Top 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 4 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 4.
Xem thử Đề thi GK1 Tiếng Việt lớp 4 Xem thử Đề thi CK1 Tiếng Việt lớp 4 Xem thử Đề thi GK2 Tiếng Việt lớp 4 Xem thử Đề thi CK2 Tiếng Việt lớp 4
TẠM NGỪNG BÁN - mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Xem thêm Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cả ba sách:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Những ngày hè tươi đẹp” (trang 10) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CHIẾC LÁ
Chim sâu hỏi chiếc lá:
– Lá ơi, hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu!
– Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi cho đến bây giờ.
– Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
– Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
– Thế thì chán thật! Cuộc đời bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện!
– Tôi không bịa tí nào đâu! Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi: những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia.
Theo Trần Hoài Dương
Câu 1. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau? (0,5 điểm)
A. Chim sâu và bông hoa.
B. Chim sâu và chiếc lá.
C. Bông hoa và chiếc lá.
D. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.
Câu 2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? (0,5 điểm)
A. Vì lá suốt đời chung thủy, vẫn là một chiếc lá.
B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.
C. Vì lá có lúc biến thành Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người.
D. Vì lá có lúc biến thành ngôi sao.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
A. Hãy biết quý trọng những người bình thường.
B. Vật bình thường mới đáng quý.
C. Cuộc đời của lá cây thật buồn chán.
D. Lá cây vẫn mãi chỉ là lá cây.
Câu 4. Các danh từ riêng dưới đây đều chưa được viết hoa, em hãy phát hiện và viết lại cho đúng: (1 điểm)
Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải dãy núi trác nối liền với dãy núi đại huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi giữa hai dãy núi là nhà bác hồ.
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 5. Em hãy xếp các từ được gạch chân vào các nhóm thích hợp: (1 điểm)
Nhưng chính chuồn chuồn kim lại dẫn đường cho Mai đến với khu vườn kì diệu. Cơn mưa buổi sáng đã gột sạch bụi bặm trên những tàu lá. Những đốm nắng vàng đậu trên thảm cỏ, mấy con bọ ngựa màu xanh đang ngủ say trên tàu lá chuối, vài con cánh cam vừa cựa mình, hai con bướm trắng đang khẽ rung đôi cánh mềm mại như sắp sửa bay lên.
(Theo Dương Hằng)
- Danh từ chỉ người: ..............................................................
- Danh từ chỉ vật: ...................................................................
- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: ........................................
................................................................................................
Câu 6. Em hãy gạch chân dưới các động từ trong câu sau: (1 điểm)
Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi có nhiều mầm non vừa nhú. |
Câu 7. (1,5 điểm)
a) Tìm các danh từ chỉ con vật và đồ vật trong bức tranh trên:
................................................................................................ ................................................................................................
b) Đặt một câu kể với danh từ chỉ con vật vừa tìm được:
................................................................................................ ................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
TUỔI NGỰA
(Trích)
Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
Xuân Quỳnh
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Gió vườn” (trang 65) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Theo o, 9liko99 sao nói gió “Làm bao việc nhỏ để thành lớn khôn.”?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phiá đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn… Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả…
Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, cười nhộn nhịp, vui vẻ.
Mặt trời nhô dần lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cấu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.
(Hoàng Hữu Bội)
Câu 1. Thũng lũng trong bài ở miền nào? (0,5 điểm)
A. Miền Bắc.
B. Miền Trung.
C. Miền Nam.
Câu 2. Câu văn nào trong bài tả cảnh bà con nông dân lao động rất vui? (0,5 điểm)
A. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
B. Bà con xã viên đã đổ nhau ra đồng cấy mùa, gặt chiêm.
C. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo choàng và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.
D. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cấu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi.
Câu 3. Nội dung của bài văn là gì? (0,5 điểm)
A. Tả cảnh thung lũng ở vùng núi vào buổi sáng.
B. Tả cảnh sinh hoạt của bà con miền núi.
C. Tả cảnh buổi sáng mùa đông ở thung lũng.
D. Tả cảnh thung lũng và cảnh lao động của bà con nông dân ở miền núi phía Bắc vào một buổi sáng mùa hè.
Câu 4. Một số danh từ riêng chưa được viết hoa, em hãy tìm và viết lại cho đúng: (1 điểm)
Bấy giờ ở vùng núi cao phương bắc, có nàng âu cơ thuộc dòng họ thần nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm.
(Sự tích Con Rồng cháu Tiên)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 5. Dựa vào bức tranh sau, em hãy chỉ ra động từ phù hợp và đặt câu với động từ đó: (1 điểm)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 6. Em hãy tìm các tính từ có trong hai khổ thơ sau: (1 điểm)
Giàn gấc đan lá
Xanh một khoảng trời
Gió về gió quạt
Mát chỗ em ngồi...
