Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 3 có đáp án (5 phiếu)



Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Câu hỏi thuộc chủ điểm 3: Mái ấm

Dựa vào những bài đọc: Chiếc áo len, Quạt cho bà ngủ, Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Sau khi mặc thử chiếc áo len của bạn Hòa, Lan đã làm gì ?

A. Lan dành tiền để mua được chiếc áo giống như vậy.

B. Lan nói với mẹ là em muốn có chiếc áo giống như Hòa.

C. Lan kể với mẹ về chiếc áo của bạn Hòa

Câu 2: Câu nào sau đây là câu so sánh ?

A. Em rất thích đọc truyện cổ tích.

B. Ông em hiền từ như ông bụt.

C. Thạch Sanh là một chàng dũng sĩ tốt bụng.

Câu 3: Người bà của bạn nhỏ đang làm gì ?

A. Bà đang nằm trò chuyện với cháu.

B. Bà ân cần, chăm sóc cho cháu.

C. Bà ốm và đang nằm nghỉ trưa.

Câu 4: Dòng nào giải thích đúng ý nghĩa của từ bối rối ?

A. Nói rất nhỏ nhẹ, không thành tiếng.

B. Ầm ĩ, gây náo động.

C. Lúng túng, không biết làm thế nào.

Câu 5: Mẹ đã nói gì khi Lan muốn mua chiếc áo đắt tiền ?

A. Mẹ nói chiếc áo đó đắt bằng cả hai chiếc áo của anh em Lan.

B. Mẹ hứa sẽ mua chiếc áo đó cho Lan.

C. Mẹ nói chiếc áo không hợp với Lan.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

   cuộn .......òn, ......ân thật, chậm ......ễ, màu …ắng, hình …òn

Bài 2: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm và giải câu đố.

   - Vừa dài mà lại vừa vuông

Giúp nhau ke chỉ, vạch đường thăng băng.

         Là ...............

   - Tên nghe nặng trịch

   Lòng dạ thăng băng.

   - Vành tai thợ mộc nằm ngang

   Anh đi học ve, săn sàng đi theo.

         Là ................

Đáp án

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

C

C

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

cuộn tròn, chân thật, chậm trễ, màu trắng, hình tròn

Bài 2: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm và giải câu đố.

- Vừa dài mà lại vừa vuông

Giúp nhau kẻ chỉ, vạch đường thẳng băng.

         Là cây thước


   - Tên nghe nặng trịch

   Lòng dạ thẳng băng.

   - Vành tai thợ mộc nằm ngang

   Anh đi học vẽ, sẵn sàng đi theo.

         Là bút chì

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Câu hỏi thuộc chủ điểm 3: Mái ấm. 

Dựa vào những bài đọc: Chiếc áo len, Quạt cho bà ngủ, Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Vì sao mẹ chưa đồng ý mua áo cho Lan ?

A. Vì mẹ không yêu chiều Lan.

B. Vì mẹ lo cho anh Tuấn hơn.

C. Vì mẹ muốn cả hai anh em Tuấn và Lan cùng có áo ấm trong mùa đông. 

Câu 2: Trong bài thơ Quạt cho bà ngủ, không gian trong bài rất tĩnh lặng, chỉ có một âm thanh nghe rõ nhất, đó là gì ?

A. Tiếng vẫy quạt của bé

B. Tiếng cốc chén va nhau

C. Tiếng chim chích chòe hót

Câu 3: Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?

A. Bé Lan

B. Bé Thơ

C. Bé Hoa

Câu 4: Trong giấc mơ bà đã thấy gì ?

A. Bà mơ thấy chim chích chòe đang hót.

B. Bà mơ thấy căn nhà vắng và cốc chén nằm im.

C. Bà mơ thấy tay cháu vẫn quạt đều hương thơm.

Câu 5: Tuấn nói với mẹ rằng em sẽ làm gì để giữ ấm trong mùa đông năm nay ?

A. Tuấn sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.

B. Tuấn không cần thêm áo nữa vì cảm thấy trời không lạnh.

C. Tuấn đã có đủ áo để giữ ấm cho mình rồi

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép chính tả

Không chân con rắn vẫn đi
Con sên thích múa, con ve thích gào
Con chim thích đậu cành cao
Con tàu biết gọi khi vào sân ga.

