Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4.
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 Kết nối tri thức
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I- Bài tập về đọc hiểu
Họ đã nghèo đến như thế nào?
Ngày nọ, một người đàn ông – chủ của một nông trại giàu có – quyết định dẫn đứa con trai của mình đi du ngoạn, với mục đích duy nhất là chỉ cho nó biết “như thế nào là cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân”.
Sau khi kết thúc chuyến đi, trên đường trở về người cha đã hỏi đứa con trai của mình: “Chuyến đi như thế nào hả con?”.
Cậu bé trả lời: “Tuyệt vời lắm cha ạ!”.
"Thế, con có thấy những người nông dân đó, người ta đã nghèo đến như thế nào không?”. – Người cha hỏi tiếp.
“Ồ, con đã nhận thấy rất rõ cha ạ!”. – Cậu bé trả lời.
"Con đã thấy chúng ta chỉ có một con chó duy nhất, nhưng họ đã có đến những bốn con.
Chúng ta chỉ có một hồ bơi thật rộng ở giữa vườn nhà, nhưng họ có một con sông dài thật dài không thấy đâu là bến bờ.
Chúng ta có một cái đèn lồng ngoài vườn, được nhập khẩu từ nước ngoài, đẹp thật đấy, nhưng những người nông dân kia có cả bầu trời với những vì tinh tú chiếu sáng.
Sân vườn nhà ta rộng thật đấy, nhưng họ lại có cả đường chân trời.
Chúng ta chỉ có một mảnh đất nhỏ để sống, nhưng họ lại có cả những cánh đồng rộng bát ngát và ngút ngàn.
Chúng ta có kẻ hầu người hạ, nhưng họ lại phục vụ được cho những người khác.
Chúng ta phải mua thực phẩm để nuôi sống chúng ta, nhưng họ lại có thể tự làm ra để nuôi lấy chính bản thân mình.
Chúng ta có những bức tường kiên cố để bảo vệ tài sản của chúng ta, nhưng họ lại có những người bạn chân chính bảo vệ họ.”
Nói đến đây, cậu bé quay sang và nói với cha cậu rằng: “Con cảm ơn cha vì đã cho con biết chúng ta đã nghèo đến như thế nào”. Người cha lặng người khi nghe đứa con của mình nói như vậy.
(Theo báo Điện tử)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Người chủ nông trại muốn con hiểu được điều gì khi đưa con đi du ngoạn?
a- Người nông dân làm việc vất vả như thế nào
b- Người nông dân nghèo khổ như thế nào
c- Công việc hằng ngày của người nông dân
Câu 2. Trong con mắt của cậu bé, người nông dân có những gì?
a- Sông dài, trời rộng, cánh đồng bát ngát, thực phẩm tự làm, bạn bè chân chính…
b- Sông nhiều, trời đầy sao, sẵn thực phẩm để nuôi sống mình, bạn bè chân chính...
c- Đất đai để sinh sống, tường kiên cố để bảo vệ được tài sản, nhiều bạn bè giúp đỡ…
Câu 3. Sau chuyến đi, cậu bé đã nói điều gì bất ngờ khiến người cha lặng người?
a- Chuyến đi giúp cậu mở mang hiểu biết về thiên nhiên và cuộc sống
b- Chuyến đi giúp cậu hiểu cuộc sống nghèo khổ của người nông dân
c- Chuyến đi cho cậu biết gia đình cậu nghèo hơn so với người nông dân
Câu 4. Câu chuyện muốn cho chúng ta biết điều gì?
a- Cuộc sống đầy vất vả, khó khăn của những người nông dân
b- Cuộc sống giàu có, đẹp đẽ và rất thú vị của những người nông dân
c- Cậu bé ngây thơ nên không hiểu cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Viết lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:
a) tr hoặc ch
-…ải…uốt/……. -….ạm….ổ/…… |
-….ang….ải/…….. -….ạm….ưởng/…….. |
b) iêu hoặc iu
- kì d…./…….. - dắt d…../……. |
-hiền d…./……. -cánh d……/……. |
Câu 2. Tìm từ có tiếng “lạc” thích hợp điền vào mỗi chỗ trống:
a) Khi viết văn, chúng ta cần đọc kĩ đề bài để không bị………
b) Mặc dầu gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, cô Tâm vẫn rất……yêu đời
c) Nếu không có điện thoại thì giờ đây chúng ta……với nhau sẽ rất khó khăn.
d) Vì không cẩn thận, cô Thoa đã để hồ sơ bị……………………………….
