Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (3 đề)
Dưới đây là danh sách Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (3 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 12.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Câu 1: Trùng ngưng m gam glyxin (axit amino etanoic), hiệu suất 80%, thu được 68,4 gam polime và 21,6 gam nước. Trị số của m là
A. 112,5 gam B. 72 gam
C. 90 gam D. 85,5 gam
Câu 2: Tơ capron thuộc loại
A. tơ poliamit B. tơ visco.
C. tơ polieste. D. tơ axetat
Câu 3: Amin ứng với công thức phân tử C4H11N có mấy đồng phân?
A. 10 B. 9
C. 8 D. 7
Câu 4: Trong công nghiệp, từ etilen để điều chế PVC cần ít nhất mấy phản ứng ?
A. 2 phản ứng B. 5 phản ứng
C. 3 phản ứng. D. 4 phản ứng
Câu 5: Cho 0,01 mol một α – aminoaxit A (mạch thẳng và có chứa nhóm amin cuối mạch) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,2M và thu được dung dịch B. Dung dịch B này phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,3M và thu được 2,85 gam muối. Công thức cấu tạo của A là
A. H2N –(CH2)2–CH(NH2)–COOH
B. H2N–(CH2)3–CH(NH2)–COOH
C. H2N–(CH2)4–CH(NH2)–COOH
D. H2N –(CH2)5– CH(NH2)–COOH
Câu 6: Chỉ ra điều đúng khi nói về da thật và simili (PVC)
A. Đốt hai mẫu, da thật có mùi khét, simili không có mùi khét
B. Da thật là protit, simili là polime tổng hợp
C. Da thật là protit động vật, simili là protit thực vật
D. A, B đều đúng
Câu 7: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử X là
A. 2 B. 3
C. 5 D. 4
Câu 8: Phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại:
A. Giữ nguyên mạch polime
B. Giảm mạch polime
C. Đề polime hóa
D. Tăng mạch polime
Câu 9: Cho 1 dung dịch chứa 6,75 gam một amin no đơn chức bậc (I) tác dụng với dung dịch AlCl3 dư thu được 3,9 gam kết tủa. Amin đó có công thức là
A. CH3NH2 B. (CH3)2NH
C. C2H5NH2 D. C3H7NH2
Câu 10: Trong số các dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O có bao nhiêu đồng phân X thỏa mãn?
(X) + NaOH → không phản ứng.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 11: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Trimetylamin có nhiệt độ sôi cao hơn đimetylamin
B. Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn anilin
C. o–cresol có nhiệt độ sôi cao hơn p–cresol
D. Cả A, B và C cùng sai
Câu 12: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. poli (ure–fomanđehit).
B. teflon.
C. poli (etylenterephtalat).
D. poli (phenol–fomanđehit).
Câu 13: Cho 4,45 gam hợp chất hữu cơ X (C3H7O2N) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là
A. H2NCH2COOCH3
B. CH2=CHCOONH4
C. H2NC2H4COOH
D. H2NCOOC2H5
Câu 14: Trong 1 kg gạo chứa 81% tinh bột có số mắt xích C6H10O5 là
A. 3,011.1024. B. 5,212.1024.
C. 3,011.1021. D. 5,212.1021.
Câu 15: Cho hợp chất hữu cơ đơn chức (X) có công thức là C3H10O3N2. Cho m (g) (X) tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 2,55(g) muối vô cơ. Giá trị của m là
A. 3,705 (g) B. 3,66 (g)
C. 3,795 (g) D. 3,84(g)
Câu 16: Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là
A. poli (vinyl axetat); poli etilen, cao su buna
B. tơ capron; nilon–6,6, poli etilen
C. nilon–6,6; poli(etylen–terephtalat); polistiren
D. poli etilen; cao su buna; poli stiren
Câu 17: Để phân biệt dung dịch anilin và dung dịch etyl amin đựng riêng biệt trong hai lọ mất nhãn, ta sử dụng thuốc thử nào sau đây:
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch nước brom
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch NaCl
Câu 18: Cứ 45,75 gam cao su buna – S phản ứng vừa hết với 20 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna–S là
A. 3 : 5 B. 1 : 2
C. 2 : 3 D. 1 : 3
Câu 19: Cho anilin tác dụng với dung dịch nước brom 3% (khối lượng riêng là 1,3 g.ml–1). Thể tích nước brom tối thiểu cần để điều chế 33 gam 2,4,6–tribromanilin là:
A. 1,32 lít B. 1,03 lít
C. 1,23 lít D. 1,30 lít
Câu 20: Lấy 15,33 tấn ancol etylic để sản xuất cao su buna (hiệu suất toàn quá trình là 60%). Vậy khối lượng cao su buna thu được là
A. 5,4 tấn B. 5,6 tấn
C. 9,2 tấn D. 3,1 tấn
Câu 21: Cho 0,1 mol một amino axit X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 1,25M sau đó cô cạn dung dịch thì được 18,75 gam muối. Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng với lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi đem cô cạn thì được 17,3 gam muối. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Amino axit X có 1 nhóm amino (NH2) và 1 nhóm cacboxyl (COOH)
B. Amino axit X có 2 nhóm amino (NH2) và 1 nhóm cacboxyl (COOH)
C. Amino axit X có 1 nhóm amino (NH2) và 2 nhóm cacboxyl (COOH)
D. Amino axit X có 2 nhóm amino (NH2) và 2 nhóm cacboxyl (COOH)
Câu 22: Muốn tổng hợp 120kg poli (metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%.
