Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35 có đáp án (5 phiếu)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1: Bài học nào sau đây không thuộc chủ điểm Khám phá thế giới?

a) Đường đi Sa Pa

b) Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

c) Con chim chiền chiện

d) Con chuồn chuồn nước

e) Vương quốc vắng nụ cười

f) Ăng-co Vát

Câu 2: Bài học nào sau đây không thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống?

a) Tiếng cười là liều thuốc bổ

b) Ăn “mầm đá”

c) Trăng ơi …từ đâu đến?

d) Ngắm trăng. Không đề

e) Dòng sông mặc áo

Câu 3: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

a. Làm vỡ lộ hoa, Thảo vô cùng lô lắng. Em không biết phải nói như thế nào để mẹ hiểu em không hề cố ý.

b. Những ngôi nhà cỏ kính nổi bật trên nền cỏ xanh xanh.

Câu 4: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

a. Để chuẩn bị cho đợt cắm trại lần này, cô giáo đã sắm một cái liều vừa to vừa đẹp.

b. Dáng vẻ diệu dàng, yêu kìu của cô ấy khiến ai cũng phải chú ý.

Câu 5: Xác định các trạng ngữ có trong các câu sau

a. Để có nhiều cây bóng mát, trường em trồng thêm mấy hàng phượng vĩ trên sân trường.

b. Với sự tự tin vào bàn tay và khối óc của mình, Mai An Tiêm cùng với vợ con đã duy trì được cuộc sống ở nơi hoang đảo.

c. Nhờ có sự cần cù, chăm chỉ, Lan đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Câu 6: Trong các từ đã cho dưới đây, từ nào thuộc về chủ đề du lịch, thám hiểm?

a) Hướng dẫn viên

b) Lều trại

c) Bảng đen, phấn trắng

d) La bàn

e) Va li

f) Hiệu trưởng

Câu 7: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là biểu hiện của người mang tính cách lạc quan?

a) Lo lắng khi phải ở nhà một mình

b) Suy nghĩ tích cực trước những khó khăn

c) Thay vì than trách bản thân, luôn tìm cách giải quyết vấn đề

d) Suy sụp khi nhận được bài kiểm tra bị điểm kém

e) Sợ hãi việc phải gặp gỡ những người lạ

Câu 8: Gạch dưới trạng ngữ của các câu sau và chỉ rõ đó là trạng ngữ gì.

a. Trong chuyến hành trình sang Ấn Độ, nhà vua đã cho mua nhiều loại lụa khác nhau đem về nước.

b. Vì tình yêu dành cho công chúa, vị vua xứ Ba Tư không tiếc công sức đi tìm những món quà giá trị nhất để tặng con.

c. Bằng trái tim yêu thương, mọi điều tốt đẹp đã đến với công chúa.

Câu 9: Nhiệm vụ của mỗi phần trong một bài văn miêu tả là gì?

1. Mở bài

a. Nêu cảm nghĩ đối với con vật

2. Thân bài

b. Tả hình dáng  và hoạt động của con vật

3. Kết bài

c. Giới thiệu về con vật sẽ tả




Câu 10: Viết một đoạn văn miêu tả về đặc điểm ngoại hình của con vật mà em yêu thích nhất.

Đáp án :

Câu 1:

Những bài học không thuộc chủ điểm Khám phá thế giới đó là:

- Con chim chiền chiện

- Vương quốc vắng nụ cười

Câu 2:

Bài học không thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống:

Trăng ơi …từ đâu đến?

Dòng sông mặc áo

Câu 3:

a. Làm vỡ lộ hoa, Thảo vô cùng lắng. Em không biết phải nói như thế nào để mẹ hiểu em không hề ý.

Sửa lại lỗi sai: lộ -> lọ, lô -> lo, có -> cố

b. Những ngôi nhà cỏ kính nổi bật trên nền cỏ xanh xanh.

Sửa lại lỗi sai: cỏ -> cổ

Câu 4:

a. Để chuẩn bị cho đợt cắm trại lần này, cô giáo đã sắm một cái liều vừa to vừa đẹp.

sửa lại lỗi sai: liều -> lều

b. Dáng vẻ diệu dàng, yêu kìu của cô ấy khiến ai cũng phải chú ý.

Sửa lại lỗi sai: diệu -> dịu, kìu -> kiều

Câu 5:

a. Để có nhiều cây bóng mát, trường em // trồng thêm mấy hàng phượng vĩ trên sân trường.