Câu 3.
a) Những câu nào có bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” Gạch dưới những bộ phận đó
(1) Để có sức khỏe, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục
(2) Vì thiếu tiếng cười của bé, căn nhà trở nên trống vắng, buồn thiu
(3) Để tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, lớp em đã tham gia lao động chăm sóc nghĩa trang.
b) Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi "Để làm gì?” cho các vế câu sau:
(1) ……………………., lớp em thành lập Đôi bạn cùng tiến
(2)…………………….., xã em đã phát động phong trào Phủ xanh đồi trọc.
(3)……………………………...., khi đọc sách, chúng ta phải để sách xa mắt
Câu 4. Tả một con vật mà em được tiếp xúc trực tiếp hoặc nhìn thấy trên truyền hình, qua phim ảnh.
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
Phần I.
1.b 2.a 3.c 4.b
Phần II.
Câu 1.
a) chải chuốt – trang trải; chạm trổ - trạm trưởng
b) kì diệu – hiền dịu; dắt díu – cánh diều
Câu 2. Các câu sau điền từ
a) Khi viết văn, chúng ta cần đọc kĩ đề bài để không bị lạc đề
b) Mặc dầu gặp khó khăn trong cuộc sống, cô Tâm vẫn rất lạc quan, yêu đời
c) Nếu không có điện thoại thì giờ đây chúng ta liên lạc với nhau sẽ rất khó khăn
d) Vì không cẩn thận, cô Thoa đã để hồ sơ bị thất lạc
Câu 3.
a) (1) Để có sức khỏe, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục
(3) Để tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, lớp em đã tham gia lao động chăm sóc nghĩa trang
b) VD:
(1) Để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, lớp em thành lập Đôi bạn cùng tiến
(2) Để bảo vệ môi trường, xã em đã phát động phong trào Phủ xanh đồi trọc
(3) Để bảo vệ mắt không bị cận thị, khi đọc sách, chúng ta phải để sách xa mắt.
Câu 4. Tham khảo (tả chú gấu Un-ni-pu)
Em đã xem rất nhiều bộ phim hoạt hình, phim nào cũng hay, cũng hấp dẫn. Nhưng em thích nhất là bộ phim: “Những cuộc phiêu lưu của chú gấu Uyn-ni-pu” mà nhân vật chính là Uyn-ni-pu.
Chú gấu này có một bộ lông màu vàng cam, mượt như nhung. Khuôn mặt của chú bảnh bao, đôi mắt màu xanh biếc ánh lên vẻ tinh nghịch và nhân hậu. Đôi tai tròn, vểnh lên trông thật thích mắt. Tay và chân chú ngắn cũn kĩn, cộng thêm thân hình to béo nên chú đi nặng nề, vấp vào đâu mà ngã thì sẽ rất buồn cười cho mà xem. Chú thường mặc một chiếc áo màu đỏ và mùa đông thì chú cuốn thêm khăn len xanh. Cũng như các bạn gấu khác, Uyn-ni-pu rất thích ăn mật. Nếu không vì mật ong mà chú quên mất các bạn. Chú đã cùng hổ con và ỉn con thực hiện rất nhiều chuyến phiêu lưu mà em nhớ nhất là chuyến phiêu lưu vào dịp sinh nhật của hổ con. Hổ không được những thứ mình muốn nhưng cuối cùng bạn hiểu rằng tấm lòng mới là chính.
Dù có lớn lên, không phải tuổi xem phim hoạt hình nữa nhưng em vẫn nhớ mãi về Uyn-ni-pu – người bạn thơ ấu của em.
(Đặng Đức Minh)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện của những tờ giấy
Mấy tháng nay, những tờ giấy đều buồn vì chủ nhân của nó không còn dùng đến nó để viết hay vẽ gì nữa.