A. 215kg và 80kg
B. 171kg và 82kg
C. 65kg và 40kg
D. 175kg và 70kg
Câu 23: Cho một hỗn hợp A chứa NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. A được trung hòa bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. A cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2 tạo kết tủa. Lượng các chất NH3, C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt bằng:
A. 0,005 mol; 0,02 mol và 0,005 mol
B. 0,005 mol; 0,005 mol và 0,02 mol
C. 0,05 mol; 0,001 mol và 0,02 mol
D. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,02 mol.
Câu 24: Số mắt xích glucozơ có trong 194,4mg amilozơ là :
A. 7224.1017 B. 6501,6.1017
C. 1,3.10–3 D. 1,08.10–3
Câu 25: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là
A. C5H9O4N. B. C4H10O2N2.
C. C5H11O2N. D. C4H8O4N2.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn một đoạn mạch cao su buna – N bằng lượng không khí vừa đủ ( 20% số mol O2, 80% số mol N2) thu được CO2, H2O, N2. Ngưng tụ hơi nước thì hỗn hợp khí còn lại N2 chiếm 84,127% tổng số mol. Tính tỉ lệ mắt xích butađien và acrilonitrin trong cao su buna–N.
A. 2/3 B. 2/1
C. 1/2 D. 4/3
Câu 27: Cho 3,75 g một amino axit chứa một chức axit và một chức amin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ . Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 4,85g muối khan. Xác định công thức cấu tạo amino axit trên.
A. NH2 – CH2 – COOH
B. NH2 – CH2 – CH2 – COOH
C. NH2 – CH2 – CH2 – CH2 – COOH
D. NH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – COOH
Câu 28: Đồng trùng hợp buta–1,3–đien với acrilonitrin (CH2=CH–CN) theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này trong oxi vừa đủ, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có 59,091% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu?
A. x/y = 1/3. B. x/y = 2/3.
C. x/y = 3/2. D. x/y = 3/5.
Câu 29: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:
X + NaOH → Y + CH4O;
Y + HCl (dư) → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là:
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam cao su isopren đã được lưu hóa bằng không khí vừa đủ (chứa 20% O2 và 80% N2), làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng để ngưng tụ hết hơi nước thì thu được 1709,12 lít hỗn hợp khí (đktc). Lượng khí này làm này tác dụng vừa hết với dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Xác định m?
