Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 13 (có đáp án)
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 13 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Kho báu
Kho báu của tôi! Đó là những truyện cổ tích mẹ cắt ra từ báo và dán lại thành tập hoặc những quyển truyện tranh bằng tiếng Nga bố đã cặm cụi dịch ra tiếng Việt. Dù chúng chỉ là những tờ báo, cuốn sách cũ những những câu chuyện trong đó đã mở ra một thế giới kì thú mà một cô bé 6 tuổi như tôi không thấy được ở những quyển sách in màu bóng loáng, đẹp mắt khác. Phép lạ đầy màu sắc từ những câu chuyện cũ không màu mè ấy như mở ra cánh cửa đưa đến một thế giới kì diệu, gửi gắm đầy yêu thương mà bố mẹ đã tạo dựng cho tôi.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Kho báu của bạn nhỏ trong đoạn văn là gì?
a. Là những truyện cổ tích mẹ cắt ra từ báo
b. Là món đồ chơi yêu thích
c. Là món ăn ngon
Câu 2: Ai là người mang kho báu đến cho bạn nhỏ?
a. Là mẹ
b. Là bố
c. Là cô giáo
Câu 3: Bố mẹ bạn nhỏ đã mang đến cho bạn điều gì?
a. Gửi gắm đầy yêu thương
b. Một thế giới kì diệu
c. Là quyển sách in màu bóng loáng
Câu 4: Viết những từ ngữ chỉ:
Công việc gia đình |
Tình cảm gia đình |
|
|
|
|
|
|
Câu 5: Gạch dưới những từ chứa iê – yê trong khổ thơ sau:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi.
Câu 6: Viết một đoạn văn ( 3 câu) kể về gia đình em.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
Chính tả: Tập chép “Kho báu”.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
ĐÁP ÁN – TUẦN 13
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: A
Câu 2: A và B
Câu 3: B
Câu 4: Viết những từ ngữ chỉ:
Công việc gia đình |
Tình cảm gia đình |
Nâu ăn |
Yêu thương |
Trông em |
Nhường nhịn |
Dọn dẹp |
Chia sẻ |
Câu 5: Gạch dưới những từ chứa iê – yê trong khổ thơ sau:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi.
Câu 6: Viết một đoạn văn ( 3 câu) kể về gia đình em.
Gia đình em có ba người, gồm có: Bố em bốn mươi bốn tuổi, là một bác sĩ tốt bụng. Mẹ em ba mươi bảy tuổi là một luật sư nhân hậu. Và em bảy tuổi là học sinh lớp hai trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp. Em không có anh chị em ruột, em chỉ có hai em họ, em gái là em Ánh - bốn tuổi và em Bách - sáu tháng tuổi. Bố mẹ rất yêu thương em, em rất yêu quý bố mẹ và thương các em. Em rất vui được là một thành viên trong gia đình. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ.
Chính tả: Tập chép “Kho báu”.
KHI TRANG SÁCH MỞ RA
Khi trang sách mở ra
Khoảng trời xa xích lại
Bắt đầu là cỏ dại
Thứ đến là cánh chim
Sau nữa là trẻ con
Cuối cùng là người lớn
Trong trang sách có biển
Em thấy những cánh buồm
Trong trang sách có rừng
Với bao nhiêu là gió
Trang sách còn có lửa
Mà giấy chẳng cháy đâu
Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt
Trang sách không nói được
Sao em nghe điều gì
Dạt dào như sóng vỗ
Một chân trời đang đi.
(Nguyễn Nhật Ánh).
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu
1. Sắp xếp các từ sau theo thứ tự xuất hiện ở khổ thơ đầu.
A. Cánh chim
B. Cỏ dại
C. Người lớn
D. Trẻ con
2. Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ thấy gì trong trang sách?
A. Lửa, biển, ao sâu, gió, mây
B. Trái đất, chim chóc, rừng, biển.
C. Biển, cánh buồm, gió, rừng, lửa, ao sâu.
3. Những tiếng có vần giống nhau ở khổ thơ thơ cuối là :
A. Trang , vàng
B. Trang - đang
C. Được - trang
4. Trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ lại nghe thấy điều gì đó. Đó là điều gì ? Tại sao bạn nhỏ lại nghe được những điều ấy?
III. Luyện tập:
Bài 1. Điền g hay gh vào chỗ chấm:
- Lên thác xuống ………ềnh - Áo ……ấm đi đêm
- ……..an cóc tía - …….i lòng tạc dạ
- Nhiễu điều phủ lấy giá …….ương
Bài 2. Chọn vần trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ:
a. (au/ âu)
r……muống.; con tr…….; l ……nhà ; đoàn t…..; thi đ…
b. (ac/ăc)
rang l…….; b… …cầu; m… …áo.; đánh gi……
Bài 3. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp:
Bài 4. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Toàn thân lợn đất nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, hai mắt đen lay láy.
Bài 5. Viết câu kiểu Ai thế nào để nêu đặc điểm về:
ĐÁP ÁN - TUẦN 13
I. Luyện đọc văn bản:
- Học sinh tự đọc văn bản.
