10 Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Với bộ 10 đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 2 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Tiếng Việt lớp 4 của các trường Tiểu học trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 4 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Món quà” (trang 4) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Chi định tặng Vy món quà gì trong dịp sinh nhật? Vì sao?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

NHỮNG CHÚ CHÓ CON Ở CỬA HIỆU

Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác? ”

Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con.”

Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”

Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy chỉ có một chú bị tụt lại phía sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”

Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua.”

Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu.”

Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu được không ạ?”

– Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! – Người chủ cửa hàng khuyên. – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.

Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó.”

Đăn-Clát

10 Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Câu 1. Cậu bé khách hàng chú ý đến con chó nào? (0,5 điểm)

A. Chú chó con lông trắng muốt.

B. Chú chó con bé xíu như cuộn len.

C. Chú chó con chậm chạp, hơi khập khiễng.

D. Chú chó lớn, nhanh nhẹn nhất đàn.

Câu 2. Vì sao cậu bé không muốn người bán hàng tặng con chó đó cho cậu? (0,5 điểm)

A. Vì con chó đó bị tật ở chân.

B. Vì cậu cho rằng con chó đó cũng có giá trị ngang bằng những con chó mạnh

khỏe khác trong cửa hàng.

C. Vì cậu không muốn mang ơn người bán hàng.

D. Vì cậu bé không thiếu tiền.

Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)

A. Hãy yêu thương chú chó bị tật ở chân.

B. Hãy đối xử bình đẳng với người khuyết tật.

C. Hãy nhận nuôi những chú chó khuyết tật.

D. Hãy chia sẻ và đồng cảm với người khuyết tật.

Câu 4. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây và cho biết vị trí của câu chủ đề đó: (1 điểm)

Yết Kiêu là một người có tài bơi lặn. Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vờ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

Câu 5. Gạch chân vào trạng ngữ của câu văn sau và cho biết trạng ngữ đó bổ thông tin gì cho câu: (1 điểm)

Sớm sớm, từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang.

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)

................................................................................................

................................................................................................

Câu 7. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1,5 điểm)

a. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.

................................................................................................

b. Con chim gáy hiền lành, béo núc.

................................................................................................

c. Những người lính và viên tướng đứng sững lại, nhìn chú lính nhỏ.

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

(Trích)

Buổi học cuối cùng, mai cô giáo đã xa

Cả lớp em bỗng trang nghiêm hơn trước

Ai cũng cố ngoan hơn mà không bù đắp được

Những phút giây lười, nghịch để cô buồn.

Nguyễn Thị Mai

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết một bức thư thăm hỏi khi nghe tin quê bạn gặp bão lũ.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Chi định tặng Vy món quà trong dịp sinh nhật là quyển từ điển. Vì Vy từng tâm sự với Thư là Vy thích lật từng trang từ điển hơn là tra nghĩa trên máy tính.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

C. Chú chó con chậm chạp, hơi khập khiễng.

Câu 2. (0,5 điểm)

B. Vì cậu cho rằng con chó đó cũng có giá trị ngang bằng những con chó mạnh

khỏe khác trong cửa hàng.

Câu 3. (1 điểm)

D. Hãy chia sẻ và đồng cảm với người khuyết tật.

Câu 4. (1 điểm)

- Câu chủ đề: “Yết Kiêu là một người có tài bơi lặn.”

- Câu chủ đề trong đoạn văn trên nằm ở đầu đoạn.

Câu 5. (1 điểm)

Sớm sớm, từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang.

- Trạng ngữ trong câu trên bổ sung thông tin về thời gian.

Câu 6. (1 điểm)

Vì nhà nghèo, Lan phải nghỉ học từ rất sớm.

Câu 7. (1,5 điểm)

a. Chim gáy / tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.

       CN                                          VN

b. Con chim gáy / hiền lành, béo núc.

           CN                        VN

c. Những người lính và viên tướng / đứng sững lại, nhìn chú lính nhỏ.

                       CN                                                      VN

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bức thư, thăm hỏi khi nghe tin quê bạn gặp bão lũ, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Địa điểm, thời gian viết thư, lời chào, lí do viết thư.

Triển khai:

- Thăm hỏi tình hình người nhận thư: Gia đình cậu an toàn cả chứ? Nhà cửa và hoa màu có bị thiệt hại nhiều không? Mực và Mít hôm bão sợ hãi tiếng sấm thì có chạy lung tung không?

- Nói về tình hình của em: (1) Ở Hà Nội dạo này trời mưa nhiều, áo quần phơi mãi không khô được. Việc đi lại cũng gặp nhiều bất tiện. (2) Nhưng nó chẳng là gì so với mọi người ở trong đấy chống chọi với bão lũ cả.

- Lời động viên: Cậu hãy cố gắng lên nhé!

Kết thúc

- Lời chúc và lời hứa hẹn, chữ kí của người viết thư.

Bài làm tham khảo

Hà Nội, ngày 21 tháng 1 năm 2024

An Nhiên yêu quý!

Xem tivi và đọc báo, mình biết Đà Nẵng đã phải hứng chịu trận bão nặng nề vô cùng. Những video cảnh cơn bão quét qua thành phố, làng quê mà mình đau lòng quá. Mình lo lắng cho cậu lắm nên ngay khi vừa đi học về, mình đã viết thư cho cậu ngay.

Nhà cậu ở Đà Nẵng thế nào? Có bị bão gây ảnh hưởng nhiều không? Cả gia đình cậu đều bình an và khỏe mạnh chứ? Vườn hoa và những cây ổi trong vườn có bị mưa làm hỏng hết không? Mực và Mít hôm bão sợ hãi tiếng sấm thì có chạy lung tung không? Cậu hãy chia sẻ cho mình trong thư tới nhé.

Ở Hà Nội dạo này trời mưa nhiều, áo quần phơi mãi không khô được. Việc đi lại cũng gặp nhiều bất tiện. Nhưng nó chẳng là gì so với mọi người ở trong đấy chống chọi với bão lũ cả.

Cậu hãy cố gắng lên nhé!

Chúc cậu và gia đình sớm quay lại cuộc sống thường ngày. Có thời gian mình sẽ về thăm gia đình cậu.

Bạn của cậu

Hoa

Nguyễn Thị Hoa

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học