Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 có đáp án (5 phiếu)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đề bài

Câu 1: Đọc lại bài Khuất phục tên cướp biển và hãy nối những chi tiết sau đây để thấy được sự đối nghịch của bác sĩ Ly và tên chúa tàu?

1. Khi tên cướp biển quát mọi người yên lặng

a. Bác sĩ thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị

2. Khi tên cướp biển quát “Có im mồm không?”

b. Bác sĩ vẫn điềm tĩnh “Anh cứ uống rượu mãi như thế 

thì đến phải tống anh đi nơi khác”

3. Khi tên cướp biển rút dao, lăm lắm chực đâm

c. Bác sĩ vẫn ông tồn, chỉ cho chủ quán cách trị bệnh

4. Tên cướp biển thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng

d. Bác sĩ vẫn dõng dạc và quả quyết “Nếu anh không cất 

dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới”


Câu 2: Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?

A. Vì bác sĩ khỏe hơn tên cướp biển

B. Vì bác sĩ dọa được tên cướp biển ra tòa

C. Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải

D. Vì bác sĩ có người quen ở tòa án

Câu 3: Những hình ảnh sau nói lên điều gì về người chiến sĩ?

 “Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.”

“Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”

“Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”

A. câu thơ nói lên điều kiện vật chất khốn khó của thời chiến

B. câu thơ thể hiện thái độ thờ ơ, bất chấp, mặc kệ tất cả của người chiến sĩ

C. câu thơ nói lên tinh thần dũng cảm, lạc quan, lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe

D. câu thơ nói lên thái độ chán nản, tuyệt vọng của các chiến sĩ nơi chiến sĩ

Câu 4: Tình cảm đồng chí của những người chiến sĩ  được thể hiện qua những câu thơ nào trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính?

A. Không có kính ừ thì ướt áo/Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời.

B. Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa/Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.

C. Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

D. Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới/Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Câu 5: Giải câu đố sau biết rằng tên của con vật bắt đầu bằng r, d hoặc gi

Vừa bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng

Đáp án là con ….

Câu 6: Giải câu đố sau biết rằng sự vật cần tìm có vần ên hoặc ênh

Có cánh mẹ chẳng biết bay

Con không cánh con bay vù vù

Con bay về núi vi vu

Con bay tít mù chẳng thấy mẹ đâu

Đáp án là cái ….

Câu 7: Ý nghĩa của truyện Những chú bé không chết?

A. Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc.

B. Ca ngợi tình yêu thiên nhiên, sông núi, biển cả của mỗi con người nơi đây

C. Phê phán nạn chặt phá rừng bừa bãi của con người nơi đây

D. Ca ngợi sự thông minh, nhanh trí và quyết đoán của tên sĩ quan Phát xít

Câu 8: Xác định chủ ngữ trong các câu kể Ai là gì? sau:

Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận.

Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng.

Hoa phượng là hoa học trò.

Câu 9: Xếp các từ đã cho sau đây vào hai nhóm “đứng trước từ dũng cảm” và “đứng sau từ dũng cảm”

Tinh thần, hành động, xông lên, người chiến sĩ, nữ du kích, em bé liên lạc, nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường quyền, trước kẻ thù, nói lên sự thật

Những từ có thể đứng trước từ dũng cảm

Những từ có thể đứng sau từ dũng cảm



Câu 10: Viết đoạn mở bài (theo cách gián tiếp) cho bài văn tả cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em

Đáp án:

Câu 1:

1 – c: Khi tên cướp biển quát mọi người yên lặng - Bác sĩ vẫn ông tồn, chỉ cho chủ quán cách trị bệnh

2 – b: Khi tên cướp biển quát “Có im mồm không?” - Bác sĩ vẫn điềm tĩnh “Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác”

3 – d: Khi tên cướp biển rút dao, lăm lắm chực đâm - Bác sĩ vẫn dõng dạc và quả quyết “Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới”

4 – a: Tên cướp biển thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng - Bác sĩ thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị

Đáp án đúng: 1 – c, 2 – b, 3 – d, 4 – a

Câu 2:

Bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn vì:

Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải

Đáp án đúng: C.

Câu 3:

Những câu thơ đã được trích dẫn ra cho thấy tinh thần dũng cảm, lạc quan, lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe.

