Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 9 (có đáp án)
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 9 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Dậy sớm
Tinh mơ em dậy sớm
Rửa mặt rồi đến trường
Em bước vội trên đường
Núi giăng hàng trước mặt
Sương trắng viền quanh núi
Như một chiếc khăn bông
- Ồ, núi ngủ lười không!
Giờ mới đang rửa mặt.
Thanh Hào
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: bạn nhỏ dậy sớm để làm gì?
a. Đi chơi
b. Về quê
c. Đến trường
Câu 2: Trên đường đi bạn nhỏ nhìn thấy những gì?
a. Núi giăng hàng trước mặt
b. Cánh đồng lúa chín
c. Hàng cây trên đường
Câu 3: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài thơ trên
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4: Đặt 1 câu với từ chỉ sự vật, một câu với từ chỉ hoạt động có trong bài thơ trên
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 5: Ghi lại lời mời, nhờ của em trong các tình huống sau:
a. Em nhờ em gái lấy hộ quyển sách trên bàn học.
b. Một người họ hàng xa đén chơi, em mời cô (chú) vào nhà chơi.
Câu 6: Viết một đoạn văn (3-5 câu) nói về trường em.
...............................................................................................................
................................................................................................................
..............................................................................................................
II. Chính tả: Tập chép bài “Dậy sớm”
............................................................................................................
..............................................................................................................
.............................................................................................................
........................................................................................................
ĐÁP ÁN – TUẦN 9
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: c
Câu 2: a
Câu 3: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài thơ trên
Dậy sớm, rửa mặt, đến trường,…
Câu 4: Đặt 1 câu với từ chỉ sự vật, một câu với từ chỉ hoạt động có trong bài thơ trên
- Sáng nào em cũng dậy sớm tập thể dục.
Câu 5: Ghi lại lời mời, nhờ của em trong các tình huống sau:
a. Em nhờ em gái lấy hộ quyển sách trên bàn học.
→ Em có thể lấy hộ chị quyển sách được không?
b. Một người họ hàng xa đến chơi, em mời cô (chú) vào nhà chơi.
→ Cháu mời cô chú vào nhà chơi ạ.
Câu 6: Viết một đoạn văn (3-5 câu) nói về trường em.
Trường em đang học là Trường tiểu học Phúc Đồng. Nó nằm đối diện một chợ lớn của làng em. Sân trường vô cùng rộng lớn với nhiều cây to, tán lá xanh um. Bước vào cổng trường, em thấy có ba dãy nhà trong đó em học ở dãy nhà B. Năm nay, em lên lớp 2. Cô giáo chủ nhiệm lớp em tên là Khánh. Cô rất hiền và xinh đẹp. Lớp em có hai mươi ba bạn nam và mười nữ. Lớp chúng em vô cùng đoàn kết và yêu thương nhau. Em rất yêu trường và lớp mình.
II. Chính tả: Tập chép bài “Dậy sớm”
I. Luyện đọc văn bản sau:
ĐI HỌC ĐỀU
Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm.
- Tùng...Tùng...! Tu...ù...ùng...
Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt".
Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào.
PHONG THU
II. Đọc – hiểu
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều?
A. các bạn học sinh B. bạn Sơn C. học sinh và giáo viên
2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?
A. Học sinh cần chịu khó làm bài.
B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ.
C. Học sinh nên đi học đều.
3. Vì sao cần đi học đều?
A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt.
B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý.
C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi.
4. Em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý?
III- Luyện tập
5. Điền vào chỗ chấm:
a. ch hoặc tr
… ông nom
….ăm sóc
kính …..ọng
chiều ….uộng
b. ng hay ngh
… ày còn nhỏ, tôi thường … ồi trong lòng bà và …e bà kể chuyện ….ày xưa.
7. Tìm trong bài đọc “Đi học đều” và ghi lại:
a. 3 từ chỉ sự vật :
b. 3 từ chỉ hoạt động:
c. 3 từ chỉ đặc điểm:
8. Viết bưu thiếp theo gợi ý sau:
- Viết cho ai?
- Nhân dịp gì?
- Chúc mừng điều gì?
ĐÁP ÁN - TUẦN 9
I. Luyện đọc văn bản:
- Học sinh tự đọc văn bản.
II. Đọc – hiểu
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. B
2. C
3. A
4. Em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý?
- Bạn Sơn là người học sinh rất chăm chỉ và biết nghe lời cô giáo.
III- Luyện tập
5. Điền vào chỗ chấm:
a. ch hoặc tr
trông nom
chăm sóc
chiều chuộng
kính trọng
b. ng hay ngh
ngày còn nhỏ, tôi thường ngồi trong lòng bà và nghe bà kể chuyện ngày xưa.
7. Tìm trong bài đọc “Đi học đều” và ghi lại:
a. 3 từ chỉ sự vật :
Trời đất, sân, mảnh vải nhựa
b. 3 từ chỉ hoạt động:
Ngủ, đi học, giảng bài
c. 3 từ chỉ đặc điểm:
Kéo dài, trắng xóa, tuôn rơi.
8. Viết bưu thiếp:
Thầy kính yêu!
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, con kính chúc thầy luôn mạnh khỏe và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Chúng con luôn kính yêu thầy.
Học sinh của thầy Nguyễn Phong Lan
Bài 1: Đọc bài sau:
Cháu ngoan của bà
Bà Nội của bé Lan đã già lắm rồi, tóc bà đã bạc trắng, khi đi, bà phải chống gậy. Lan yêu quý bà lắm, bà cũng rất yêu quý Lan.