                        TrN                     CN                                       VN

b. Với sự tự tin vào bàn tay và khối óc của mình, Mai An Tiêm // cùng với vợ con đã duy trì

                                    TrN                                                 CN                       VN

được cuộc sống ở nơi hoang đảo.

c. Nhờ có sự cần cù, chăm chỉ,Lan // đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

                        TrN                    CN                            VN

Câu 6:

Các từ ngữ thuộc về hoạt động du lịch, thám hiểm đó là:

- Hướng dẫn viên

- Lều trại

- La bàn

- Va li

Câu 7:

Trường hợp là biểu hiện của người mang tính cách lạc quan đó là:

- Suy nghĩ tích cực trước những khó khăn

- Thay vì than trách bản thân, luôn tìm cách giải quyết vấn đề

Câu 8:

a. Trong chuyến hành trình sang Ấn Độ, nhà vua đã cho mua nhiều loại lụa khác nhau đem về nước.

-> Trạng ngữ chỉ thời gian - địa điểm

b. Vì tình yêu dành cho công chúa, vị vua xứ Ba Tư không tiếc công sức đi tìm những món quà giá trị nhất để tặng con.

-> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

c. Bằng trái tim yêu thương, mọi điều tốt đẹp đã đến với công chúa.

-> Trạng ngữ chỉ phương tiện

Câu 9:

1 – c: Mở bài – Giới thiệu về con vật sẽ tả

2 – b: Thân bài – Tả hình dáng và hoạt động của con vật

3 – a: Kết bài – Nêu cảm nghĩ đối với con vật

Câu 10:

         Mi lu có một đôi mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình tròn vo với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn tũn, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân Mi lu có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

A- Kiểm tra đọc

I- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( 5 điểm )

Đọc một trong năm đoạn văn ( thơ ) sau và trả lời câu hỏi :

Đường đi Sa Pa ( từ Xe chúng tôi đến lướt thướt liễu rủ )

TLCH : Đường đi Sa Pa được tả trong đoạn văn có gì đẹp ?

Ăng-co Vát ( từ Toàn bộ khu đền đến các ngách )

TLCH : Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?

Con chuồn chuồn nước ( từ Rồi đột nhiên đến cao vút )

TLCH : Cảnh quê hương hiện lên dưới tầm cánh chú chuồn chuồn nước đẹp như thế nào ?

Con chim chiền chiện ( cả bài )

TLCH : Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả như thế nào ?

Tiếng cười là liều thuốc bổ

TLCH : Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ ?

II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm )

Chính tôi có lỗi

   Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin không cho vào và nghiêm nghị nói :

– Xin đồng chí cho xem giấy ra vào !

– Nhưng kia là cửa nhà tôi ! – Lê-nin sửng sốt giơ tay chỉ

– Tôi không biết. – Người gác cửa trả lời. – Tôi được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy ra vào.

   Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học sinh quân báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học sinh quân :

– Cậu có biết cậu không cho ai vào không ?

– Tôi không biết

– Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân Lê-nin đấy !

   Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt lấp lánh những đốm lửa tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ôn tồn nói :

– Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao ? Chính tôi có lỗi, còn đồng chí đã giải quyết đúng.

( Theo Bô-rít Pô-lê-vôi )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Khi Lê-nin đi qua trạm gác để vào nhà, anh học sinh quân đã làm gì ?

a- Cản đường không cho vào và yêu cầu cho xem giấy tờ

b- Lễ phép mời Lê-nin vào nhà mà không cần xem giấy tờ

c- Đọc giấy tờ của Lê-nin và vui vẻ mời lãnh tụ vào nhà

2. Vì sao anh học sinh quân không để Lê-nin đi qua trạm gác ?

a- Vì Lê-nin không có giấy ra vào

b- Vì anh không nhớ rõ mặt Lê-nin

c- Vì anh không nắm được quy định

3. Khi không được qua trạm gác để về nhà, Lê-nin đã hành động như thế nào ?

a- Đề nghị chỉ huy phê bình anh học sinh quân

b- Nói cho anh học sinh quân biết tên mình

c- Trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về nhà

4. Vì sao khi nghe anh học sinh quân xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại “lấp lánh những ánh lửa tươi vui” ?