Bài 2: Điền tr hay ch vào chỗ trống

…im sẻ, bàn …ân, quả …ám, …im …ích

Bài 3: Hoàn thiện những câu so sánh sau đây:

a) Trẻ em như ...

b) Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như 

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

C

B

C

A

Bài 2: Điền tr hay ch vào chỗ trống

chim sẻ, bàn chân, quả trám, chim chích

Bài 3: Hoàn thiện những câu so sánh sau đây:

a) Trẻ em như búp trên cành.

b) Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Bé Vinh đang chơi với gói hạt rau. Trông những cái hạt giống như những viên bi nhỏ xíu, Vinh nghĩ: “Bi như thế này thì bắn thế nào được!”. Vừa lúc đó, bà đi chợ về, thấy Vinh nghịch gói hạt rau, liền bảo:
- Sao cháu lại lấy cái này ra chơi? Đây là hạt rau để bà trồng lấy rau tươi cho cả nhà ăn đấy!
Vinh ngạc nhiên quá, thầm nghĩ: “Sao những hạt bé nhỏ này lại cho những cây rau tươi được nhỉ?”. Thấy Vinh ngạc nhiên, bà nói:
 - Đây là hạt rau. Khi ta cho hạt rau vào nước ngâm, rồi gieo xuống đất, hạt sẽ nảy mầm và trở thành rau tươi đấy!

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Vinh thấy những hạt bên trong gói hạt rau giống như cái gì?

A. Giống những viên bi nhỏ xíu

B. Giống những cái kẹo nhỏ xíu

C. Giống những hạt cát màu nâu

2. Những hạt giống trong truyện sẽ trồng thành cây gì?

A. Hoa hồng

B. Rau tươi

C. Cây bàng

3. Theo bà, những hạt giống trước khi gieo xuống đất cần phải làm gì?

A. Nấu chín

B. Ngâm nước

C. Giã nhuyễn

4. Em hãy đặt một cái tên cho câu chuyện trên.

….………………………………………………………………………………

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

Không chân con rắn vẫn đi
Con sên thích múa, con ve thích gào
Con chim thích đậu cành cao
Con tàu biết gọi khi vào sân ga.

2. Luyện từ và câu

a. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch

cây …..úc

…..ính nghĩa

nhà …..anh

b. Gạch chân dưới từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

- Mỗi khi hứa với nhau điều gì, em và Mai sẽ …………….. (ngoéo/nghéo) tay với nhau.

- Bé Mai …………….. (lỡ/lở) tay làm rơi chiếc bánh xuống sàn.

- Trước sức mạnh của quân ta, lũ giặc vứt vũ khí …………….. (bõ/bỏ) chạy.

c. Tìm các từ:

- Trái nghĩa với từ xanh tươi: ……………..

- Đồng nghĩa với chăm chỉ: ……………..

d. Em hãy gạch chân dưới các từ so sánh trong những câu sau:

- Nhanh như thỏ, chậm như rùa.

- Nụ cười của mẹ dịu dàng, tựa như đóa hoa mai vàng trước hiên nhà.

- Những lúc trời sắp mưa, bầu trời là một chiếc ô màu đen khổng lồ.

3. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu kể về gia đình của mình.

Đáp án

I. Bài tập đọc hiểu

1. A

2. B

3. B

4. Gợi ý: 

- Những hạt giống, Những hạt giống kì diệu, Chuyện hạt giống, Rau xanh đã lớn lên như thế nào…

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

- HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

2. Luyện từ và câu

a. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch

cây trúc

cây trúc

nhà tranh

b. Gạch chân dưới từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

- Mỗi khi hứa với nhau điều gì, em và Mai sẽ …………….. (ngoéo/nghéo) tay với nhau.

- Bé Mai …………….. (lỡ/lở) tay làm rơi chiếc bánh xuống sàn.

- Trước sức mạnh của quân ta, lũ giặc vứt vũ khí …………….. (bõ/bỏ) chạy.

c. Gợi ý:

- Trái nghĩa với từ xanh tươi: úa tàn, héo úa, tàn lụi…

- Đồng nghĩa với chăm chỉ: cần cù, siêng năng, cần mẫn…

d. Gạch chân dưới các từ so sánh:

- Nhanh như thỏ, chậm như rùa.

- Nụ cười của mẹ dịu dàng, tựa như đóa hoa mai vàng trước hiên nhà.

- Những lúc trời sắp mưa, bầu trời một chiếc ô màu đen khổng lồ.

3. Tập làm văn

HS giới thiệu về gia đình của mình, gợi ý:

Gia đình của em gồm bao nhiêu người?

Mỗi thành viên có tên là gì, bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, sở thích là gì?

Tình cảm của em dành cho các thành viên trong gia đình.

Tình cảm của cả nhà dành cho nhau.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu

VỀ THĂM BÀ

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :

- Bà ơi!

Thanh bước xuống giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư ?

Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương.

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.

Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

( Theo Thạch Lam )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Hình dáng của người bà được tả qua các chi tiết nào ?

A. Mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi vào, lưng đã còng.

B. Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, mến yêu Thanh.

C. Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, lưng đã còng.

Câu 2. Chi tiết nào dưới đây thể hiện tình cảm của bà đối với cháu ?

A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.

B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.

C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.

Câu 3. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình ?

A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.