Mỗi khi đi học về, Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường, ở lớp cho bà nghe. Bà ôm Lan vào lòng mỉm cười, âu yếm nói: “Cháu của bà ngoan quá!”.
Mùa đông đã đến, trời lạnh lắm. Chiếc chăn của bà đã cũ, nhà Lan nghèo nên chưa mua được chăn mới cho bà. Mẹ rất lo đêm bà ngủ không đủ ấm. Thấy vậy, bé Lan nói:
- Mẹ ơi, mẹ đừng lo! Con sẽ ngủ với bà để sưởi ấm cho bà.
Từ đó, đêm nào Lan cũng ngủ với bà. Nửa đêm, mẹ không yên tâm, sợ bé Lan kéo chăn của bà nên mẹ rón rén vào buồng xem sao. Mẹ thấy bé Lan đang ôm bà, ngủ ngon lành, còn bà hình như đang thì thầm: “Ấm quá, cháu của bà ngoan quá!”.
(Mai Thị Minh Huệ)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Chi tiết nào trong bài cho thấy bà nội Lan đã già?
a. Bà không đi lại được nữa.
b. Tóc bà bạc trắng, khi đi lại bà phải chống gậy.
c. Răng bà đã bị rụng gần hết.
2. Mỗi khi đi học về, Lan thường làm gì?
a. Đọc thơ, kể chuyện trường lớp cho bà nghe.
b. Vui đùa cùng bà.
c. Giúp bà chuẩn bị bữa tối.
3. Mùa đông đến, Lan đã làm gì cho bà đỡ lạnh hơn?
a. Mua thêm chăn ấm cho bà.
b. Mua thêm áo ấm cho bà.
c. Ngủ cùng bà để sưởi ấm cho bà.
4. Vì sao Lan được xem là “cháu ngoan của bà”?
a. Vì Lan hát hay.
b. Vì Lan thuộc nhiều chuyện để kể cho bà.
c. Vì Lan biết yêu thương bà, lo lắng cho bà.
5. Đọc xong câu chuyện, em có nhận xét gì về bạn Lan?
...................................................................................................
Bài 2: Điền dao, rao hay giao vào chỗ trống?
d, Căn nhà này đang được ..... bán.
e, Cô giáo .....bài tập về nhà.
f, Con ..... rất sắc.
Bài 3: Hai câu sau không viết hoa các tên riêng. Em hãy tìm các tên riêng và viết lại cho đúng:
Hùng vương thứ mười tám truyền ngôi cho thục phán. Thục phán lên làm vua, xưng là an dương vương, dời đô xuống đồng bằng, từ phong châu về cổ loa.
...................................................................................................................
Bài 4: Gạch chân những từ chỉ hoạt động trong các câu sau:
Hàng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại đi chợ, đong gạo, gánh nước, nấu cơm, tắm cho hai chị em Bình, giặt một chậu quần áo đầy.
(Theo Lê Thị Xuyến)
Bài 5: Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy để điền vào ô trống:
Giọng bà trầm bổng ¨ ngân nga như tiếng chuông ¨ Khi bà mỉm cười ¨ hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả ¨ Đôi mắt bà ấm lên những tia sáng ấm áp ¨ tươi vui ¨
(Theo Mac-xim Go-rơ-ki)
Bài 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn:
Hè đã đến. Chào nhé! Mái trường thân yêu! Em rất nhớ thầy cô và ......................... yêu dấu cùng chỗ ngồi, góc bảng và đặc biệt là tiếng trống trường thân quen. Em nhớ mãi .................................... thân yêu giữa làng quê nhỏ bé bình yên, nhớ những người bạn thân thương đã cùng em ........................................ và vui chơi. Hè ơi! Hãy qua mau để em lại được ............................................. , lại được nghe .......... ...................................... gióng giả mỗi sớm chiều.
ĐÁP ÁN – TUẦN 9
Bài 1:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
b |
a |
c |
c |
Gợi ý: Bạn là bạn nhỏ rất yêu thương bà |
Bài 2:
d, Căn nhà này đang được rao bán.
e, Cô giáo giao bài tập về nhà.
f, Con dao rất sắc.
Bài 3:
Hùng Vương thứ mười tám truyền ngôi cho Thục Phán. Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, dời đô xuống đồng bằng, từ Phong Châu về Cổ Loa.
Bài 4:
Hàng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại đi chợ, đong gạo, gánh nước, nấu cơm, tắm cho hai chị em Bình, giặt một chậu quần áo đầy.
(hoặc: làm, đi làm, về, đi chợ, đong gạo, gánh nước, nấu cơm, tắm, giặt)
Bài 5:
Giọng bà trầm bổng , ngân nga như tiếng chuông . Khi bà mỉm cười , hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả . Đôi mắt bà ấm lên những tia sáng ấm áp , tươi vui .
Bài 6: Gợi ý
Hè đã đến. Chào nhé! Mái trường thân yêu! Em rất nhớ thầy cô và bạn bè yêu dấu cùng chỗ ngồi, góc bảng và đặc biệt là tiếng trống trường thân quen. Em nhớ mãi mái trường thân yêu giữa làng quê nhỏ bé bình yên, nhớ những người bạn thân thương đã cùng em học tập và vui chơi. Hè ơi! Hãy qua mau để em lại được đến trường , lại được nghe tiếng trống trường gióng giả mỗi sớm chiều.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3