Trái gấc xinh xinh
Chín vàng nắng đỏ
Bao nhiêu Mặt Trời
Ngủ say trong đó.
(Đặng Vương Hưng)
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 7. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (4 - 6 câu) có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1,5 điểm)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ............................................................................................ B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
(Trích)
Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!
Định Hải
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết thư cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Bác sĩ của nhân dân” (trang 13) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS thực hiện yêu cầu: Tìm những chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”
Lại Thế Luyện
Câu 1. Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? (0,5 điểm)
A. Để cho cả lớp liên hoan.
B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
C. Để cho cả lớp học môn sinh học.
D. Để cho cả lớp mang về trồng.
Câu 2. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị? (0,5 điểm)
A. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.
B. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.
C. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
D. Thầy dạy học sinh phải biết quý trọng đồ ăn qua những củ khoai tây.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
A. Con người sống phải biết cảm thông và tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
B. Con người sống phải biết thương yêu nhau.
C. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau.
D. Con người không nên lừa dối nhau.
Câu 4. Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây: (1 điểm)
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khỏe mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 5. Em hãy gạch chân vào thành phần chính của câu: (1 điểm)
Trưa hôm đó, dế còm sang chơi nhà cụ giáo cóc. Loay hoay mãi anh chàng mới dám đọc cho cụ nghe bài thơ mới làm có nhan đề “Nàng từ đâu tới”:
(Trích “Hoa cúc áo – Trần Đức Tiến)
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 6. Nối từ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp: (1 điểm)
Câu 7. Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1,5 điểm)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
TRONG ÁNH BÌNH MÌNH
(Trích)
Ánh nắng mới lên nhuộm hồng làn sương vương trên những ngọn cây. Sau một đêm ngủ bình yên, bầy chim tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước, lững thững tìm về nơi ở khuất đâu đó dưới lùm cây. Bình minh diễn ra chỉ trong khoảnh khắc.
Vũ Hùng
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cậu bé gặt gió” (trang 79) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra những gì cho tương lai của Uy-li-am và những người dân trong vùng?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.
Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
– Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
– Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
– Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
(Theo Truyện nước ngoài)
Câu 1. Hoa hỏi gió điều gì? (0,5 điểm)
A. Bạn có thích bài hát của tôi không?
B. Bạn có thích hát cùng tôi không?
C. Bạn hát hay tôi hát nhỉ?
D. Có phải vừa rồi bạn hát không?
Câu 2. Vì sao hoa, gió và sương đều không nghe được tiếng hát của nhau? (0,5 điểm)
A. Vì mỗi vật đều hát quá to, lấn át tiếng hát của nhau.
B. Vì gió và sương đung đưa, ngân nga hát thánh thót.
C. Vì mỗi vật đều chỉ tập trung vào tiếng hát của bản thân.
D. Vì mỗi vật vừa hát vừa nói chuyện.
Câu 3. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (0,5 điểm)
A. Không nên cãi vã với mọi người xung quanh.
B. Loài nào cũng biết ca hát bằng giọng của chính mình.
C. Cần tôn trọng những vẻ đẹp của mọi người xung quanh.
D. Hãy biết lắng nghe để hiểu nhau hơn.
Câu 4. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Các cô cậu học trò nhìn lên trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:
– Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
– Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? – Thầy hỏi.
– Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt nên đứng yên với màu xanh nhạt.
(Theo Xu-khôm-lin-xki)
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 5. Em hãy tìm thành phần thứ nhất trong các câu sau và điền vào bảng bên dưới: (1 điểm)
(1) Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. (2) Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em. (3) Mẹ nấu chè hạt sen. (4) Bà ăn, tấm tắc khen ngon. (5) Lúc bà về, mẹ lại biếu bà một gói trà mạn ướp sen thơm phức.
Câu |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
Chủ ngữ |
|
|
|
|
|
Câu 6. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau và cho biết câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn: (1 điểm)
Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.
(Theo Vũ Tú Nam)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 7. Dùng dấu “/” để ngăn cách các thành phần trong câu và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ, “TN” dưới trạng ngữ: (1,5 điểm)
a. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
................................................................................................
b. Chúng có bộ lông vàng óng.
................................................................................................
c. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
LENG KENG ĐÀ LẠT
(Trích)
Vó ngựa khua giòn phía trước
Sau lưng lắc lư tiếng cười
Lục lạc leng keng dốc vắng
Quả thông già nào vừa rơi...
Con đường chầm chậm trôi trôi
Thấp thoáng hàng cây, phố xá
Bé thả hồn ra bốn phía
Không say xe mà say sương.
Cao Xuân Sơn
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả chú chó mà em yêu thích.
Tham khảo đề thi Tiếng Việt lớp 4 bộ sách khác có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4