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu
1. B, A, D, C
2. C
3. B
4. Trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ lại nghe thấy điều gì đó. Đó là điều gì ? Tại sao bạn nhỏ lại nghe được những điều ấy?
Mặc dù trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ vẫn nghe thấy những điều đó vì đó là những thông điệp mà những trang sách muốn truyền tải tới bạn nhỏ. Bạn nhỏ đã đọc sách và cảm nhận.
III. Luyện tập:
Bài 1. Điền g hay gh vào chỗ chấm:
- Lên thác xuống ngềnh - Áo gấm đi đêm
- Gan cóc tía - ghi lòng tạc dạ
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Bài 2. Chọn vần trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ:
a. (au/ âu)
rau muống.; con trâu; lau nhà ; đoàn tàu; thi đậu
b. (ac/ăc)
rang lạc; bắc cầu; mắc áo.; đánh giặc
Bài 3. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp:
Bài 4. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Toàn thân lợn đất nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, hai mắt đen lay láy.
Bài 5. Viết câu kiểu Ai thế nào để nêu đặc điểm về:
a. Hoa sen : Hoa sen là loài hoa có mùi hương rất thơm
b. Con ong: Những con ong thật là chăm chỉ.
c. Con mèo: Chú mèo mướp rất chăm chỉ bắt chuột.
Bài 1: Đọc bài sau:
CÂY XƯƠNG RỒNG
Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành các loài hoa, còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng.
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình, về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì chết, để lại cho cô một đứa con trai.
Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị đó. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hoá thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu không hoá thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định, ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.
Ngày nay người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
(Theo Văn 4 - sách thực nghiệm CNGD)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Ngày xưa cuộc đời của con người diễn ra như thế nào?
a. Con người sinh ra, lớn lên và khi chết đi thì các chàng trai biến thành đại thụ còn các cô gái biến thành các loài hoa.
b. Con người sống mãi không bao giờ chết.
c. Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi không già.
2. Hình ảnh người mẹ héo mòn và khi chết đi biến thành cây xương rồng cằn cỗi cho em thấy điều gì?
a. Sức sống mãnh liệt của người mẹ.
b. Người mẹ vô cùng đau khổ, cằn cỗi, khô héo như cây xương rồng khi có con hư.
c. Người mẹ bị trừng phạt.
3. Người con khi chết biến thành gì?
a. Người con biến thành gió.
b. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc.
c. Người con biến thành một cái cây.
4. Vì sao người ta giải thích rằng: “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng”?
a. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng.
b. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
c. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát.
5. Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy. Hình ảnh đó nói lên điều gì? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời:
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
6. Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai”của câu văn sau:
Người mẹ vừa nghèo vừa câm ấy luôn hầu hạ và tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
a.Người mẹ
b.Người mẹ vừa nghèo
c.Người mẹ vừa nghèo vừa câm ấy
7. Điền vào chỗ trống iê hay yê?
a. h ...` n lành b. khu ... n bảo c. l ...` n mạch
d. ... u mến e. qu ... ´ n luyến g. đà đ ... ʼ u
Bài 2: Câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì?
a. Chú Sơn xây bể nước cho nhà em.
b. Chú Sơn là người xây bể nước cho nhà em.
c. Lớp em làm vệ sinh sân trường.
d. Lớp em được khen vì làm vệ sinh sân trường sạch sẽ.
e. Mẹ may cho em chiếc áo này.
g. Chiếc áo này là chiếc áo mẹ may cho em.
Bài 3: Bà mẹ trong truyện Cây xương rồng đã hết lòng chăm sóc cho con.
Em cũng đã được mẹ thương yêu và chăm sóc. Hãy viết từ 4 đến 5 câu kể về việc mẹ đã chăm sóc em như thế nào
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
ĐÁP ÁN – TUẦN 13
Bài 1:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
a |
b |
b |
b |
Gợi ý: Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy. Hình ảnh đó cho thấy vì thương con người mẹ có thể làm tất cả. Khi đứa con đã biến thành cát, thành sa mạc, người mẹ thương con đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần khô héo, quạnh hiu. |
c |
a. hiền b. khuyên c. liền d. yêu e. quyến g. điểu |
Bài 2: a, c, e
Bài 3: Gợi ý
Em luôn được ở trong vòng tay chăm sóc, yêu thương của mẹ. Mẹ lo cho em từng li từng tí. Lúc nào mẹ cũng lo em không được no, không được mát, không được ấm. Em lớn rồi mà mỗi bữa ăn mẹ cứ ngồi gắp thức ăn, trông cho em ăn được sang bát thứ hai mẹ mới xới cơm cho mình. Mẹ chỉ có hai ba bộ quần áo nhưng lại rất hay mua quần áo mới cho em. Mẹ bảo trẻ con mau lớn mới phải mua nhiều quần áo. Khi em đi học, mẹ lại kiểm tra bài vở của em. Nhiều hôm mẹ còn ngồi học cùng em nữa. Em thương mẹ lắm. Em mong mình mau lớn, học thật giỏi để mẹ đỡ vất vả vì em.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3