A. 159,5 gam B. 159,6 gam
C. 141,2 gam D. 141,1 gam
Câu 1: Đáp án A
Theo định luật BTKL ta có: mglyxin = mpolime + mnước = 68,4 + 21,6 = 90 gam
H = 80%
Câu 2: Đáp án A
Tơ capron còn gọi là tơ nilon–6
nH2N(CH2)5COOH –[HN(CH2)5CO]–n + nH2O
Đây là tơ poliamit (có nhóm –HN–CO–)
Câu 3: Đáp án C
Có 8 đồng phân gồm:
+ 4 đồng phân bậc I:
CH3CH2CH2CH2NH2; CH3CH(CH3)CH2NH2; CH3CH(NH2)CH2CH3;
+ 3 đồng phân bậc II:
CH3CH2CH2NHCH3; CH3CH(CH3)NHCH2 ; CH3CH2NHCH2CH3
+ 1 đồng phân bậc III:
CH3N(CH3)CH2CH3
Câu 4: Đáp án C
CH2=CH2 CH2Cl–CH2Cl CH2=CHCl –(CH2–CHCl)n–
⇒ Cần tối thiểu 3 phản ứng
Câu 5: Đáp án C
Ta có phản ứng tổng cộng:
amino axit + HCl + NaOH → muối amino axit + NaCl + H2O
Ta có: nHCl = 2nA ⇒ A có 2 nhóm - NH2
nNaOH = nHCl + nA ⇒ A có 1 nhóm - COOH
nNaCl = nHCl = 0,02 (mol)
⇒ mmuối amino axit = mmuối – mNaCl = 2,85 – 0,02.58,5 = 1,68 (gam)
nmuối amino axit = nA = 0,01 mol
⇒ M muối amino axit = 1,68 : 0,01 = 168
⇒ CTPT của muối là: H2N–(CH2)4–CH(NH2)–COONa
⇒ A là: H2N–(CH2)4–CH(NH2)–COOH
Câu 6: Đáp án D
Da thật có bản chất là protein dạng sừng (thành phần có keratin), khi đốt có mùi khét (sản phẩm tạo ra do hợp chất chứa N cháy).
Câu 7: Đáp án D
Bảo toàn khối lượng ta có: mHCl pư = mmuối – mX = 9,55 – 5,9 = 3,65g
Amin đơn chức: nHCl = namin = 0,1 mol
⇒ Mamin = 5,9 : 0,1 = 59 ⇒ Amin là: C3H9N
CTCT:
Bậc 1:CH3 – CH2 – CH2 – NH2; CH3 – CH(NH2) – CH3;
Bậc 2: CH3 – NH – C2H5;
Bậc 3: CH3 – N (CH3) – CH3
Câu 8: Đáp án D
Phản ứng lưu hóa chuyển cao su từ mạch thẳng thành mạch không gian ⇒ Tăng mạch polime.
Câu 9: Đáp án C
3RNH2 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3RNH3Cl
nRNH2 = 3n↓ = 0,15 mol ⇒ MRNH2 = 45 ⇒ R = 29 (–C2H5)
Vậy amin là C2H5NH2.
Câu 10: Đáp án B
Có 2 chất thỏa mãn: C6H5CH2CH2OH ; C6H5CH(OH)CH3
Polime là poli stiren (PS)
Câu 11: Đáp án D
A sai, do trimetylamin không còn H nối với N nên giữa các phân tử không có liên kết hiđro nên làm giảm nhiệt độ sôi, do đó có nhiệt độ sôi thấp hơn đimetylamin mặc dù phân tử khối lớn hơn
B sai, thực nghiệm nhiệt độ sôi của phenol (182,7oC) < nhiệt độ sôi của anilin (184,13oC)
C sai, do p–cresol có liên kết liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao hơn o–cresol.
Câu 12: Đáp án B
Teflon được điều chế từ phản ứng trùng hợp:
nCF2=CF2 (– CF2 – CF2 –)n
Câu 13: Đáp án A
nX = 0,05 mol
X có 2 nguyên tử O nên phản ứng NaOH tỉ lệ 1:1 ⇒ nmuối = nX = 0,05 mol
⇒ Mmuối = 4,85 : 0,05 = 97 ⇒ CTPT muối NH2CH2COONa
⇒ X là: NH2CH2COOCH3
Câu 14: Đáp án A
Số mắt xích là:
Câu 15: Đáp án B
C3H7NH3NO3 + NaOH → C3H7NH2 + NaNO3 + H2O
nX = nNaNO3 = 2,55 : 85 = 0,03 mol
mX = 0,03.122 = 3,66 gam
Câu 16: Đáp án D
Không bị thủy phân trong H2SO4 loãng, nóng thường là các polime trùng hợp
⇒ Poli etilen, cao su buna, poli stilen thỏa mãn.
Câu 17: Đáp án B
Sử dụng dung dịch brom, xuất hiện kết tủa trắng → anilin.
