Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 (có đáp án)

Tuyển tập Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo gồm các đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết cực hay giúp học sinh lớp 4 ôn tập để học tốt Tiếng Việt lớp 4.

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 CD

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

Thầy Thành lên lớp

   Thầy giáo Nguyễn Tất Thành bận bộ đồ dài trắng cổ đứng, đi guốc mộc, ôm cặp da bò màu vàng cam, bươc khoan thai vào lớp. Thầy cầm phần viết lên bảng tên bài học lịch sử: Hùng Vương dựng nước, thời Hồng Bàng.

   Thầy giảng:

- Hồng Bàng là thời kì mở đầu của mười tám đời vua Hùng. Công lớn nhất của các vua Hùng là dựng nước.

   Một trò mạnh dạn hỏi thầy:

- Thưa thầy, con xin lỗi, sự tích Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra trăm con, một nửa theo cha xuống bể, một nửa theo mẹ lên ngàn, chuyện hoang đường ấy có ý nghĩa gì ạ?

   Thầy Thành bước xuống bục, đi qua đi lại trước lớp, mắt mơ màng, giọng tha thiết:

- Sự tích một nửa theo cha xuống bể, một nửa theo mẹ lên ngàn, nói lên người Việt mình đã trải qua bao mưa nắng, người đi phương này, kẻ đi nơi kia để khai phá, mở mang bờ cõi, dựng xây đất nước. Nước Việt Nam ta được như ngày nay ta đừng quên công lao của bao đời đã đổ mồ hôi và máu …

   Cả lớp không một em nào động đậy, lắng hồn đón nhận từng lời thầy như đêm dày được ánh sáng soi vào.

   Trống trường ra chơi điểm từng tiếng. Bóng nắng theo chân học trò chạy nhảy tung tăng trên sân trường.

(Theo Sơn Tùng)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Thầy Thành nói cho học sinh biết thời kì Hồng Bàng là thời kì nào của nước ta?

a- Thời kì mở đầu của mười tám đời vua Hùng

b- Thời kì kết thúc của mười tám đời vua Hùng

c- Thời kì giữa của mười tám đời vua Hùng

Câu 2: Theo thầy Thành, ý nghĩa của sự tích Lạc Long Quân – Âu Cơ là gì?

a- Con người Việt Nam trải bao mưa nắng, đi khắp nơi để khai sơn, lập địa, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước.

b- Dân tộc Việt Nam luôn ghi nhớ công lao của bao đời đã đổ mồ hôi xương máu để xây dựng đất nước

c- Cả hai ý trên

Câu 3: Hình ảnh nào cho thấy tác động của lời thầy Thành đến học sinh?

a- Cả lớp trầm trồ xuýt xoa rồi thi nhau đặt tiếp câu hỏi

b- Cả lớp không động đậy, lắng hồn đón nhận lời thầy như đêm dày được soi ánh sáng soi vào

c- Từng bước chân học sinh nhảy nhót tung tăng trên sân trường

Câu 4: Câu chuyện Thầy Thành lên lớp muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

a- Tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam, có ý thức xây dựng, bảo vệ đất nước.

b- Nguyễn Tất Thành là một thầy giáo giỏi, được học sinh yêu quý, kính trọng.

c- Mọi người dân Việt từ lâu đã có cùng một tổ tiên, nòi giống

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Điền vào chỗ trống:

a) s hoặc x

 Chiều ….au khu vườn nhỏ

Vòm lá rung tiếng đàn

Ca…ĩ là chim …ẻ

Khán giả là hoa vàng

Tất cả cùng hợp….ướng

Những lời ca reo vang.

   (Theo Lê Minh Quốc)

b) iêc hoặc iêt

Hai thạch sùng gặp nhau

Lại chơi trò đuổi bắt

Miệng cứ kêu t…..t……

Là đếm nhịp hai ba.

 

Cả hai vui đi ngửa

Ngoe nguẩy bụng trần nhà

Điều này chưa ai b……

Gánh x…. đầy tài hoa.

   (Theo Phùng Ngọc Hùng)

Câu 2.

a) Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:

   Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.

b) Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu sau:

  (1) Những em bé quần áo đủ màu sắc đang nô đùa trên sân trường.

  (2) Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh cá bống.

Câu 3.

a) Khoanh tròn từ có tiếng tài khong cùng nghĩa với tiếng tài ở các từ còn lại trong mỗi dãy sau:

  (1). Tài giỏi, tài ba, tài sản, tài đức, tài trí, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, tài hoa, tài tử

  (2). Tài chính, tài khoản, tài sản, tài hoa, gia tài, tài vụ, tiền tài, tài lộc

b) Chọn thành ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong câu:

  (1) Không thể để những kẻ…… phạm tội tham nhũng mà sống ngang nhiên.