Đáp án đúng: C.

Câu 4:

Tình cảm đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ:

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Đáp án đúng: D.

Câu 5:

Đáp án là con ruồi

Câu 6:

Con là mũi tên còn  mẹ là cánh cung vậy nên đáp án là cái cung tên

Câu 7:

Ý nghĩa của truyện Những chú bé không chết:

Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc.

Đáp án đúng: A.

Câu 8:

Phân tích các thành phần chủ vị trong câu

Văn hóa nghệ thuật // cũng là một mặt trận.

           CN                                VN

Anh chị em // là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

    CN                           VN

Vừa buồn mà lại vừa vui // mới thực là nỗi niềm bông phượng.

            CN                                                       VN

Hoa phượng // là hoa học trò.

      CN                    VN

Các chủ ngữ xác định được trong các câu đó là: Văn hóa nghệ thuật, Anh chị em, Vừa buồn mà lại vừa vui, Hoa phượng

Câu 9:

- Những từ có thể đứng trước từ dũng cảm: tinh thần, hành động, người chiến sĩ, nữ du kích, em bé liên lạc

- Những từ có thể đứng sau từ dũng cảm: xông lên, nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường quyền, trước kẻ thù, nói lên sự thật

Câu 10:

Mùa hạ đến bắt đầu bằng những tia nắng chói chang như muốn thiêu đốt vạn vật, sinh linh. Tiếng ve kêu inh ỏi khắp các tán lá, hàng cây. Em ngẩng đầu ngước nhìn cây phượng vĩ giữa sân trường. Tự lúc nào cây đã xuất hiện những chùm hoa nở đỏ rực rỡ. Từ khi em bước chân vào ngôi trường này, đã thấy cây phượng vĩ đứng sừng sững trước sân, nghe nói cũng được hai mươi năm rồi.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I- Bài tập về đọc hiểu

Mèo Mẹ và Đại Bàng

Mèo Mẹ cùng đàn con đang dạo chơi vui vẻ. Mặt trời mùa xuân tỏa xuống ấm áp và cái gia đình bé ấy rất hạnh phúc.

Đột nhiên, không rõ từ đâu, một con chim Đại Bàng khổng lồ xuất hiện. Nhanh như chớp, nó lao từ trên cao xuống và quắp lấy một chú mèo con. Nhưng khi Đại Bàng chưa kịp bay lên, Mèo Mẹ đã túm chặt lấy nó. Con chim dữ bèn buông Mèo Con ra để chống lại Mèo Mẹ. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, một mất, một còn.

Đôi cánh tay khỏe, cái mỏ cứng, đôi chân chắc với những móng nhọn cong dài đã tạo cho Đại Bàng ưu thế lớn: nó cào toạc da và mổ lòi một mắt Mèo Mẹ. Song Mèo Mẹ vẫn anh dũng bám chặt lấy Đại Bàng bằng những móng vuốt của mình và cắn rách cánh phải của nó.

Từ lúc ấy, chiến thắng đã nghiêng về phía Mèo Mẹ. Song Đại Bàng vẫn còn rất khỏe mà Mèo Mẹ thì đã thấm mệt. Tuy vậy, nó vẫn cố thu hết sức, khéo léo nhảy lên và đánh Đại Bàng ngã lăn ra đất. Ngay lập tức, Mèo Mẹ cắn đứt đầu Đại Bàng, và rồi không để ý tới những vết thương mang trên mình, Mèo Mẹ bắt đầu liếm đứa con bé bỏng vừa bị thương bởi móng vuốt của Đại Bàng.

(Theo U-sin-xki)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Mèo Mẹ cùng đàn con đang dạo chơi vui vẻ thì có chuyện gì xảy ra?