Xấp giấy màu hồng buồn bã nói:
- Ngày trước, mình là người được cô chủ thích nhất. cả một xấp giấy màu hồng, thơm phức được lấy ra để viết thư,… Bao nhiêu lời yêu thương cô đều viết lên đó để gửi cho những người mà cô yêu quý. Thế mà giờ đây, mình bị vứt vào một xó, mặc cho bụi bám và bắt đầu hoen ố…
Nghe vậy, quyển vở giấy trắng chen vào:
- Thương bạn quá nhưng mình cũng buồn đâu kém gì bạn! Từ ngày cô chủ không còn đến trường thì mình là người bị quên lãng trước tiên. Nhớ ngày trước, khi học và làm bài đạt điểm cao, cô chủ phấn khích, có khi hôn nhiều cái lên mặt mình rồi ôm mình vào ngực. Mình nghe cả tiếng trái tim nóng ấm đầy cảm xúc vui sướng của cô ấy. Lúc đó, mình hãnh diện và vui sướng lắm! Bây giờ, cô ấy không nhìn đến mình nữa và xếp mình vào góc kệ sách như món đồ cổ. Biết đâu sau này còn ra khỏi nhà theo gánh ve chai mất, bạn ơi!
Mấy xếp giấy nhớ màu vàng chợt bật cười:
- Các bạn đừng buồn, dùng hay không dùng thì mình cũng có giá trị mà. Bạn giấy hồng đã có thời làm cho tình yêu nảy nở và đem đến niềm vui sướng và hạnh phúc cho cô chủ cũng như cho mọi người. Bạn giấy trắng thì giúp cô chủ học hành thành đạt. Nhớ ơn bạn nên cô chủ còn lưu lại những kỉ niệm của mình trên chiếc kệ kia. Còn tôi, luôn bị xé viết nháp một vài dòng nhắn rồi dùng nam châm gắn vào tường, vào cửa tủ để rồi khi ai đó đọc xong thì vo tròn và vứt tôi vào sọt rác! Nhưng điều ấy không làm cho tôi buồn mà còn khiến cho tôi vui, vì tôi luôn nhắc nhở cho cô chủ và mọi người giờ giấc và công việc. Có tôi, cô chủ sẽ nhớ những người bạn mà cô ấy đã từng yêu thương, nhớ lại ngày cô ấy đã từng đạt điểm tốt và thành đạt. Nếu các bạn không tin thì cứ chờ đấy, thời gian sẽ chứng minh cho các bạn biết tôi đã nói đúng. Con người ta chẳng bao giờ quên những gì đã xảy ra trong đời họ. Chính vì vậy, không nên trách cô chủ làm gì. Tất cả chúng ta đều là người có giá trị như nhau và luôn được quan tâm, trân trọng như ngày nào.
(Theo Gia đình Online)
a) Mỗi tờ giấy trong bài có giá trị như thế nào đối với cuộc sống của cô chủ?
b) Hãy cho biết ý kiến của em về câu “Con người ta chẳng bao giờ quên những gì đã xảy ra trong cuộc đời họ”.
c) Hãy nghĩ đến một đồ vật của em và kể những giá trị mà nó mang đến cho em.
Câu 2: Tìm những từ ngữ có tiếng lạc để điền vào mỗi chỗ trống sau:
a. Bài văn của Lan bị điểm kém vì bị …
b. Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế địa phương nhằm xoá bỏ đói nghèo ….
c. Chú gà con nháo nhác gắp khu vườn. Thì ra, mải kiếm ăn chú ta bị ….
d. Bác Hồ luôn ….. yêu đời dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Câu 3:Khoanh vào chữ cái trước câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
a. Sông có khúc, người có lúc.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng,
c. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
d. Nằng lắm, mưa nhiều.
e. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
f. Năng nhặt chặt bị.
Câu 4: Gạch dưới các từ ngữ chỉ mục đích trong mỗi câu sau:
a) Để trẻ vùng cao được đến trường đầy đủ, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ các em rất nhiều về kinh phí.
b) Thỏ đã đến nhà Rùa để đưa ra lời thách đố chạy thi vì Thỏ muốn mình chiến thắng.
c) Không chiến thắng được Rùa, để dẹp nỗi bực mình, Thỏ ta bèn nói: Tôi nhường phần thắng cho Rùa.
Câu 5: Thêm từ ngữ chỉ mục đích thích hợp sau vào chỗ trống để tạo câu hoàn chỉnh.