B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.

C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý chính của bài văn ?

A. Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu.

B. Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà, lòng biết ơn với người bà yêu quý và và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu.

C. Cái nóng ngày hè vô cùng độc hại khiến nhiều người khó chịu.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu , Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) tr hoặc ch

- che …ở /………………

- …ơ trụi /………………

- cách …ở /………….

-……ơ vơ /………….

b) ăc hoặc oăc

- dao s……/…………….

- lạ h ……../……………

- dấu ng……kép /…………….

- mùi hăng h……/…………….

Câu 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau :

a)

Mặt trời nằm đáy vó

Như một chiếc đĩa nhôm

Nhấc vó : mặt trời lọt

Đáy vó : toàn những tôm.

( Nguyễn Công Dương )

b)

Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa …

( Xuân Quỳnh )

Câu 3. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt 3 dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu.

Đêm mùa đông, trời mưa phùn gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ nằm trong nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét mùa đông.

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu về những người trong gia đình em với cô giáo ( thầy giáo ) chủ nhiệm lớp.

Gợi ý : a) Gia đình em có mấy người, đó là những ai ?

b) Từng người trong gia đình em hiện đang làm việc gì, ở đâu ?

c) Tình cảm của em đối với những người trong gia đình ra sao ?

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Đáp án

I. Bài tập về đọc hiểu

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

A

C

B

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) tr hoặc ch

- che chở.

- trơ trụi.

- cách trở.

- chơ vơ.

b) ăc hoặc oăc

- dao sắc.

- lạ hoắc.

- dấu ngoặc kép.

- mùi hăng hắc.

Câu 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh và dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau :

a)

Mặt trời nằm đáy vó

Như một chiếc đĩa nhôm

Nhấc vó : mặt trời lọt

Đáy vó : toàn những tôm.


( Nguyễn Công Dương )

b)

Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa …


( Xuân Quỳnh )

Câu 3. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt 3 dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu.

   + Đêm mùa đông, trời mưa phùn.

   + Gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ.

   + Nằm trong nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi.

   + Em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét mùa đông.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu về những người trong gia đình em với cô giáo ( thầy giáo ) chủ nhiệm lớp.

Bài mẫu tham khảo

   Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ, chị gái và em. Bố em đã ngoài năm mươi tuổi, là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hà Nội. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện Thu Cúc. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ hai của trường Sư Phạm. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp Ba trường Tiểu học Dịch Vọng A. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương của chị gái.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu

Dựa vào những bài đọc: Chiếc áo len, Quạt cho bà ngủ, Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Vì sao mẹ chưa đồng ý mua áo cho Lan ?

A. Vì mẹ không yêu chiều Lan.

B. Vì mẹ lo cho anh Tuấn hơn.

C. Vì mẹ muốn cả hai anh em Tuấn và Lan cùng có áo ấm trong mùa đông. 

Câu 2: Trong bài thơ Quạt cho bà ngủ, không gian trong bài rất tĩnh lặng, chỉ có một âm thanh nghe rõ nhất, đó là gì ?

A. Tiếng vẫy quạt của bé

B. Tiếng cốc chén va nhau

C. Tiếng chim chích chòe hót

Câu 3: Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?

A. Bé Lan

B. Bé Thơ

C. Bé Hoa

Câu 4: Trong giấc mơ bà đã thấy gì ?

A. Bà mơ thấy chim chích chòe đang hót.

B. Bà mơ thấy căn nhà vắng và cốc chén nằm im.

C. Bà mơ thấy tay cháu vẫn quạt đều hương thơm.

Câu 5: Tuấn nói với mẹ rằng em sẽ làm gì để giữ ấm trong mùa đông năm nay ?

A. Tuấn sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.

B. Tuấn không cần thêm áo nữa vì cảm thấy trời không lạnh.

C. Tuấn đã có đủ áo để giữ ấm cho mình rồi

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép chính tả

Không chân con rắn vẫn đi
Con sên thích múa, con ve thích gào
Con chim thích đậu cành cao
Con tàu biết gọi khi vào sân ga.


Bài 2: Điền tr hay ch vào chỗ trống để hoàn thành câu:

a) Trong các loài …im, em thích nhất …im sơn ca.

b) Không nên đi …ân đất vào nhà!

c) Bà em đang …ồng na ngoài vườn.

Bài 3: Hoàn thiện những câu so sánh sau đây:

a) Trẻ em như ...

b) Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như 

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

C

B

C

A

Bài 2: Điền tr hay ch vào chỗ trống để hoàn thành câu:

a) Trong các loài chim, em thích nhất chim sơn ca.

b) Không nên đi chân đất vào nhà!

c) Bà em đang trồng na ngoài vườn.

Bài 3: Hoàn thiện những câu so sánh sau đây:

a) Trẻ em như búp trên cành.

b) Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học