kinh đô nước Chăm Pa đóng ở đâu?

A. Bạch Hạc (Phú Thọ).

B. Sin-ha-pu-ra ( Trà Kiệu - Quảng Nam).

C. Cổ Loa (Đông Anh).

D. Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội).

Câu 10: Nguồn sống chủ yếu của người Chăm pa là

A. đánh bắt cá.

B. nông nghiệp trồng lúa nước.

C. trông cây ăn quả.

D. trồng lúa mì.

Câu 1: (2 điểm) Đặc điểm căn cứ Dạ Trạch?

Câu 2:(3 điểm) Trình bày ngắn gọn cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược năm 545?

1-C2-C3-B4-B5-B
6-A7-B8-B9-B10-B

Câu 1:

- Dạ Trạch là vùng đầm lầy rộng lớn, lau sậy um tùm.

- Giữa đầm có một bãi đất khô ráo, có thể là nơi đứng chân.

- Đường đi vào đầm kín đáo, khó khăn, phải dùng thuyền nhỏ.

- Thuận lợi cho phòng thủ, phản công.

Câu 2:

- Tháng 5/545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân.

- Lý Nam Đế lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ, Lý Nam Đế rút quân về thành Gia Ninh (Việt Trì – Phú Thọ). Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.

-Trần Bá Tiên cho quân đánh úp hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông – Phú Thọ). Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đem một cánh quân lui về Thanh Hóa. Năm 548, Lý Nam Đế mất.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 6 (Lần 2)

Môn: Lịch Sử 6

Thời gian làm bài: 15 phút

(Giới hạn bài 26+27)

Câu 1: Khúc Thừa Mỹ bị bắt, ai đã tiếp tục sự nghiệp giải phóng dân tộc?

A. Dương Đình Nghệ.

B. Kiều Công Tiễn.

C. Ngô Quyền.

D. Khúc Thừa Dụ.

Câu 2: Dương Đình Nghệ quê ở

A. làng Giàng.

B. làng Đô.

C. làng Đường Lâm.

D. làng Lau.

Câu 3: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã

A. tiến quân sang đất Trung Quốc để đánh chúng đến cùng.

B. tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán.

C. tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

D. tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Câu 4: Kiều Công Hãn là hào trưởng của vùng nào?

A. Hoan Châu.

B. Diễn Châu.

C. Phong Châu.

D. Ái Châu.

Câu 5: Khúc Hạo được suy tôn là gì?

A. Khúc Thái Tông.

B. Khúc Trung Chủ.

C. Khúc Hậu Chủ.

D. Khúc Vương.

Câu 6: Năm 931, sau khi đánh đuổi quân Nam Hán, Dương Diên Nghệ lên làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải Quân, đến năm 937 ông

A. lên ngôi hoàng đế.

B. xưng vương.

C. bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết hại.

D. trao quyền chức cho Kiều Công Tiễn.

Câu 7: Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực đánh quật trở lại quân Nam Hán khi nào?

A. Khi nước triều lên.

B. Khi nước triều xuống thấp nhất.

C. Khi nước triều bắt đầu rút.

D. Khi nước triều lên cao nhất

Câu 8: Tướng Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng đã

A. bị tử trận.

B. ngụy trang trốn về nước.

C. bị quân ta bắt sống.

D. chui vào ống cống trở về nước.

Câu 9: Ngô Quyền và Dương Đình Nghệ đều xuất phát từ khu vực nào để bắt đầu tiến quân ra Bắc?

A. Hoan Châu.

B. Diễn Châu.

C. Ái Châu.

D. Phong Châu.

Câu 10: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, điều này có ý nghĩa

A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên.

B. Đây là nơi ông mất.

C. Đây là nơi ông xưng vương.

D. Nhân dân luôn nhớ đến công lao của ông.

1-A2-A3-C4-C5-B
6-C7-C8-A9-C10-D

(Giới hạn bài 23, 24, 26, 27)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Dưới thời Đường, ngoài thuế khóa, cống nạp sản vật quý hiếm, nhân dân ta còn phải cống nạp

A. Sừng tê.

B. Ngọc Trai.

C. Đồi mồi.

D. Quả vải (lệ chi).

Câu 2: Phùng Hưng quê ở

A. Đường Lâm.

B. Mê Linh.

C. Cổ Loa.

D. Hát Môn.

Câu 3: Quận Nhật Nam gồm

A. 4 huyện.

B. 5 huyện.

C. 6 huyện.

D. 7 huyện.

Câu 4: Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là

A. Lâm Tượng.

B. Chăm pa.

C. Lâm pa.

D. Chăm Lâm.

Câu 5: Hiện nay, di sản của người Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay là

A. Chùa Một Cột.

B. Chùa Tây Phương..

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Cầu Trường Tiền.

Câu 6: Khúc Thừa Dụ quê ở

A. Thanh Hóa.

B. Ái Châu.

C. Diễn Châu.

D. Hồng Châu.

Câu 7: Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay đã tạo quan hệ ngoại giao như thế nào với những nước lân cận?

A. Cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong chức Tiết độ sứ.

B. Cử sứ sang ép vua Lương phong chức Tiết độ sứ.

C. Sang thần phục nhà Lương.

D. Mở cuộc tấn công đi chinh

Câu 8: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã

A. tiến quân sang đất Trung Quốc để đánh chúng đến cùng.

B. tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán.

C. tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

D. tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Câu 9: Ý nào không phải nguyên nhân vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần 2?

A. Được Kiều Công Tiễn cầu cứu mời gọi.

B. Mở rộng bờ cõi.

C. Trả thù rửa hận.

D. Mượn đường đánh xuống Đông Nam Á.

Câu 10: Kết quả của Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là

A. kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

B. thất bại.

C. không phân thắng bại.

D. thắng lợi một phần.

Câu 1: (2 điểm) Nhà Đường thi hành chính sách cai trị và bóc lột nhân dân ta như thế nào từ thế kỷ VII đến thế kỷ XI?

Câu 2: (3 điểm) So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người Chăm?

1-D2-A3-B4-B5-C
6-D7-A8-C9-D10-A

Câu 1:

* Chính sách cai trị:

- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

- Các châu, huyện do người Trung Quốc cai quản.

- Người Việt cai quản ở các hương.

- Ở miền núi, các châu vẫn do các tù trưởng cai quản.

- Phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (Hà Nội), nắm quyền cai trị đến cấp huyện.

- Sửa sang đường xá xây thành, đắp lũy.

* Chính sách bóc lột:

- Đặt ra nhiều thứ thuế như thuế đay, muối…

- Bắt dân cống nạp sản vật quý.

Câu 2: So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người Chăm:

* Những điểm giống nhau:

- Về kinh tế: Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, trồng lúa một năm 2 vụ. Biết trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá...Biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu, bò. Biết dệt vải, làm đồ gốm. Biết buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước.

- Về văn hóa: có tập quán ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau, theo đạo Phật, có đời sống văn hóa phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

* Những điểm khác nhau:

- Về kinh tế: Người Chăm làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, sáng tạo ra xe guồng nước đưa nước vào tưới ruộng.

- Về văn hóa: Người Chăm có tục hỏa táng người chết, theo đạo Bà La Môn, có chữ viết riêng – chữ Phạn, sáng tạo ra một nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng.

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Lịch Sử lớp 6:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học