  (2) Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước thương dân tha thiết, một nhà bác học uyên thâm, có…….

  (3) Dập dìu…………………….

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

(Theo Nguyễn Du)

Câu 4. Viết đoạn văn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả một đồ chơi của em.

a) Đoạn mở bài:

………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………….

b) Đoạn kết bài:

………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………….

 ………………………………………………………………….

Phần I.

1.a      2.c          3.b         4.a

Phần II.

Câu 1.

a)

Chiều sau khu vườn nhỏ

Vòm lá rung tiếng đàn

Ca sĩ là chim s

Khán giả là hoa vàng

Tất cả cùng hợp xướng

Những lời ca reo vang

b)

Hai thạch sùng gặp nhau

Lại chơi trò đuổi bắt

Miệng cứ kêu tiếc tiếc

Là đếm nhịp hai ba.

 

Cả hai vui đi ngửa

Ngoe nguẩy bụng trần nhà

Điều này chưa ai biết

Gánh xiếc đầy tài hoa.

Câu 2.

a) Gạch dưới các câu: Buổi sáng,Bé dậy sớm, ngồi học bài. / Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.Bé ngồi học bài.

b) Gạch dưới chủ ngữ: Những em bé quần áo đủ màu sắc đang nô đùa trên sân trường. / Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh cá bống.

Câu 3.

a) (1) tài sản (2) tài hoa

b) (1) tài hèn đức mọn (2) tài cao đức trọng (3) tài tử giai nhân

Câu 4. Tham khảo: Tả chú gấu bông

a) Mở bài gián tiếp:

   Như tất cả mọi người ai cũng đều có sở thích riêng, ở nhà em cũng vậy. Bố em mê bóng đá, mẹ thì thích xem ti vi, anh em thì mê vi tính. Còn em lại thích một thứ đồ chơi mềm và rất dễ thương, đó là chú gấu bông. Em đã đặt tên cho chú là Tét-đi

(Phạm Thị Tuyết Như)

b) Kết bài mở rộng:

   Mỗi khi em buồn, chỉ cần nhìn thấy chú mỉm cười, em lại cảm thấy trong người vui vẻ trở lại vì khuôn mặt của chú lúc nào cũng tươi tỉnh, miệng của chú cười mỉm như an ủi em: “ Đừng buồn nữa chị ơi, chỉ cần mỉm cười lên là mọi chuyện sẽ tốt đẹp mà !”. Em rất yêu thương chú, coi chú như một người bạn tri ân, tri kỉ của em.

(Phạm Thị Tuyết Như)

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

Bông sen trong giếng ngọc

   Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu tần tảo nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học. Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

   Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

   Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bên ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú (1) “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quý khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên (2).

   Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên của hai nước).

(Thái Vũ)

(1) Phú: tên một loại bài văn thời xưa

(2) Trạng nguyên: danh hiệu dành cho người đỗ đầu khoa thi ở kinh đô do nhà vua tổ chức

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Vẻ bên ngoài của Mạc Đĩnh Chi được giới thiệu bằng chi tiết nào?

a- Là người đen đủi, xấu xí

b- Là cậu bé kiếm củi rất giỏi để nuôi mẹ

c- Là người thông minh, học giỏi nhất trường

Câu 2. Vì sao Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu mà nhà vua định không cho đỗ?

a- Vì Mạc Đĩnh Chi không phải là người giỏi nhất

b- Vì Mạc Đĩnh Chi chưa thể hiện được là người có phẩm chất tốt

c- Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí, bé loắt choắt, lại là con thường dân

Câu 3. Tại sao sau đó nhà vua lại cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?

a- Vì thấy ông rất chăm chỉ, lại học giỏi nhất trường

b- Vì đã nhận ra ông là người viết bài phú rất hay

c- Vì nhận ra phẩm chất, tài năng và chí hướng của ông

Câu 4. Mạc Đĩnh Chi muốn nói điều gì qua hình ảnh “Bông sen trong giếng ngọc”?

a- Hoa sen phải được trồng trong giếng ngọc thì mới thể hiện phẩm chất cao quý.

b- Sen là một loài hoa thanh cao, được trồng trong giếng ngọc lại càng cao quý.

c- Phải để bông sen trong giếng ngọc thì mới thấy được vẻ đẹp sang trọng của nó.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống rồi giải câu đố (ghi vào chỗ trống trong ngoặc):

a) tr hoặc ch

Có mắt mà…ẳng có tai

Thịt…ong thì…ắng, da ngoài thì xanh

Khi….ẻ ngủ ở…ên cành

Lúc già mở mắt hóa thành quả ngon?