Vì, ngăn cản, để.
a. Thằng bé giấu món đồ chơi vào gầm bàn … mẹ nó không tìm thấy.
b. Cụ già liền … chàng trai: vì cụ biết phía trước là vực sâu.
c. … cáo nghĩ rằng vịt mẹ đã mệt nên chạy đến gần hơn, nhưng vịt mẹ đã nhanh chóng xoải rộng đôi cánh và bay lên.
d. … heo mẹ già yếu ...
Câu 6: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đơn sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2019
Kính gửi: …
Tên tôi là: …
Sinh ngày …
Địa chỉ : …
Điện thoại: …
Tôi có sở thích, năng khiếu về võ thuật.
Nhận thấy câu lạc bộ rất phù hợp với khả năng của tôi nên tôi làm đơn này rất mong Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ cho phép tôi gia nhập câu lạ bộ võ thuật.
Tôi xin hứa:
- Chấp hành nghiêm quy chế câu lạc bộ và nội quy của cung văn hóa.
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động do câu lạc bộ và cung văn hóa tổ chức.
- Sẵn sàng tham gia các hoặt động.
- Đóng hội phí đầy đủ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
…
Đáp án:
Câu 1:
a.
Giấy hồng |
Làm cho tình yêu nảy nở và đem đến niềm vui sướng và hạnh phúc cho cô chủ cũng như cho mọi người. |
Giấy trắng |
Giúp cô chủ học hành thành đạt. |
Giấy nhớ vàng |
Nhắc nhở cho cô chủ và mọi người giờ giấc và công việc. |
b. Con người sẽ chẳng bao giờ quên đi những gì đã xảy ra trong cuộc đời họ bởi vì một khi đó là thứ mà họ đã được tự mình trải qua, tự mình trải nghiệm thì não bộ sẽ tự lưu lại những hình ảnh và kí ức liên quan đến những điều đó.
c. Chiếc đồng hồ báo thức: giúp em thức dậy đúng giờ, học bài và đi học đúng giờ.
Câu 2:
a. Bài văn của Lan bị điểm kém vì bị lạc đề.
b. Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế địa phương nhằm xoá bỏ đói nghèo lạc hậu.
c. Chú gà con nháo nhác gắp khu vườn. Thì ra, mải kiếm ăn chú ta bị lạc đàn.
d. Bác Hồ luôn lạc quan yêu đời dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Câu 3: Khoanh vào a
Câu 4:
a) Để trẻ vùng cao được đến trường đầy đủ, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ các em rất nhiều về kinh phí.
b) Thỏ đã đến nhà Rùa để đưa ra lời thách đố chạy thi vì Thỏ muốn mình chiến thắng.
c) Không chiến thắng được Rùa, để dẹp nỗi bực mình, Thỏ ta bèn nói: Tôi nhường phần thắng cho Rùa.
Câu 5:
a. Thằng bé giấu món đồ chơi vào gầm bàn để mẹ nó không tìm thấy.
b. Cụ già liền ngăn cản chàng trai: vì cụ biết phía trước là vực sâu.
c. Vì cáo nghĩ rằng vịt mẹ đã mệt nên chạy đến gần hơn, nhưng vịt mẹ đã nhanh chóng xoải rộng đôi cánh và bay lên.
d. Vì heo mẹ già yếu ...
Câu 6:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2019
Kính gửi: - Ban chủ nhiệm câu lạc bộ võ thuật
Tên tôi là: Huỳnh Văn Đức .
Sinh ngày 27 / 03 / 2011
Địa chỉ : Xuân Thủy, Cầu Giấy
Điện thoại: 0987654321
Tôi có sở thích, năng khiếu về võ thuật.
Nhận thấy câu lạc bộ rất phù hợp với khả năng của tôi nên tôi làm đơn này rất mong Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ cho phép tôi gia nhập câu lạ bộ võ thuật.
Tôi xin hứa:
- Chấp hành nghiêm quy chế câu lạc bộ và nội quy của cung văn hóa.
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động do câu lạc bộ và cung văn hóa tổ chức.
- Sẵn sàng tham gia các hoặt động.