Câu 18: Đáp án D
Giả sử trong 45,75g cao su có x mol butađien và y mol stiren
⇒ nBr2 = nbutađien ⇒ x = 20 : 160 = 0,125 mol
(Br2 cộng vào nối đôi còn lại của butađien)
Câu 19: Đáp án C
n2,4,6 - tribromanilin = 33 : 330 = 0,1 mol ⇒ nBr2 = 0,1.3 = 0,3 mol
⇒ V = 1600 : 1,3 = 1230 ml = 1,23 lít
Câu 20: Đáp án A
Câu 21: Đáp án A
nHCl = 0,1 mol = nX ⇒ 1 nhóm NH2
Ta có 15,1 g X: 0,1 mol → 17,3g muối tăng 2,2 g
⇒ Mtăng = 2,2 : 0,1 = 22
⇒ 1 nhóm COOH
Câu 22: Đáp án A
Bảo toàn khối lượng: mpolime = mmetyl metacrylat
Câu 23: Đáp án B
Trong 3 chất chỉ có phenol là tác dụng được với NaOH ⇒ nphenol = 0,02 mol
Phenol và anilin đều tác dụng được với Br2 theo tỉ lệ 1:3
⇒ tổng số mol của 2 chất là 0,075 : 3 = 0,025 mol
⇒ nanilin = 0,005 mol
NH3 và anilin tác dụng với HCl ⇒ tổng số mol của 2 chất = nHCl = 0.01
⇒ nNH3 = 0,005 mol
Câu 24: Đáp án A
Số mắt xích là:
Câu 25: Đáp án A
Gọi công thức X là: (NH2)xR(COOH)y
(NH2)xR(COOH)y + yNaOH dư → (NH2)xR(COONa)y
⇒ m2 = mX + 22y
(NH2)xR(COOH)y + xHCl dư → (NH3Cl)xR(COOH)y
⇒ m1 = mX + 36,5x
Ta có: m2 – m1 = 7,5g
⇒ 22y – 36,5x = 7,5
Thử với các giá trị x,y nguyên ta có: x = 1; y = 2 thỏa mãn
⇒ Trong X có 1 nguyên tử N và 4 nguyên tử O
Câu 26: Đáp án C
Giả sử có x mol C4H6 và 1 mol C3H3N
Từ phương trình hóa học ta có:
+ Đốt x mol C4H6 cần nO2 = x.(4 + 6/4) = 5,5x mol; tạo nCO2 = 4x ; nH2O = 3x
+ Đốt 1 mol C3H3N cần nO2 = 3 + 3/4 = 3,75 mol tạo ra nN2 = 0,5 mol; nCO2 = 3; nH2O = 1,5
Khi ngưng tụ nước, khí còn lại gồm CO2 và N2:
có số mol = 4x + 3 + 4.(5,5x + 3,75) + 1/2 = 26x + 18,5
N2 chiến 84,127% tổng số mol
Câu 27: Đáp án A
Gọi công thức aminoaxit đó là H2N–R–COOH
H2N–R–COOH + NaOH → H2N–R–COONa + H2O
Theo phương pháp tăng giảm khối lượng ta có
Mmuối – Maminoaxit = 22 g/mol
mmuối khan – maminoaxit = 4,85 – 3,75 = 1,1 gam
⇒ naminoaxit = 1,1 : 22 = 0,05 mol
⇒ Maminoaxit = 3,75 : 0,05 = 75 g/mol
⇒ Aminoaxit là: NH2 – CH2 – COOH
Câu 28: Đáp án A
Giả sử: y = 1
Đốt x mol C4H6 → 4x mol CO2 + 3x mol H2O
Đốt 1 mol C3H3N → 3 mol CO2 + 1,5 mol H2O + 0,5 mol N2
⇒ nCO2 = 4x + 3
nsản phẩm = 4x + 3x + 3 + 3/2 + 0,5 = 7x + 5
59,091% CO2 về thể tích
⇒ x = 1/3
⇒ x : y = 1 : 3
Câu 29: Đáp án B
CH4O là CH3OH ⇒ loại C
Loại A, D do khi thay X tạo ra Y và tạo ra Z không phù hợp
Câu 30: Đáp án A
Cứ có một cầu nối – S – S – được tạo ra thì mạch cao su sẽ mất đi 2H. Vậy số S thêm vào bằng số H mất đi.
nN2 = 4.nO2 = 4x(7k + 1,5) (mol)
→ 5kx + 2x + 4x(7k + 1,5) = 76,3 (1)
Cho SO2 tác dụng với dung dịch brom:
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
→ nSO2 = nBr2 = 0,1 = 2x (2)
Từ (1) và (2) có: x = 0,05 và k = 46.
