Đề kiểm tra Giữa kì 2 Lịch Sử lớp 6 có đáp án (Đề 3)

    Môn Lịch Sử lớp 6

    Thời gian làm bài: 45 phút

(Giới hạn bài 21, 22, 23, 24)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Lý Bí lên ngôi hoàng đế, sử cũ gọi ông là

A. Lý Bắc Đế.

B. Lý Nam Đế.

C. Lý Đông Đế.

D. Lý Tây Đế.

Câu 2: Tổ chức triều đình Vạn Xuân gồm có

A. ban văn và ban võ.

B. ban văn và ban sử.

C. ban võ và ban khoa học.

D. lục bộ.

Câu 3: Khi hồ Điển Triệt bị đánh úp, Lý Nam Đế rút lui về nơi nào?

A. Phong Khê.

B. Động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ).

C. Đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).

D. Bạch Hạc - Việt Trì.

Câu 4: Đánh thắng quân Lương, Triệu Quang Phục xưng là gì?

A.Triệu Việt Vương.

B.Phục Vương.

C.Lý Việt Vương.

D.Phục Việt Vương.

Câu 5: Hai mươi năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi lập ra

A. triều đại Lý.

B. triều đại hậu Lý Nam Đế.

C. triều đại hùng mạnh nhất lịch sử dân tộc.

D. Triệu Lý Phật Tử.

Câu 6: Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem bao nhiêu quân sang đàn áp khởi nghĩa của Mai Hắc Đế?

A. 1 vạn quân.

B. 5 vạn quân.

C. 10 vạn quân.

D. 15 vạn quân.

Câu 7: Sau khi Phùng Hưng mất, người nối nghiệp là

A. em trai Phùng Hải.

B. con trai Phùng An.

C. không có ai nối nghiệp.

D. tất cả các tướng cùng hợp sức nối nghiệp.

Câu 8: Nét nổi bật của quốc gia Lâm Ấp đó là gì?

A. Lực lượng quân sự khá mạnh.

B. Lãnh thổ rộng lớn.

C. Đông dân.

D. Vua anh minh.

Câu 9: Hiện nay, di sản của người Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay là

A. Chùa Một Cột.

B. Chùa Tây Phương..

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Cầu Trường Tiền.

Câu 10: Vì sao Lý Phật Tử lại không sang chầu nhà Tùy ?

A. Do nhà Tùy không có lời mời trang trọng.

B. Do Lý Phật Tử bị ốm.

C. Do Lý Phật Tử ngại đường xá xa xôi.

D. Do Lý Phật Tử có lòng tự tôn dân tộc, không chấp nhận nước ta là một nước chư hầu của Trung Quốc.

Câu 1: (2 điểm) Vai trò và công lao của Lý Bí?

Câu 2:(3 điểm) So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người Chăm?

1-B2-C3-B4-A5-B
6-C7-B8-A9-C10-D

Câu 1:

- Lý Bí là người anh hùng lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi ách đô hộ nhà Lương, giành lại độc lập, dựng nên nhà nước Vạn Xuân tự chủ.

- Cuộc khởi nghĩa cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường của dân tộc Việt.

Câu 2: So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người Chăm:

* Những điểm giống nhau:

- Về kinh tế: Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, trồng lúa một năm 2 vụ. Biết trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá...Biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu, bò. Biết dệt vải, làm đồ gốm. Biết buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước.

- Về văn hóa: có tập quán ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau, theo đạo Phật, có đời sống văn hóa phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

* Những điểm khác nhau:

- Về kinh tế: Người Chăm làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, sáng tạo ra xe guồng nước đưa nước vào tưới ruộng.

- Về văn hóa: Người Chăm có tục hỏa táng người chết, theo đạo Bà La Môn, có chữ viết riêng – chữ Phạn, sáng tạo ra một nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng.

Các đề kiểm tra Lịch Sử lớp 6 có đáp án khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Lịch Sử lớp 6:

de-kiem-tra-1-tiet-lich-su-6-hoc-ki-2.jsp

Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học