a- Vì thấy anh học sinh quân đã nhận ra khuyết điểm và đến nhận lỗi

b- Vì tháy anh học sinh quân đã chấp hành pháp lệnh rất nghiêm túc

c- Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành mệnh của vị chỉ huy

5. Câu chuyện muốn nói lên điều gì là chủ yếu ?

a- Lê-nin là người hiền từ và nhân hậu

b- Lê-nin rất tôn trọng nội quy chung

c- Đi qua trạm gác phải có giấy ra vào

6. Dòng nào viết đúng các danh từ riêng trong bài ?

a- Vla-đi mia I-lích Lê-Nin, Krem-li, Lê-Nin

b- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Krem-li, Lê-nin

c- Vla-đi-Mia I-Lích Lê-nin, Krem-Li, Lê-nin

7. Câu “Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin được cử làm nhiệm vụ trực gác.” Có mấy danh từ chung ?

a- 2 danh từ chung ( đó là :…………………………..)

b- 3 danh từ chung ( đó là :…………………………..)

c- 4 danh từ chung ( đó là :…………………………..)

8. (1) Trong câu “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác.”, bộ phận nào là chủ ngữ ?

a- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin

b- người chỉ huy đội bảo vệ

c- người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li

(2) Bô phận trạng ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi nào ?

a- Bao giờ ?

b- Ở đâu ?

c- Vì sao ?

B- Kiểm tra viết

I- Chính tả nghe-viết (5 điểm )

Chú mèo con

   Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm, rồi cuộn tròn lăn lông lốc giữa san cho đến lúc chạm bịch vào một gốc cau. “Rì rào, rì rào, con mèo nào mới về thế ?”. Cây cau lắc lư chòm lá tít trên cao hỏi xuống. “Rì rào, rì rào, chú bé leo lên đây nào !”. Mèo con ôm lấy thân cau, trèo nhanh thoăn thoắt. “Rì rào, rì rào, ừ chú trèo khá đấy !”. Mèo con ngứa vuốt cào cào thân cau sồn sột. “Ấy, ấy ! Chú làm xước cả mình tôi rồi. Để vuốt sắc mà bắt chuột chứ”.

( Nguyễn Đình Thi )

II- Tập làm văn ( 5 điểm )

Hãy tả một con vật mà em yêu thích

Đáp án:

A- Đọc (10 điểm )

I- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi  (5 điểm )

(1) Đường đi Sa Pa được tả trong đoạn văn rất đẹp : xe như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu : những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa, những con ngựa đủ màu sắc đang ăn cỏ trong vườn đào.

(2) Vào lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng : ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền, những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòe tán tròn ; ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

(3) Cảnh quê hương hiện lên dưới tầm cánh chú chuồn chuồn nước rất đẹp : mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng, lũy tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh, cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

(4) Những câu thơ miêu tả tiếng hót của chim chiền chiện : “Tiếng ngọc trong veo. Chim gieo từng chuỗi” ( khổ thơ thứ tư ), “Đồng quê chan chứa. Những lời chim ca ( khổ thơ thứ năm ), “Chỉ còn tiếng hót. Làm xanh da trời” ( khổ thơ thứ sáu ) cho ta thấy tiếng hót của chim chiền chiện hay đến mức nghe tiếng chim hót ta có cảm giác đất trời, cuộc sống đều tươi đẹp, đáng yêu hơn.

(5) Ta nói tiếng cười là liều thuốc bổ vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100km một giờ, các cơ mặt giãn ra, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn.

II- Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )

1.a- Cản đường không cho vào và yêu cầu cho xem giấy tờ ( 0,5 điểm )

2.a- Vì Lê-nin không có giấy ra vào  ( 0,5 điểm )

3.c-  Trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về nhà ( 0,5 điểm )

4.b-  Vì tháy anh học sinh quân đã chấp hành pháp lệnh rất nghiêm túc( 0,5 điểm )

5.b- Lê-nin rất tôn trọng nội quy chung ( 0,5 điểm )

6.b- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Krem-li, Lê-nin  ( 0,5 điểm )

7.c ( 1 điểm – viết đúng 4 danh từ chung : hôm, học sinh quân, mặt, nhiệm vụ ; chỉ viết sai 1 từ cũng bị trừ 0,5 điểm )

8. 

(1) c -Người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li( 0,5 điểm )

(2) b - Ở đâu ? ( 0,5 điểm )

B- Kiểm tra viết

II- Tập làm văn 

Nhà em có nuôi một chú cún lông xù, đó là món quà mà bố mẹ đã dành tặng cho em nhân ngày sinh nhật lần thứ 9. Em rất yêu và đặt tên cho chú là Bông.

