Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí lớp 6 Chương 1 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 Chương 1
Thời gian: 45 phút
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm chữ cái đứng trước phương án đó cho các câu từ 1 đến 8.
Câu 1: Cho thước cm trong hình sau:
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước này là:
A. 10 cm và 1mm.
B. 8 cm và 0,1 cm.
C. 8 cm và 0,2 cm.
D. 10 cm và 0,5 cm
Câu 2: Một bình chia độ có giới hạn đo của bình là 300 cm3. Người ta đổ vào bình 100 cm3 nước. Cho vật rắn không thấm nước vào bình chia độ thì mực nước lúc này chiếm 1/2 thể tích của bình. Thể tích của vật là
A. V = 200 cm3
B. V = 100 cm3
C. V = 50 cm3
D. V = 150 cm3
Câu 3: Chọn câu sai. Lực là nguyên nhân làm cho vật
A. đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động nhanh lên.
B. đang chuyển động thẳng thì chuyển động cong.
C. đang chuyển động thẳng đều thì tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. đang chuyển động thẳng thì dừng lại.
Câu 4: Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?
A. chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới
B. chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên phía trên
C. nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
D. nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.
Câu 5: Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định. Khi đầu dưới của lò xo để tự do, lò xo có chiều dài 10 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân 100g thì lò xo có chiều dài 14 cm. Khi tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực kéo 2N hướng dọc theo chiều dài lò xo thì lò xo bị kéo dãn có chiều dài là
A. 18 cm.
B. 16 cm.
C. 15 cm.
D. 20 cm.
Câu 6: Trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng của sỏi, người ta dùng cân Robecvan để đo khối lượng của sỏi, khi cân thăng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 200g còn ở đĩa cân còn lại là sỏi và một quả cân 15g. Khối lượng của sỏi là:
A. 200 g
B. 215 g
C. 15 g
D. 185 g
Câu 7: Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hỏa có thể tích 1,25 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hỏa.
B. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.
C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.
D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hỏa.
Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định? Ròng rọc cố định giúp:
A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
D. cả ba kết luận trên đều sai.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9 (1 điểm): Điền số thích hợp vào các chỗ trống dưới đây:
a) 0,5 dm3 = … lít = … cm3 = … mm3
b) 4,1 m3 = … lít = … cm3 = … ml = … cc.
c) 1 ml = … lít = … m3 = … cm3
Câu 10 (1 điểm): Chuyển động của các vật nào dưới đây đã bị biến đổi? Chuyển động của các vật nào không bị biến đổi? (Đánh dấu X vào các ô mà em chọn).
Câu 11 (1 điểm): Một ống bơ sữa bò có dung tích 320cm3. Gạo đổ ngang miệng ống bơ có khối lượng 250 g. Tính thể tích của phần không khí giữa các hạt gạo trong ống bơ biết khối lượng riêng của gạo là 1200kg/m3.
Câu 12 (2 điểm): Dùng một mặt phẳng nghiêng để nâng một vật nặng 100kg lên cao 2m một người phải kéo một lực có độ lớn ít nhất là 500N. Hãy so sánh lực cần phải kéo vật khi dùng mặt phẳng nghiêng và khi không dùng mặt phẳng nghiêng. Trường hợp nào phải dùng lực lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu?
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Câu 1: Chọn C.
Giới hạn đo là số chỉ lớn nhất trên thước, do vậy GHĐ = 8 cm.
Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách hai vạch chia liên tiếp trên thước, do vậy ĐCNN = 1/5 cm = 0,2 cm.
Câu 2: Chọn C.
Thể tích của nước khi đã có vật
V1 = 300.1/2 = 150 (cm3)
Thể tích của vật rắn:
Vvật = V1 - Vnước = 150 -100 = 50 (cm3)
Câu 3: Chọn C
Lực là nguyên nhân làm cho vật biến đổi chuyển động.
Do đó câu sai là C: Lực là nguyên nhân làm cho vật đang chuyển động thẳng đều thì tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Câu 4: Chọn C.
Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau
Câu 5: Chọn A.
- Khi treo thêm vật 100g thì lò xo dãn thêm 4cm tương đương với tác dụng lực 1N thì lò xo dãn 4cm.
- Vì độ lớn lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng nên ta có:
- Chiều dài lò xo lúc này là: l = l0 + Δl2 = 10 + 8 = 18 cm
Câu 6: Chọn D.
Khối lượng viên sỏi m = 200 – 15 = 185 g.
Câu 7: Chọn B.
Câu 8: Chọn B.
Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
II. TỰ LUẬN (6 điểm) (6 điểm)
Câu 9 (2 điểm):
Câu 10 (1 điểm):
Câu 11 (1 điểm):
Câu 12 (2 điểm):
- Lực cần kéo vật khi không dùng mặt phẳng nghiêng là:
Fkéo = 10.m = 10.100 = 1000 N
- Lực cần kéo vật khi dùng mặt phẳng nghiêng là:
Fkéo/MPN = 500 N
Vậy khi không dùng mặt phẳng nghiêng ta phải dùng một lực lớn hơn và lớn hơn 2 lần.
Xem thêm các Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
Mục lục các đề kiểm tra Vật Lí 6 khác:
- Đề thi 15 phút Vật Lí 6 học kì 1
- Đề thi 1 tiết Vật Lí 6 học kì 1
- Đề thi Vật Lí 6 học kì 1
- Đề thi 15 phút Vật Lí 6 học kì 2
- Đề thi 1 tiết Vật Lí 6 học kì 2
- Đề thi Vật Lí 6 học kì 2
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)