- Đóng hội phí đầy đủ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
Đức
Huỳnh Văn Đức.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ các câu sau:
a) Để tiêm phòng dich bệnh cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
b) Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
Câu 2. Điền vào chỗ trống các trạng ngữ mở đầu bằng để, nhằm hoặc vì.
a) ............, xã em vừa đào một con mương.
b) ..........., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
c) ..........., em phải năng tập thể dục.
Câu 3. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh.
a) Vì sao chuột thường gặm các vật cứng? Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho răng mòn đi, ..........
b) Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mõm lợn rừng rất dài, xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn, ...........Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.
Câu 4: Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật mà em yêu thích.
Đáp án:
Câu 1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ các câu sau:
a) Để tiêm phòng dich bệnh cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
b) Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
Câu 2. Điền vào chỗ trống các trạng ngữ mở đầu bằng để, nhằm hoặc vì.
a) Để chống tình trạng hạn hán, xã em vừa đào một con mương.
b) Vì một tương lai tươi sáng, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
c) Để có được một sức khỏe dẻo dai, em phải năng tập thể dục.
Câu 3. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh.
a) Vì sao chuột thường gặm các vật cứng? Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
b) Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mõm lợn rừng rất dài, xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó để dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.
Câu 4:
Tả ngoại hình của con chó
Milu được hơn ba tháng tuổi. Nó dài như một quả bí to. Lông vàng mượt có những đốm trắng. Bốn chân thấp, lông bàn chân lại có màu đen nhìn như nó có mang vớ vậy. Milu lúc nhỏ được bú sữa mẹ đầy đủ nên rất mập mạp, bụng tròn lắm. Cái đầu tròn bằng trái banh tennis, hai tai chú ta cụp xuống trông thật dễ thương. Đôi mắt Milu tròn xoe, con ngươi màu nâu sẫm, mũi lúc nào cũng ươn ướt, có vài cọng ria trên mép. Tuy còn nhỏ nhưng chú ta có hàm răng sắc lắm, bốn cái răng nanh dài, nhọn hoắt. Còn bé nhưng Milu rất nhanh nhẹn, nó chạy loanh quanh khắp sân nhà, nhảy lên nhảy xuống bậc thềm đùa giỡn. Nó hay quấn lấy chân em. Có lúc lại cắn lấy gấu quần em giật giật như muốn kêu em cùng nô đùa với nó. Milu đã biết sủa người lạ, mặc dù tiếng sủa còn “non” lắm, chưa đanh như con mực nhà bà Bảy hàng xóm.
Tả ngoại hình con công
Chú công cao khoảng năm, sáu tấc. Thân chú to như một chiếc lu nhỏ. Cái đầu có vẻ bé so với thân hình. Trên đầu có túm lông dài xòe ra như đang đội vương miện. Chiếc cổ cong cong trông thật hài hòa. Hai chân cao khẳng khiu, bàn chân có những móng dài. Hai cánh to úp vào sát thân hình. Em nghĩ nếu công sải cánh ra chắc cánh của nó cũng dài gần một mét. Toàn thân chú ta phủ bộ lông màu xanh bạc. Lông cổ, lông cánh bóng mượt. Trên lưng, lông xếp từng lớp nhỏ như mái ngói. Đặc biệt nhất là chiếc đuôi, đó là một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu mà chỉ có công trống mới có. Thật oái ăm làm sao! Công mái lại không được đẹp như vậy. Mỗi chiếc lông đuôi óng ánh màu xanh sẫm, được tô điểm bằng những đốm tròn màu vàng như mặt trăng thu nhỏ. Ngoài màu vàng, còn có những màu sắc khác pha trộn đẹp không tả xiết.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1 Điền những tiếng có nghĩa ứng với các ô trống dưới đây
a)
|
a |
am |
an |
ang |
tr |
M: trà, trả (lời), |
|
|
|
ch |
|
|
|
|
b)
|
d |
ch |
nh |
th |
iêu |
M: diễu, (diễu hành),................. |
|
|
|
iu |
|
|
|
|
Câu 2. Tìm nhanh:
a)
- Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr.
M: tròn trịa,
- Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch.
M: chồng chềnh,
b)
- Các từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iêu.
M: liêu xiêu,
Các từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iu.
M: líu ríu,
Câu 3. Trong mỗi câu dưới đây, từ lạc quan được dùng với nghĩa nào ? Trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp.