Lần đầu tiên em và Bông gặp nhau là một ngày nắng vô cùng đẹp. Em vui vẻ trở về nhà vì hôm đó là ngày sinh nhật của em. Đúng như mong đợi, em nhận được một món quà vô cùng bất ngờ, đó là Bông, người bạn đã gắn bó với em hơn một năm nay. Bông có một bộ lông màu vàng, xù và xoăn tít như mì ống Ý bởi chú ta thuộc giống chó Poodle. Thế nhưng, chú ta rất thơm còn bộ lông thì rất mượt mà vì cứ cách một ngày mẹ lại tắm cho chú một lần. Cái đầu của Bông tròn tròn, to như quả cam. Đôi tai hơi dài, rủ xuống, phe phẩy về hai bên như chiếc quạt. Tai của Bông rất thính và nhạy. Chú có thể nghe thấy những âm thanh rất nhỏ và rất xa. Chỉ cần một tiếng động nhỏ thì dù có đang lim dim đôi mắt chuẩn bị ngủ, chú cũng mở choàng mắt, nhìn trừng trừng rồi sủa vang khắp nhà.

Cái mũi của Bông hình tam giác, màu đen, lúc nào cũng ươn ướt. Mũi của chú rất thính. Có lần em vừa mới về đến nhà, chưa kịp mở cửa chú đã nhận ngay ra em, cào cửa rồi nhào vào lòng em như trẻ con đòi cưng nựng. Bốn cái chân ngắn củn đỡ lấy cả thân hình của chú. Dù là thế nhưng Bông di chuyển rất nhanh nhẹn và linh hoạt.

Bông mới chỉ được một tuổi nên chú ta rất hiếu động và nghịch ngợm. Chú rất thích chơi đùa cùng những quả bóng nhiều màu sắc. Chú ta có thể chơi cùng những quả bóng ẩy suốt cả ngày mà không thấy chán. Bông sẽ chạy loạn khắp nhà, đuổi theo quả bóng một cách đầy hứng thú. Khi đã chơi mệt, chú ta sẽ nằm kềnh ra, thở hồng hộc rồi hai mắt lim dim mà ngủ lúc nào cũng không biết.

Chiều nào em và mẹ cũng dắt chú ra công viên để đi dạo. Chú ta thích chí lắm. Vì ở đó cũng có các cô và các bác dắt các chú chó của mình đi dạo. Nhờ thế mà Bông có rất nhiều bạn mới. Nhiều lúc đang đuổi nhau với các bạn, chú chợt quay lại nhìn rồi chạy thẳng về phía em, dụi dụi vào chân em đến khi em vuốt ve, xoa đầu rồi mới yên tâm chạy đi chơi tiếp.

Bông là một chú chó rất ngoan và đáng yêu. Từ ngày có chú, nhà em náo nhiệt và rộn rã hẳn lên. Cả gia đình em đều rất yêu quý chú. Em sẽ chăm sóc cho Bông thật tốt để chú lớn lên từng ngày.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm.

II. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm.

ĐƯỜNG ĐI SA PA

QUẢNG CÁO

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Nguyễn Phan Hách

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước? (0,5đ)

a) Vùng núi

b) Vùng đồng bằng

c) Vùng biển

d) Thành phố

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (0,5đ)

a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

c) Nắng phố huyện vàng hoe.

d) Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” (0,5đ)

a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.

d) Vì Sa Pa ở thành phố

Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (0,5đ)

a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.

b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.

c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.

d) Tác giả quê ở Sa Pa.

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?(1đ)

Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào? (0,5đ)

QUẢNG CÁO

a) Câu kể Ai là gì?

b) Câu kể Ai làm gì?

c) Câu kể Ai thế nào?

d) Tất cả các câu kể trên.

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào? (1,5đ)

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch? (0,5đ)

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.

b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

c) Đi làm việc xa nhà.

d) Đi học

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ, chủ ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh. (1đ)

a)Buổi chiều, xe……………………………………

b) … vàng hoe.

Câu 10: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày. (0,5đ)

a) Mùa thu, mùa thu

b) Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.

c) Mùa xuân, mùa hè.

d) Mùa hè, mùa thu.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế Hội

II. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

Đáp án:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm).

- Đọc đúng tiếng, từ: 1điểm.

(Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm.)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm. (Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0 điểm.)