Thay thế k lên trên ta được C230H366S2 (1 mắt xích cao su lưu hóa)
→ m = 159, 5 gam.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1: Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở thu được 28,6 gam CO2 và 18,45 gam H2O. m có giá trị là
A. 13,35 gam B. 12,65 gam
C. 13 gam D. 11,95 gam
Câu 2: Cao su buna được tổng hợp theo sơ đồ:
Ancol etylic → buta-1,3-đien → cao su buna.
Hiệu suất cả quá trình điều chế là 80%, muốn thu được 540 kg cao su buna thì khối lượng ancol etylic cần dùng là
A. 920 kg. B. 736 kg.
C. 684,8 kg. D. 1150 kg.
Câu 3: Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là
A. etylmetylamin. B. butylamin.
C. etylamin. D. propylamin
Câu 4: Một loại cao su lưu hóa chứa 4,5% lưu huỳnh. Cho rằng mỗi cầu đisunfua -S-S- thay thế hai nguyên tử H. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua?
A. 18. B. 10.
C. 20. D. 16.
Câu 5: Chọn phát biểu không đúng: polime ...
A. đều có phân tử khối lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
B. có thể được điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.
C. được chia thành nhiều loại: thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo.
D. đều khá bền với nhiệt hoặc dung dịch axit hay bazơ.
Câu 6: Hợp chất hữu cơ X thuộc loại amin mạch hở có chứa một nguyên tử N trong phân tử. Thành phần khối lượng của nitơ trong X là 23,72 %. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 5 chất B. 6 chất
C. 4 chất D. 8 chất
Câu 7: Tơ enang được điều chế bằng cách
A. trùng ngưng H2N-(CH2)5-COOH.
B. trùng ngưng HOOC-(CH2)4-COOH.
C. trùng ngưng H2N-(CH2)6-COOH.
D. trùng ngưng HOOC-(CH2)6-COOH.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?
A. Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước
B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc
C. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen
D. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng
Câu 9: Chọn câu phát biểu sai:
A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi.
B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường.
C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
D. Poli etilen và poli (vinyl clorua) là loại polime thiên nhiên, còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime tổng hợp.
Câu 10: Giải pháp thực tế nào sau đây không hợp lí ?
A. Tổng hợp chất màu công nghiệp bằng phản ứng của amin thơm với dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl ở nhiệt độ thấp.
B. Tạo chất màu bằng phản ứng giữa amin no và HNO2 ở nhiệt độ cao.
C. Khử mùi tanh của cá bằng giấm ăn.
D. Rửa lọ đựng anilin bằng axit mạnh.
Câu 11: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)
A. 2,55 B. 2,8
C. 2,52 D. 3,6
Câu 12: Chia một amin bậc một đơn chức thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hoàn toàn phần một trong nước rồi cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư. Lọc kết tủa sinh ra rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn. Cho phần hai tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,05 gam muối. Công thức của amin là:
A. C4H9NH2 B. CH3NH2
C. C3H7NH2 D. C2H5NH2
Câu 13: Nhựa novolac được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
A. HCOOH trong môi trường axit.
B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. CH3COOH trong môi trường axit.
D. HCHO trong môi trường axit.
Câu 14: Chất dẻo PVC được điều chế theo sơ đồ sau:
CH4 A B PVC
Biết CH4 chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên, vậy để điều chế một tấn PVC thì số m3 khí thiên nhiên (đktc) cần là :
A. 5883 m3. B. 4576 m3.
C. 6235 m3. D. 7225 m3.
Câu 15: X là một aminoaxit. Cứ 0,01 mol X tác dụng vừa hết 80ml dung dịch HCl 0,125M thu được 1,835g muối. Mặt khác 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Vậy công thức cấu tạo của X là:
A. H2NC3H5(COOH)2 B. (H2N)2C3H5COOH
C. H2NC3H6COOH D. H2NC7H12COOH
Câu 16: Điều nào sau đây không đúng ?
A. Chất dẻo là những vật liệu polime bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất mà vẫn giữ nguyên biến dạng đó khi thôi tác dụng.
B. Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
C. Nilon-6,6 và tơ capron là poliamit
D. Tơ tằm, bông, lông thú là polime thiên nhiên.
Câu 17: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm (NH2CH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH) tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1 M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 100 ml B. 200 ml
C. 150 ml D. 250 ml
Câu 18: Trong các polime: polistiren, amilozơ, amilopectin, poli (vinyl clorua), tơ capron, poli (metyl metacrylat) và teflon. Những polime có thành phần nguyên tố giống nhau là
A. tơ capron và teflon.
B. amilozơ, amilopectin, poli (vinyl clorua), tơ capron, poli (metyl metacrylat) và teflon.
C. polistiren, amilozơ, amilopectin, tơ capron, poli (metyl metacrylat) và teflon.
D. amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat).
Câu 19: Cho cao su buna tác dụng với Cl2 (trong CCl4 có mặt P) thì thu được polime no, trong đó Clo chiếm 58,172% về khối lượng. Trung bình cứ 20 phân tử Cl2 thì phản ứng được với bao nhiêu mắt xích cao su buna ?
A. 20. B. 19.
C. 18. D. 17.
Câu 20: Teflon được sản xuất từ clorofom qua các giai đoạn:
CHCl3 → CHF2Cl → CF2=CF2 → Teflon
Hiệu suất của mỗi giai đoạn là 80%. Để sản xuất 2,5 tấn Teflon cần bao nhiêu tấn clorofom?
A. 5,835 B. 2,988.
C. 11,670. D. 5,975.
Câu 21: Đem trùng hợp 10,8 gam buta-1,3-đien thu được sản phẩm gồm cao su buna và buta-1,3-đien dư. Lấy 1/2 lượng sản phẩm tác dụng hoàn toàn với dung dịch Br2 dư thấy 19,2 g Br2 phản ứng. Vậy hiệu suất phản ứng là
A. 40% B. 80%
C. 60% D. 79%
Câu 22: Trùng ngưng axit ε–aminocaproic thu được m kg polime và 12,6 kg H2O với hiệu suất phản ứng 90%. Giá trị của m là
A. 71,19 B. 79,1
C. 91,7. D. 90,4.
Câu 23: A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3 g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a g kết tủa. giá trị của a là
A. 39 g B. 30 g
C. 33 g D. 36 g
Câu 24: Anilin có công thức là:
A. C6H5OH B. CH3OH
C. CH3COOH D. C6H5NH2
Câu 25: Cho 11,8 gam hỗn hợp X (gồm 3 amin: propylamin, etylmetylamin, trimetylamin) tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
A. 250 B. 200
C. 100 D. 150
Câu 26: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
A. poli (vinyl clorua).
B. Poli etilen.
C. poli (metyl metacrylat).
D. nilon-6,6.
Câu 27: Metylamin dễ tan trong H2O do nguyên nhân nào sau đây ?
A. Do nguyên tử N còn cặp electron tự do dễ nhận H+ của H2O.
B. Do metylamin có liên kết H liên phân tử.
C. Do phân tử metylamin phân cực mạnh.
D. Do phân tử metylamin tạo được liên kết H với H2O.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol một amin bậc I (X) với lượng oxi vừa đủ, thu toàn bộ sản phẩm qua bình chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình đựng nước vôi trong tăng 3,2 gam và còn lại 0,448 lít (đktc) một khí không bị hấp thụ, khi lọc dung dịch thu được 4,0 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là :
A. CH3CH2NH2 B. H2NCH2CH2NH2
C. CH3CH(NH2)2 D. B, C đều đúng
Câu 29: Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất?
A. ancol metylic < axit fomic < metylamin < ancol etylic
B. ancol metylic < ancol etylic < metylamin < axit fomic
C. metylamin < ancol metylic < ancol etylic < axit fomic
D. axit fomic < metylamin < ancol metylic < ancol etylic
Câu 30: Nguyên nhân Amin có tính bazơ là
A. Có khả năng nhường proton.
B. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.
C. Xuất phát từ amoniac.
D. Phản ứng được với dung dịch axit.
Câu 1: Đáp án A
Gọi CTPT amin no, đơn chức: CnH2n+3N
Bảo toàn khối lượng
m = mC + mH + mN = 0,65.12 + 1,025.2 + 0,25.14 = 13,35 g.
Câu 2: Đáp án B
nC2H5OH → n CH2 = CH – CH – CH2 - → Cao su Buna (C4H6)n.
⇒ nC4H6 = 104; nC2H5OH = 2.104
Hiệu suất cả quá trình 80% nên: mancol = 2.104.46.80% = 736000g = 736kg.