a- Một con chim Đại Bàng khổng lồ xuất hiện bay ở trên cao

b- Chim Đại Bàng khổng lồ lao xuống quắp một chú mèo con

c- Bỗng phát hiện ra lạc mất một chú mèo con

2. Chi tiết nào mô tả ưu thế lớn của Đại Bàng?

a- Đôi cánh khỏe, mỏ cứng, đôi chân chắc với móng nhọn cong dài

b- Lao từ trên cao xuống, quắp lấy một chú Mèo Con

c- Bám chặt lấy Mèo Mẹ bằng móng vuốt của mình

3. Hai chi tiết nào dưới đây cho thấy Mèo Mẹ chiến đấu quyết liệt với Đại Bàng để bảo vệ con mình?

a- Bị cào toạc da và mổ lòi một mắt vẫn bám chặt lấy Đại Bàng, dùng móng vuốt cắn rách cánh phải của nó

b- Dùng đôi cánh tay khỏe, cái mỏ cứng, đôi chân chắc với những móng nhọn cong dài để chiến đấu quyết liệt

c- Cố dồn hết sức, khéo léo nhảy lên và đánh Đại Bàng ngã lăn ra đất, rồi cắn đứt đầu con Đại Bàng hung ác.

4. Nhờ đâu Mèo Mẹ chiến thắng Đại Bàng?

a- Nhờ lòng yêu thương con, dũng cảm bất chấp nguy hiểm

b- Nhờ có sức mạnh kiên cường và sự khôn khéo

c- Nhờ nhanh nhẹn và mưu trí tìm ra cách đánh Đại Bàng

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) d hoặc gi

…ân ta gan….ạ anh hùng

Trẻ làm đuốc sống,…à xông lửa đồn

Chân toạc máu chân dồn đuổi…ặc

Tay chém thù, tay sắc như gươm!

Củ khoai, củ sắn thay cơm

Khoai bùi trong…ạ sắn thơm trong lòng.

(Theo Tố Hữu)

b) ên hoặc ênh

Quê em có dòng k…xanh

Nước về đồng ruộng dập d…. sóng xao

Mặt trời tỏa nắng tr…cao

Soi gương mặt nước dạt dào n….thơ.

(Theo Mai Hương)

Câu 2. a) Gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu kể dưới đây và cho biết chủ ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành (ghi vào chỗ trống)

(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.

=> Chủ ngữ do ………………..tạo thành

(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.

=> Chủ ngữ do ………………..tạo thành

(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê nin

=> Chủ ngữ do ………………..tạo thành

b) Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ

(1) Quê hương

 (2) Việt Nam

 (3) Bác Hồ kính yêu

Câu 3.

a) Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ dũng cảm

(1) Có sức mạnh phi thường, không ai có thể cản nổi

(2) Có tinh thần dám đương đầu với hiểm nguy để làm những việc nên làm

(3) Kiên trì chống chọi đến cùng, không chịu lùi bước

b) Điền từ anh hùng hoặc anh dũng, dũng cảm vào chỗ trống thích hợp trong các câu sau:

(1) Người chiến sĩ giải phóng quân ấy đã….hi sinh trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam.

(2) Những người chiến sĩ giải phóng quân đã nêu cao truyền thống …..của dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

(3) Lòng……….. của người chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.

Câu 4.

a) Những đoạn văn nào dưới đây mở bài theo lối gián tiếp? (Khoanh tròn chữ số đầu đoạn văn)

(1) Mở bài tả cây phượng

“Tu hú kêu

Tu hú kêu

Hoa gạo nở

Đầy ước mơ hi vọng…”

Cứ mỗi khi nghe thấy giai điệu bài hát “ Mùa hoa phượng nở” là lòng em lại xao xuyến nhớ tới cây phượng vĩ trong sân trường em.

(2) Mở bài tả cây gạo

Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim

(3) Mở bài tả cây bàng

Tôi sống trong một ngõ nhỏ gắn bó suốt thời thơ ấu. Nơi ấy có bao cảnh vật thân quen đã in đậm trong tôi: bờ rào tre với những chú chuồn chuồn ớt đỏ chót, bức tường vôi hoen ố, xỉn màu đã tróc vữa, rặng dâm bụt chi chít những nụ hoa với trò chơi bán hàng…Nhưng gắn bó với tôi hơn tất cả là cây bàng đầu ngõ.

b) Viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây bóng mát, cây ăn quả..) mà em thích.