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm).

Câu

Đáp án

Điểm

1

A

0,5

2

D

0,5

3

B

0,5

4

A

0,5

6

A

0,5

8

B

0,5

10

B

0,5

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?

“Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa” (1đ)

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào?

“Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son” (1,5đ)

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh.

a) Buổi chiều, xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. (0,5đ)

b) Nắng phố huyệnvàng hoe. (0,5đ)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).

Con chuồn chuồn nước

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2

điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không

viết hoa đúng qui định trừ: 0,25 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 0,25 điểm).

II. Viết đoạn, bài (khoảng 35-40 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

1. Nội dung: (3,5 điểm).

a. Mở bài: (1 điểm).

Giới thiệu được con vật (được nuôi ở nhà em hay em được nhìn thấy).

b. Thân bài: (1,5 điểm).

- Tả hình dáng: đầu, mắt, tai, mõm, lông…(1 điểm).

- Tả thói quen sinh hoạt và các hoạt động chính: lúc ăn, ngủ…(0,5 điểm).

* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.

c. Kết luận: (1 điểm)

- Ích lợi của con vật và suy nghĩ của bản thân.

2. Kỹ năng: (1,5 điểm)

3. Cảm xúc: (1 điểm)

4. Sáng tạo: (1 điểm)

5. Hình thức: (1 điểm).

- Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm).

- Dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm).

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Chiều ngoại ô

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

Theo NGUYỄN THỤY KHA

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1 (0,5 điểm): Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào?

A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn.

B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh.

C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt.

D. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp.

Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống?

A. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.

B. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống.

C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.

D. Những hoa rau muống tím lấp lánh thì thầm trong gió.

Câu 3 (0,5 điểm): Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô?

A. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình.

B. Được hít thở bầu không khí trong lành.

C. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn

D. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm.

Câu 4 (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông.

B. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc.

C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng.

D. Vi vu, thì thầm, thoang thoảng, phố xá, trầm bổng.

Câu 5 (0,5 điểm):Từ cùng nghĩa với từ “bao la” là:

A. Cao vút

B. Bát ngát

C. Thăm thẳm

D. Mát mẻ

Câu 6 (1 điểm): Câu văn sau: "Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh." có mấy tính từ?

A. Một tính từ. Đó là: ..................................

B. Hai tính từ. Đó là: ...................................

C. Ba tính từ. Đó là: ....................................

D. Bốn tính từ: Đó là: ……………………

Câu 7 (0,5 điểm): Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc mẫu câu nào đã học?

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 8 (1 điểm): Thêm trạng ngữ cho câu sau, viết lại câu đã thêm trạng ngữ.

Rau muống lên xanh mơn mởn.

...................................................................

Câu 9 (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu:

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.

Chủ ngữ:........................................................

Vị ngữ: ..........................................................

Câu 10 (1 điểm): Tìm hình ảnh nhân hóa trong câu văn sau?

Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe - viết, 15 phút)

Đường đi Sa Pa

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Trích: Đường đi SaPa (TV4 - Tập II - trang 102)

II. Tập làm văn (8 điểm): 30 phút

Đề bài: Hãy tả một một con vật mà em thích.

Đáp án:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

B

0,5

2

C

0,5

3

C

0,5

4

A

0,5

6

B

1

7

B

0,5

Câu 6: Hai tính từ: Xanh mơn mởn, Tím lấp lánh

Câu 8 (1 điểm):Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn.

Câu 9 (1 điểm):

Chủ ngữ: Chiều hè ở ngoại ô

Vị ngữ: thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.

Câu 10 (1 điểm):

Hình ảnh nhân hóa: đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (2 điểm, thời gian 15 phút)

GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra

Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - Trang 102)

Viết đoạn: “Xe chúng tôi … liễu rủ”

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định…) trừ 0,2 điểm.

II. Tập làm văn (8 điểm): 35 phút

* Yêu cầu:

- Học sinh xác định đúng đề bài, kiểu bài tả con vật: viết được bài văn hoàn chỉnh đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), kết hợp bộc lộ cảm xúc của người viết. Độ dài bài viết khoảng 12- 15 câu.

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch.

* Cho điểm:

- Đảm bảo các yêu cầu trên: 8 điểm

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết..

- Lạc đề không cho điểm.

* Lưu ý:

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ; hoặc trình bày bẩn… bị trừ 1 điểm toàn bài.