(Là ………….)

b) uôt hoặc uôc

Con gì trắng m……….như bông

Bên người cày c……trên đồng sớm hôm.

(Là ………………)

Câu 2. a) Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau:

   (1)Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. (2) Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. (3) Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm. (4) Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp. (5) Trũi bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. (6) Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng. (7) Thế là cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra.

(Theo Tô Hoài)

b) Chọn 3 câu em tìm được điền vào bảng sau:

Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ

Câu số….

…………………………..

……………………….

Câu số….

…………………………..

……………………….

Câu số….

…………………………..

……………………….

 

Câu 3.

a) Nối từ khỏe (trong tập hợp từ chứa nó) ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B:

A B

a) Một người rất khỏe

1) Ở trạng thái cảm thấy khoan khoái, dễ chịu

b) Chúc chị chóng khỏe

2) Cơ thể có sức trên mức bình thường ; trái với yếu

c) Uống cốc nước dừa thấy khỏe cả người

3) Trạng thái khỏi bệnh, không còn ốm đau

 

b) Chọn từ thích hợp trong các từ khỏe, khỏe mạnh, khỏe khắn, vạm vỡ để điền vào chỗ trống:

(1) Cảm thấy……………….ra sau giấc ngủ ngon.

(2) Thân hình………………

(3) Ăn…………, ngủ ngon, làm việc……………….

(4) Rèn luyện thân thể cho………………………….

Câu 4. Viết lời giới thiệu (khoảng 8 câu) về một vài nét đổi mới ở xóm làng (phố phường) nơi em ở (hoặc một địa phương mà em biết)

Gợi ý:

- Giới thiệu chung về địa phương nơi em sinh sống (tên, đặc điểm chung)

- Giới thiệu cụ thể một vài nét đổi mới của địa phương (quang cảnh, con người và cuộc sống…)

- Nêu cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Phần I.

1.a         2.c        3.c          4.b

Phần II.

Câu 1.

a)

Có mắt mà chẳng có tai

Thịt trong thì trắng, da ngoài thì xanh

Khi trẻ ngủ ở trên cành

Lúc già mở mắt hóa thành quả ngon?

                           (Là quả na)

b)

Con gì trắng muốt như bông

Bên người cày cuốc trên đồng sớm hôm.

(Là con cò)

Câu 2. a) Gạch dưới các câu (2), (3), (4), (5), (6), (7)

b) VD:

Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ

Câu số (2)

Dễ Trũi

đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm

Câu số (3)

Hai mụ Bọ Muỗm

vừa xông vào vừa kêu om sòm

Câu số (7)

Cả một bọn Bọ Muỗm

lốc nhốc chạy ra

 

Câu 3.

a) Nối (a) – (2)   (b) – (3)   (c) – (1)

b) (1) khỏe khoắn (2) vạm vỡ (3) khỏe….khỏe         (4) khỏe mạnh

Câu 4. Tham khảo:

   Nhà em ở xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Nơi đây đã trở thành một khu đô thị mới – Khu đô thị Mỹ Đình. Mấy năm nay đường sá được xây dựng lại rất hiện đại, nhà cao tầng mọc lên như nấm. Nhiều nhà cấp 4 trước đây cũng được xây dựng thành những biệt thự nhỏ với kiểu dáng rất đẹp. Con đường đất nhỏ trong làng cũng được thay thế bằng đường bê tông rộng rãi, sạch sẽ. Trường mẫu giáo, công viên…. mới được xây xong. Xã còn có cả nhà văn hóa, khu vui chơi cho trẻ em. Chiều chiều, các bạn nữ thường ra đó chơi nhảy dây, các bạn nam chơi đá bóng. Từ sáng sớm, các cụ cao tuổi trong phường đã ra khoảng sân rộng trước nhà văn hóa để tập dưỡng sinh, chơi bóng chuyền. Những ngày lễ tết, xã có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa. Tết trung thu vừa rồi, các anh chị ở đoàn thanh niên xã đã tổ chức cho chúng em rước đèn, biểu diễn văn nghệ, phá cỗ rất vui.

   Cuộc sống của người dân trong xã đã hoàn toàn đổi mới. Mọi người đều cảm thấy gắn bó với nhau và thêm yêu nơi mình đang sinh sống.

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 CD

Xem thêm các phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học