Câu |
Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp |
Có triển vọng tốt đẹp |
Tình hình đội tuyển rất lạc quan. |
|
|
Chú ấy sống rất lạc quan. |
|
|
Lạc quan là liều thuốc bổ. |
|
|
Câu 4. Xếp các từ có tiếng lạc cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm (lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc đề, lạc thú)
a) Từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng”:...............
b) Từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại, sai”:.................
Câu 5. Xếp các từ có tiếng quan cho trong ngoặc đơn thành ba nhóm:
(lạc quan, quan quân, quan hệ, quan tâm)
a) Từ trong đó quan có nghĩa là “quan lại”:................
b) Từ trong đó quan có nghĩa là “nhìn, xem”:...............
c) Từ trong đó quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó”:.............
Đáp án:
Câu 1 Điền những tiếng có nghĩa ứng với các ô trống dưới đây:
a)
|
a |
am |
an |
ang |
tr |
M: trà, trả (lời), tra khảo, dối trá, tra hỏi, thanh tra, trá hình, trả bài, trả giá |
trảm, trạm, xá, trám răng, rừng tràm, quả trám, trạm xăng |
tràn, tràn lan, trán, tràn ngập |
trang vở, trang bị, trang điểm, trang hoàng, trang phục, trang nghiêm, trang trí, trang trọng, tràng kỉ, trạng ngữ |
ch |
cha mẹ, chà đạp, chà xát, chả giò, chà là, chung chạ, chả trách |
áo chàm, chạm cốc, chạm trán, bệnh chàm, chạm nọc |
chan hòa, chán nản, chán chê, chán ghét, chạn bếp, chan canh |
chàng trai, chẫu chàng, chạng rạng, chạng vạng |
b)
|
d |
ch |
nh |
th |
iêu |
M: diễu (diễu hành), cánh diều, diều hâu, diệu kế, kì diệu, diệu vợi, diễu binh |
chiêu đãi, chiêu sinh, chiều cao, chiều chuộng, trải chiếu, chiếu phim, chiếu lệ... |
bao nhiêu, phiền nhiễu, nhiễu sự, nhiêu khê, nhiễu sóng |
thiêu đốt, thiếu niên, thiểu số, thiểu não, thiếu nhi, thiêu thân, thiếu thốn |
iu |
dìu dắt, dịu mát, dịu dàng, dịu ngọt |
chịu khố, chịu |
nhíu mắt, khâu nhíu lại, nói nhịu ... |
thức ăn thiu, thiu ngủ |
Câu 2. Tìm nhanh:
a)
- Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr.
M: tròn trịa, trắng trẻo, trơ trẽn, trùng trục, tròng trành, tráo trở
- Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch.
M: chông chênh, chống chếnh, chong chóng, chói chang
b)
- Các từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iêu.
M: liêu xiêu, thiêu thiếu
- Các từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iu.
M: líu ríu, dìu dịu, chiu chíu
Câu 3. Trong mỗi câu dưới đây, từ lạc quan được dùng với nghĩa nào? Em hãy trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp.
Câu |
Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp |
Có triển vọng tốt đẹp |
Tình hình đội tuyển rất lạc quan. |
|
X |
Chú ấy sống rất lạc quan |
X |
|
Lạc quan là liều thuốc bổ. |
X |
|
Câu 4. Xếp các từ có tiếng lạc cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm: (lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc đề, lạc thú)
a) Những từ ngữ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng”:
Lạc quan, lạc thú
b) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại, sai”:
Lạc hậu, lạc điệu, lạc đề
Câu 5. Xếp các từ có tiếng quan trong ngoặc đơn thành ba nhóm:
(quan sát, quan quân, quan hệ, quan tâm)
a) Những từ trong đó quan có nghĩa là “quan lại”.
Quan quân
b) Những từ trong đó quan có nghĩa là “nhìn, xem”.
Quan sát
c) Những từ trong đó quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó”.
Quan hệ, quan tâm
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Trong truyện Vương quốc vắng nụ cười, tiếng cười đã thay đổi cuộc sống của vương quốc u buồn như thế nào?