Đáp án:

I- Bài tập về đọc hiểu

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. b- Chim Đại Bàng khổng lồ lao xuống quắp một chú mèo con

2. a- Đôi cánh khỏe, mỏ cứng, đôi chân chắc với móng nhọn cong dài

3. Chọn cả a và c

a- Bị cào toạc da và mổ lòi một mắt vẫn bám chặt lấy Đại Bàng, dùng móng vuốt cắn rách cánh phải của nó

c- Cố dồn hết sức, khéo léo nhảy lên và đánh Đại Bàng ngã lăn ra đất, rồi cắn đứt đầu con Đại Bàng hung ác

(4). a- Nhờ lòng yêu thương con, dũng cảm bất chấp nguy hiểm

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. 

a)

Dân ta gan dạ anh hùng

Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn

Chân toạc máu chân dồn đuổi giặc

Tay chém thù, tay sắc như gươm!

Củ khoai, củ sắn thay cơm

Khoai bùi trong dạ sắn thơm trong lòng.

b)

Quê em có dòng kênh xanh

Nước về đồng ruộng dập dềnh sóng xao

Mặt trời tỏa nắng trên cao

Soi gương mặt nước dạt dào nên thơ.

Câu 2.

a)

(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.

=> Chủ ngữ do danh từ tạo thành

(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.

=> Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành

(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê nin

=> Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành

b) VD:

(1) Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên

(2) Việt Nam là một đất nước tươi đẹp

(3) Bác Hồ kính yêu là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Câu 3. a) Dòng nêu đúng nghĩa của từ dũng cảm là:

(2) Có tinh thần dám đương đầu với hiểm nguy để làm những việc nên làm

b) Điền từ như sau:

(1) Người chiến sĩ giải phóng quân ấy đã anh hùng hi sinh trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam.

(2) Những người chiến sĩ giải phóng quân đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

(3) Lòng dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.

Câu 4. a) (1), (3) là 2 đoạn văn mở bài theo lối gián tiếp 

b) VD: Tả cây hoa đào:

Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1. Điền vào chỗ trống những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:

Rừng đã bảng lảng thu. Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa. Không................... tĩnh lặng nồng nàn mùi đất bốc hương và mùi lá ải lên men. Chẳng biết mưa từ bao............ mà thân cây thông dại trắng mốc, nứt nẻ,........ dầu, có những vệt nước chảy ngoằn ngoèo. Trời đứng ......... nhưng đâu đó vẫn âm âm một thứ tiếng vang rền, không thật rõ......... Hay là gió đã nổi lên ở khu............. phía bên kia?

Câu 2. Điền vào chỗ trống vần ên hoặc ênh:

- Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh

M..... mông sóng biển, L..... đ...... mạn thuyền.

Sớm chiều, nước xuống triều l.......

Cực thân từ thuở mới l........ chín mười

- Cái gì cao lớn l....... kh.........

Đứng mà không tựa ngã k...... ngay ra?

Câu 3. Đọc các câu sau Đánh dấu X vào □ trước câu kể Ai là gì? Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.

a) □ Ruộng rẫy là chiến trường,

□ Cuốc cày là vũ khí

□ Nhà nông là chiến sĩ

□ Hậu phương thi đua với tiền phương.

b) □ Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.

Câu 4. Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành?

Câu 5. Đọc các câu sau. Đánh dấu X vào □ trước câu kể Ai là gì?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của từng câu.

□ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.

□ Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

□ Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.

□ Hoa phượng là hoa học trò.

Câu 6. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo câu kể Ai là gì?

A

B

Bạn Lan

là tương lai của đất nước

Người

là người mẹ thứ hai của em

Cô giáo

là người Hà Nội

Trẻ em

là vốn quý nhất

Câu 7. Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp làm vị ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?

- Bạn Bích Vân.........................

- Hà Nội ..................................

- Dân tộc ta .............................

Đáp án:

Câu 1. Điền vào chỗ trống những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:

Rừng đã bảng lảng thu. Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa. Không gian tĩnh lặng nồng nàn mùi đất bốc hương và mùi lá ải lên men. Chẳng biết mưa từ bao giờ mà thân cây thông dại trắng mốc, nứt nẻ, dãi đầu, có những vệt nước chảy ngoằn ngoèo. Trời đứng gió, nhưng đâu đó vẫn âm âm một tiếng vang rền, không thật rõ ràng. Hay là gió đã nổi lên ở khu rừng phía bên kia?

Câu 2. Điền vào chỗ trống ên hoặc ên:

- Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh

Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền.

Sớm chiều, nước xuống triều lên

Cực thân từ thuở mới lên chín mười.

- Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra?