Câu 3: Đáp án C
Bảo toàn oxi ⇒ nH2O = 2nO2 - 2nCO2 = 0,205 mol
Khi đốt cháy anken, nCO2 = nH2O
⇒ Hai amin phải có số C trung bình nhỏ hơn 2 (vì anken tối thiểu có 2C)
⇒ amin là CH3NH2, C2H5NH2.
Câu 4: Đáp án C
Gọi n là số mắt xích isopren và x là số cầu nối đisunfua (mỗi cầu nối có 2S)
⇒ Có 2x phân tử S
(C5H8)n + 2xS → C5nH8n - 2xS2x + xH2
Ta có:
⇒ x = 1 ⇒ n = 20. Vậy cứ 20 mắt xích isopren có một cầu đisunfua.
Câu 5: Đáp án D
Đáp án A, B, C đều đúng.
Đáp án D không đúng vì đa số polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định, không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo ra dung dịch nhớt
Câu 6: Đáp án C
Amin chứa 1 nguyên tử N; %mN = 23,72%
⇒ Amin là: C3H7NH2
CTCT:
CH3 – CH2 – CH2 – NH2; CH3 – CH(NH2) – CH3;
CH3 – CH2 – NH – CH3; CH3 – N(CH3) – CH3
Câu 7: Đáp án C
Tơ enang hay tơ nilon – 7.
Tơ enang được điều chế bằng cách:
nH2N – [CH2]6 – COOH -to→ (-NH[CH2]6CO-)n + nH2O
Câu 8: Đáp án C
Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước.
Câu 9: Đáp án D
D sai, polietilen và poli(vinyl clorua) là polime tổng hợp, còn tinh bột và xenlulozơ là polime thiên nhiên
Câu 10: Đáp án B
Amin no và HNO2 ở nhiệt độ sôi cao không tạo ra sản phẩm màu (muối điazoni).
Câu 11: Đáp án C
mPE = 4. 0,7.0,9 = 2,52 tấn
(0,7 là 70% C2H4 nguyên chất)
Câu 12: Đáp án B
Gọi công thức của amin bậc một đơn chức có công thức RNH2
Chú ý RNH2 có tính bazơ tương tự như NH3
Phần 1.
3RNH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3RNH3Cl
2Fe(OH)3 -to→ Fe2O3 + 3H2O
Luôn có nFe(OH)3 = 2nFe2O3 = 2. 0,01 = 0,02 mol ⇒ nRNH2 = 0,06 mol
Phần 2.
RNH2 + HCl → RNH3Cl
Khi tham gia phản ứng trung hòa amin bằng HCl có nRNH3Cl = namin = 0,06 mol
⇒ R = 15 (- CH3)
Vậy công thức của amin là CH3NH2.
Câu 13: Đáp án D
Phản ứng giữa phenol và HCHO với:
- Phenol dư,xúc tác axit thì thu được nhưa novolac
- Tỉ lệ mol phenol và HCHO là 1:1,2, xác tác kiềm thì thu được nhưa rezol
- Đun nóng nhựa rezol ở nhiệt độ 150oC được nhưa bakelit.
Câu 14: Đáp án A
Hiệu suất toàn bộ quá trình phản ứng điều chế PVC là:
H = 15%. 95%. 90% = 12,825%.
Sơ đồ rút gọn của quá trình điều chế PVC :
Câu 15: Đáp án A
Ta có: nX = nHCl = 0,01mol ⇒ X chứa 1 nhóm -NH2
nNaOH = 0,02 = 2nX ⇒ X chứa 2 nhóm -COOH
⇒ Aminoaxit X có dạng: H2N-R-(COOH)2
mX = mmuối - mHCl = 1,835 - 0,01.36,5 = 1,47gam
⇒ M = 147 ⇒ R = 41 ⇒ R là -C3H5
Vậy X là H2NC3H5(COOH)2
Câu 16: Đáp án B
A đúng
B sai, tơ visco, tơ axetat là tơ bán tổng hợp (nhân tạo)
C đúng, vì có liên kết -NH-CO- nên là poliamit
D đúng
Câu 17: Đáp án A
Bài toán trở thành: 0,25 mol HCl sẽ tác dụng vừa đủ với hỗn hợp gồm V ml NaOH 1M và 13,35 gam X
X là 2 amino đồng phân ⇒ nX = 0,15 mol
X tác dụng NaOH hay HCl đều theo tỉ lệ 1 : 1.