A. Mọi người đã yêu thích lao động và không còn muốn ngủ nữa
B. Con người và vạn vật đều trở nên tươi tỉnh, rạng rỡ hơn.
C. Các loài cây bỗng dưng biết ca hát, nhảy múa như con người
D.Vương quốc u buồn bỗng trở thành một cường quốc
Câu 2: Ý nghĩa câu chuyện Vương quốc vắng nụ cười?
A. Tiếng cười vô cùng cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta
B. Lao động khiến con người có sức khỏe và biết sống có ích hơn.
C. Cần phải rèn luyện thân thể mỗi ngày
D. Trẻ em là tương lai của đất nước
Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, tiếng chim chiền chiện được so sánh với những gì?
1. Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào |
a. Tiếng hót như tiếng chuyện trò |
2. Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vợi Tiếng hót long lanh Như cành sương chói |
b. Tiếng hót như tiếng ngọc trong veo |
3. Chim ơi, chim nói Chuyện chi, chuyện chi? Lòng vui bối rối Đời lên đến thì… |
c. Tiếng hót long lanh như cành sương chói |
4. Tiếng ngọc trong veo Chim gieo từng chuỗi Lòng chim vui nhiều Hát không biết mỏi |
d. Tiếng hót như khúc hát ngọt ngào |
Câu 4: Tiếng chim chiền chiện gợi cho ta những cảm giác như thế nào?
A. Thấy tự do, thoải mái. Thấy an bình và thấy yêu cuộc sống hơn
B. Cảm thấy rất chói tai vì tiếng hót lanh lảnh
C. Cảm thấy cuộc sống sôi động, ồn ã hơn
D. Cảm thấy rất mệt vì chú chim kêu mãi mà không biết mệt
Câu 5: Tìm các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr
a) Trẻ trung
b) Trong trắng
c) Trín trắn
d) Trằn trọc
e) Trê trách
Câu 6: Tìm các từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iêu
a) Liêu xiêu
b) Phiêu diêu
c) Dịu dàng
d) Tiêu điều
e) Hiu hiu
Câu 7: Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” khuyên người ta điều gì?
A. Đoàn kết tạo nên sức mạnh, trong cuộc sống nên đoàn kết không nên nghi kị, chia rẽ lẫn nhau
B. Gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền, nản chí
C. Lúc nào cảm thấy buồn hãy ra ngoài sông hóng mát, tâm trạng sẽ tốt hơn
D. Là người thì nên kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình. Trước khó khăn thì đừng nên nản lỏng, bỏ cuộc.
Câu 8: Hoàn chỉnh các câu sau bằng cách ghép trạng ngữ chỉ mục đích với nội dung tương ứng
1.Để cô giáo chủ nhiệm vui lòng, |
a. xã em vừa đào một con mương. |
2. Để có thêm nước vào tưới tiêu cho đồng ruộng, |
b. chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt. |
3. Để có một thân thể khỏe mạnh, |
c. em phải năng tập thể dục. |
Câu 9: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời?
Câu 10: Viết bài văn tả một con vật nuôi trong nhà
Đáp án:
Câu 1:
Tiếng cười đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của vương quốc u buồn.Nó khiến cho con người và vạn vật đều trở nên tươi tỉnh, rạng rỡ hơn.
Đáp án đúng: B.
Câu 2:
Ý nghĩa của câu chuyện Vương quốc vắng nụ cười:
Tiếng cười như có phép màu nhiệm khiến cho vương quốc u buồn thay đổi. Con người và vạn vật tươi tỉnh, rạng rỡ hơn. Vương quốc cũng vì thế mà thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Tiếng cười vô cùng cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Đáp án đúng: A.
Câu 3:
1 – d: Khổ 1 - Tiếng hót như khúc hát ngọt ngào
2 – c: Khổ 2 - Tiếng hót long lanh như cành sương chói
3 – a: Khổ 3 - Tiếng hót như tiếng chuyện trò
4 – b: Khổ 4 - Tiếng hót như tiếng ngọc trong veo
Đáp án đúng: 1 – d, 2 – c, 3 – a, 4 – b
Câu 4:
Tiếng chim chiền chiện gợi cho ta cảm thấy tự do, thoải mái. Thấy an bình và thấy yêu cuộc sống hơn
Đáp án đúng: A.