Câu 3. Đọc các câu sau. Đánh dấu X vào trước câu kể Ai là gì?

Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong từng câu vừa tìm được.

a) Ruộng rẫy là chiến trường.

Cuốc cày là vũ khí.

Nhà nông là chiến sĩ.

b) Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.

Câu 4. Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành? Chủ ngữ trong các câu trên do những danh từ tạo thành.

Câu 5. Đọc các câu sau. Đánh dấu X vào trước câu kể Ai là gì?.

Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của từng câu.

[x] Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận.

x Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

x Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.

x Hoa phượng là hoa học trò.

Câu 6.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Câu 7. Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp làm vị ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?

- Bạn Bích Vân là một lớp trưởng gương mẫu.

- Hà Nội là thủ đô của nước ta.

- Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1. Gạch dưới nhũng từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây:

Gan dạ, thân thiết, hoà thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tuỵ, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm.

Câu 2. Điền từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa:

M: hành động dũng cảm

................ tinh thần.................

............... xông lên...................

................ người chiến sĩ............

................ nữ du kích.................

................... em bé liên lạc..........

................. nhận khuyết điểm.........

................. cứu bạn....................

.................. chống lại cường quyền...........

..................trước kẻ thù.............

................... nói lên sự thật........

Câu 3. Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B:

A

B

gan dạ

(chống chọi) kiên cường, không lùi bước

gan góc

gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì

gan lì

không sợ nguy hiểm

Câu 4. Điền từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một......... rất..........

Tuy không chiến đấu ở............. , nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức.....

Anh đã hi sinh, nhưng.......... sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)

Câu 5. Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở bài.

a) Vườn nhà em có một cây hồng nhưng không biết trồng từ năm nào.

b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cùng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.

Câu 6. Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho bài văn tả cây phượng hoặc cây hoa mai, cây dừa.

a) Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.

c) Đầu xóm có một cây dừa.

Câu 7. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:

a) Cây đó là cây gì?

b) Cây được trồng ở đâu?

c) Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào (hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào)?

d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào ?

Câu 8. Dựa vào các câu trả lời trên, viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.

Đáp án:

Câu 1. Gạch dưới những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây:

Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bao gan, quả cảm.

Câu 2. Điền từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa:

M: hành động dũng cảm

................. tinh thần dũng cảm

Dũng cảm xông lên............

.......... người chiến sĩ dũng cảm

.......... nữ du kích dũng cảm

.......... em bé liên lạc dũng cảm

Dũng cảm nhận khuyết điểm....

Dũng cảm cứu bạn..............

Dũng cảm chống lại cường quyền

Dũng cảm trước kẻ thù........

Dũng cảm nói lên sự thật.....

Câu 3. Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Câu 4. Điền từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

Câu 5. Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở bài.

a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào.

Cách mở bài trực tiếp giới thiệu ngay cây hoa cần tả.

b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.

Cách mở bài gián tiếp, nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.

Câu 6. Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho Bài văn tả cây phượng hay cây hoa mai hoặc cây dừa.

a) Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.

c) Đầu xóm có một cây dừa.

a) Sân trường em rất rộng, lát xi măng bằng phẳng, là một sân chơi lí tưởng cho chúng em. Trong sân còn có những bồn hoa lúc nào cũng xanh tốt, ong bướm đua nhau rập rờn bên những bông hoa rực rỡ sắc màu. Đặc biệt là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường, ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em vui đùa. Bạn nào cũng yêu quý cây phượng.

b) Trước sân nhà em có một khoảng đất nhỏ. Đó cũng chính là một vườn hoa nhỏ do mẹ chăm sóc từng ngày. Mẹ trồng rất nhiều hoa, nào hồng, nào cúc, nào hướng dương. Em cũng góp vào vài cụm mười giờ. Riêng ba em thì luôn chăm chút cây hoa mai. Mỗi độ tết đến trước sân, trong nhà em lại rực rỡ với những khóm mai vàng chen nhau khoe sắc.

c) Đường vào xóm nơi em ở rất khó tìm bởi nó ngoằn ngèo, bên cạnh đó lại có những vườn rau trái khiến người lạ rất dễ lạc lối. Có lẽ vì thế mà một bác nào đó đã trồng lên một cây dừa ngay đầu xóm. Cây dừa như ngọn hải đăng, dẫn lối, chỉ đường cho khách lạ và như một người bạn thân quen đối với người trong xóm.