- Toàn bài kiểm tra bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm)

Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon

Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trong lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.

Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng chiếc hạm một rồi buộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.

Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên kí một hòa ước lâu dài.

Theo Xuýp (Đỗ Đức Hiểu dịch)

Dựa vào nội dung câu chuyện trên, hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và thực hiện các câu còn lại theo yêu cầu:

Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?

A. Li-li-pút.

B. Gu-li-vơ.

C. Bli-phút.

D. Không có tên.

Câu 2. Vì sao trông thấy Gu-li-vơ quân địch “phát khiếp”?

A. Vì thấy người lạ.

B. Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn.

C. Vì thấy gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắt lớn.

D. Vì thấy Gu-li-vơ chỉ có một mình.

Câu 3. Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu gì?

Câu 4. Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Gu-li-vơ qua câu chuyện trên.

Câu 5. Chọn từ cho sẵn trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:

(mùa đông, trên đường phố, vì mãi chơi, nhờ bác lao công)

A. ................. , cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom cằn cỗi.

B. .................., xe cộ đi lại tấp nập.

C. ................. , Tuấn không làm bài tập.

D. ................. , sân trường lúc nào cũng sạch đẹp.

Câu 6. Tìm chủ ngữ của câu sau:

Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm.

A. Quan sát bằng ống nhòm.

B. Tôi.

C. Tôi thấy.

D. Tôi thấy địch.

Câu 7. Tìm vị ngữ của câu sau:

Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây.

II. Đọc thành tiếng (3 điểm)

HS bốc thăm, đọc 1 trong các bài sau và trả lời câu hỏi do GV yêu cầu.

1. Thắng biển (trang 76, sách Tiếng Việt 4, tập 2)

2. Đường đi Sa Pa (trang 102, sách Tiếng Việt 4, tập 2)

3. Ăng-co Vát (trang 123, sách Tiếng Việt 4, tập 2)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (Nghe – viết):

Trăng lên

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi tắt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

Thạch Lam

II. Tập làm văn:

Đề: Em hãy tả một con vật mà em thích.

Đáp án:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng); ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu câu, các cụm từ.

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

    + Đọc trong 1 phút: 2 điểm.

    + Đọc trên 1 phút: Tùy vào mức độ đọc của học sinh, giáo viên ghi điểm 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm; 0 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi giáo viên nêu: 1 điểm.

II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm)

Câu 1: Ý B (0,5 điểm)

Câu 2: Ý B (1 điểm)

Câu 3: Kiểu câu kể: Ai làm gì? (1 điểm)

Câu 4: Học sinh trả lời đúng ý ghi. (1 điểm)

Có thể theo 1 số gợi ý sau:

- Gu-li-vơ rất to lớn và dũng cảm.

- Gu-li-vơ rất yêu thích hoà bình.

Câu 5:

A. Mùa đông . (0,5 điểm)

B. Trên đường phố. (0,5 điểm)

C. Vì mãi chơi. (0,5 điểm)

D. Nhờ bác lao công. (0,5 điểm)

Câu 6: Ý B. (0,5 điểm)

Câu 7: Vị ngữ là: đang rạo rực khắp thân cây. (1 điểm)

*Lưu ý:

- Những bài có chữ viết không rõ ràng, trình bày không đẹp, tẩy xóa nhiều: trừ 0.5 điểm.

- Điểm toàn bài: Thang điểm 10, không ghi điểm 0.

- Điểm toàn bài kiểm tra được làm tròn theo nguyên tắc 0,5 thành 1.

- Tùy mức độ sai sót về phần KT, KN trên bài làm của HS để GV ghi lời nhận xét, đánh giá)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả. (2 điểm)

- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng qui định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (mắc từ 6 đến 8 lỗi): 0,5 điểm.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Bài viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối.

Tùy vào nội dung bài viết và mức độ đạt được yêu cầu bài viết để ghi điểm, cụ thể:

- Bài văn trình bày đúng bố cục (1 điểm)

- Mở bài: đúng nội dung và đủ ý (1 điểm)

- Thân bài: (5 điểm)

    + Nội dung: Tả được và đúng các đặc điểm các bộ phận của con vật (3 điểm)

    + Kĩ Năng: Lời văn ngắn gọn; câu văn đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ... (1 điểm)

    + Cảm xúc: Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, xúc tích; có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ...(1 điểm)

- Kết bài: đúng nội dung và đủ ý (1 điểm)

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học