Câu 5:
Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr là:
- Trẻ trung
- Trong trắng
- Trằn trọc
Sửa lỗi các trường hợp viết sai: trín trắn -> chín chắn; trê trách -> chê trách
Câu 6:
Các từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iêu đó là:
- Liêu xiêu
- Phiêu diêu
- Tiêu điều
Câu 7:
- Nghĩa đen: Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,…. Con người cũng như vậy, có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn.
- Nghĩa bóng (lời khuyên): Cuộc sống gặp phải những khó khăn vất vả là chuyện thường tình.Không nên vì vậy mà buồn phiền hoặc nản chí.
Đáp án đúng: B. Gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền, nản chí
Câu 8:
1 – b: Để cô giáo chủ nhiệm vui lòng, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
2 – a: Để có thêm nước vào tưới tiêu cho đồng ruộng, xã em vừa đào một con mương.
3 – c: Để có một thân thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục
Đáp án đúng: 1 – b, 2 – a, 3 – c
Câu 9:
Lời kể tham khảo
Tinh thần lạc quan, tình yêu cuộc sống là nguồn sức mạnh, nguồn động lực có thể giúp mỗi chúng ta vượt qua được những khó khăn, thử thách và vươn tới thành công. Em đã thật sự thấm thía câu nói này khi được nghe cô giáo kể chuyện Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi bị giam tại nhà tù của Tưởng Giới Thạch.
Tháng 8 năm 1942, trên đường đi công tác từ Cao Bằng sang Trung Quốc, Bác Hồ đã bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam và bị giải qua mấy chục nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Chính trong thời gian bị tù đày này Bác Hồ đã viết tập thơ Ngục trung nhật ký (Nhật kí trong tù) với hơn một trăm bài thơ. Đọc tập thơ này, chúng ta thấy rất rõ tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác Hồ kính yêu.
Cuộc sống trong tù rất gian khổ. Bác đã ghi lại nỗi gian khổ đó trong nhiều bài thơ như: Cơm tù, Cái cùm, Giải đi sớm. Ghẻ lở, Bốn tháng rồi... Qua các bài thơ này ta thấy Bác đã bị xích xiềng, bị bệnh tật, bị đói khát thế nhưng từ trong mỗi một dòng thơ ta không hề thấy một lời kêu van, khổ sở nào của Bác. Tất cả những khốn khó ấy đều được Bác đón nhận với một tâm thế vô cùng bình thản:
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ
Cho nên:
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thỏm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân
Tuy nhiên, giữa chốn địa ngục ở trần gian ấy, Bác vần giữ vững được tinh thần lạc quan, yêu đời, tin tưởng đó thể hiện ở thái độ ung dung ngắm trăng:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Ở tư thế hào hứng đón nhận cảnh bình minh:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn quét sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng
Bác suy nghĩ về hoàn cảnh bị giam cầm của mình và thấy:
Ví không có cảnh đông tàn
Làm sao có cảnh huy hoàng ngày xuân?
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng
Bác coi gian khó, tù đày cũng như mùa đông lạnh giá. Mùa đông lạnh giá rồi cũng sẽ qua đi và mùa xuân rực rỡ tươi đẹp sẽ tới. Những ngày tối tăm tù ngục rồi cũng sẽ qua đi. Sẽ có ngày Bác lại được tự do đấu tranh cho cách mạng dân tộc và nhất định Người sẽ cùng cả đất nước Việt Nam đi tới thắng lợi như đi tới một mùa xuân mới.
Đó chính là lòng lạc quan, yêu đời, tin tưởng ở thắng lợi của Bác Hồ. Thực tế thắng lợi lớn lao của nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ tinh thần lạc quan, tin tưởng của Người là có cơ sở thật vững chắc. Mỗi chúng ta đều cần phải học tập tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác để tiến lên.
Câu 10:
Bài văn tham khảo miêu tả chú chó nhà em
Chó là loài động vật vô cùng trung thành, chúng là những người bạn tốt của con người. Từ nhỏ đến giờ em đã rất yêu thích động vật vật, đặc biệt là chó. Nhà em cũng nuôi một chú chó nhỏ, em vô cùng yêu thích chú ta.
Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập.
Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình tròn vo với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.
Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nhà và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.
Em rất yêu quý con chó nhà em, chẳng biết từ bao giờ Đốm đã trở thành một thành viên trong nhà. Gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4