Câu 7. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết.

a) Cây đó là cây gì?

Cây quất.

b) Cây được trồng ở đâu?

Cây được trồng trong một chậu hoa to, rất đẹp.

c) Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào (hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào)?

Cây do ba em mua về chưng Tết.

d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào?

Trái vàng, trái đỏ chi chít trĩu cành.

Câu 8. Dựa vào các câu trả lời trên, em hãy viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.

Tết năm nay, ngoài hoa mai vàng đang rực rỡ khoe sắc trước sân nhà, ba mẹ tôi còn mua thêm một chậu quất về chưng Tết. Tôi nhớ hôm đó là chiều hai mươi tám Tết, ba tôi chở chậu quất về. Cây quất nhỏ thôi nhưng có không biết bao nhiêu là trái, trái vàng, trái đỏ lúc lỉu trĩu cành, xen lẫn vào màu lá xanh um trông thật thích mắt.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Ong Thợ

Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa nhộn nhịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, rong ruổi khắp nẻo đường tìm mật. Ở các vườn xung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông Mặt Trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.

Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

a) Tổ ong mật nằm ở đâu?

b) Tổ ong mật bỗng hóa nhộn nhịp vào lúc nào?

c) Ong Thợ bay đi xa để làm gì?

d) Em có nhận xét gì về Ong thợ?

Câu 2: Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu sau:

a) Trẻ em là tương lai của đất nước.

b) Mạng lưới kênh rạch chằng chịt là mạch máu cung cấp nước cho cả vùng vựa lúa Nam Bộ.

c) Xe buýt là phương tiện chính của hệ thống giao thông ở thành phố.

d) Bà tôi là giáo viên đã nghỉ hưu.

Câu 3: Gạch dưới vị ngữ của các câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn sau. Vị ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành?

Cửa sổ là mắt nhà thơ

Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài

Cửa sổ là bạn của người

Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.

      (Theo Phan Thị Thanh Nhàn)

Câu 4: Viết vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để hoạn thiện những câu sau:

a. là người em yêu quý và kính trọng nhất.

b. ……. là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

c. …….. là lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Khoanh vào chữ cái trước những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm sau .

a) gan góc

b) quả cảm

c) hèn nhát

d) anh dũng

e) can đảm

g) mưu trí

h) nhút nhát

i) kiên cường

Câu 6: Dưới đây là đoạn mở bài trực tiếp cho bài văn tả cây bàng. Em hãy viết một đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn tả vây bàng.

Sân trường em có nhiều loại cây cho bóng mát như: cây bằng lăng, cây phượng, cây xà cừ,… Nhưng em thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng trước cửa phòng thư viện của trường.

Đáp án:

Câu 1:

a. Tổ ong mật nằm trong gốc cây.

b. Tổ ong mật bỗng hoá nhộn nhịp vào lúc trời hé sáng.

c. Ong Thợ bay đi xa để tìm mật trong những bông hoa vừa nở.

d. Ong thợ là một chú ong chăm chỉ, siêng năng.

Câu 2:

a) Trẻ em là tương lai của đất nước.

b) Mạng lưới kênh rạch chằng chịt là mạch máu cung cấp nước cho cả vùng vựa lúa Nam Bộ.

c) Xe buýt là phương tiện chính của hệ thống giao thông ở thành phố.

d) Bà tôi là giáo viên đã nghỉ hưu.

Câu 3:      

Cửa sổ là mắt nhà thơ

Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài

Cửa sổ là bạn của người

Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.

      (Theo Phan Thị Thanh Nhàn)

- Các vị ngữ xác định được ở trên là cụm danh từ.

Câu 4:

a. Bố là người em yêu quý và kính trọng nhất.

b. Anh hùng liệt sĩ là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

c. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Đáp án: Khoanh vào a, b, d, e, i

Câu 6:

Tuổi học trò của mỗi người thường gắn liền với thầy cô, bạn bè, mái trường, với hàng phượng vĩ hay gốc xà cừ. Còn riêng em, nếu sau này phải tạm biệt mái trưởng tiểu học em sẽ nhớ cây bàng già trước cửa thư viện lắm.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học