⇒ nHCl = nNaOH + nX ⇒ nNaOH = 0,1mol ⇒ V = 100ml
Câu 18: Đáp án D
- Tơ capron có thành phần nguyên tố là C, H, O, N. teflon có thành phần nguyên tố là C, F → Đáp án A sai.
- Amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat) có thành phần nguyên tố là C, H, O; poli(vinyl clorua) có thành phần nguyên tố là C, H, Cl; tơ capron có thành phần nguyên tố C, H, O, N; teflon có thành phần nguyên tố là C, F → Đáp án B sai.
- Polistiren có thành phần nguyên tố là C, H; amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat) có thành phần nguyên tố là C, H, O; tơ capron có thành phần nguyên tố là C, H, N, O; teflon có thành phần nguyên tố là C, F → Đáp án C sai.
- Amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat) có thành phần nguyên tố là C, H, O
Câu 19: Đáp án C
Phản ứng sẽ bao gồm phản ứng cộng và thế.
Giả sử cứ n mắt xích thì phản ứng thế với 1nguyên tử Clo
Polime no có công thức: C4nH6n-1Cl2n+1
⇒ n = 9
Tức là cứ 9 mắt xích cao su buna thì phản ứng với 10 phân tử Clo trong đó có 9 phân tử tham gia phản ứng cộng, 1 phân tử tham gia phản ứng thế
Vậy trung bình cứ 20 phân tử Clo thì phản ứng với 18 mắt xích cao su
Câu 20: Đáp án C
Hchung = 80%. 80%. 80% = 51,2%
Ta có sơ đồ phản ứng:
Câu 21: Đáp án B
nC4H6 ban đầu = 0,2mol.
1/2 lượng sản phẩm tác dụng hoàn toàn với 19,2g Br2
⇒ toàn bộ sản phẩm tác dụng hoàn toàn với 0,24mol Br2.
Gọi a, b lần lượt là số mol C4H6 pư và C4H6 dư.
Ta có hpt:
⇒ a + b = 0,2 và a + 2b = 0,24
⇒ a = 0,16; b = 0,04
Câu 22: Đáp án B
Ta có:
nH2N(CH2)5COOH → Nilon – 6 + nH2O
nH2O = 12,6 : 18 = 0,7.103 (mol)
⇒ nH2N(CH2)5COOH = 0,7.103 (mol)
⇒ mH2N(CH2)5COOH = 0,7.131 = 91,7kg
mpolime = 91,7 – 12,6 = 79,1kg
Câu 23: Đáp án C
A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl
⇒ Trong A chỉ chứa 1 nguyên tử N.
Lại có N chiếm 15,054% theo khối lượng ⇒ MA = 14 : 15,054% = 93
A là hợp chất chứa vòng, A tạo kết tủa với nước brom ⇒ A là: C6H5NH2
C6H5NH2 (0,1) + 3Br2 → C6H2Br3NH2 ↓ (0,1 (mol)) + 3HBr
⇒ a = 0,1.330 = 33g
Câu 24: Đáp án D
Anilin: C6H5NH2.
Câu 25: Đáp án B
Cả 3 amin gồm propylamin, etylmetylamin, trimetylamin đều có CTPT là C3H9N
C3H9N + HCl → C3H10NCl
nHCl = nC3H9N = 11,8 : 59 = 0,2 mol ⇒ VHCl = 0,2 : 1 = 0,2 lít = 200ml
Câu 26: Đáp án D
Poli (vinyl clorua) được điều chế bằng cách trùng hợp vinyl clorua:
Polietilen được điều chế bằng cách trùng hợp etilen:
Poli (metyl metacrylat) được điều chế bằng cách trùng hợp metyl metacrylat:
Nilon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic:
Câu 27: Đáp án D
Metylamin CH3NH2 tạo được liên kết hiđro với H2O và gốc hiđrocacbon nhỏ nên tan tốt trong nước.
Câu 28: Đáp án D
Gọi CTPT của X là CxHyNz
Khí không bị hấp thụ là N2 ⇒ nN2 = 0,02 mol
⇒ nCaCO3 = 0,04 mol ⇒ nCO2 = 0,04 mol
Khối lượng bình tăng :
⇒ mH2O = 1,44g
⇒ nH2O = 0,08 mol
⇒ X là C2H8N2
Mà X là amin bậc 1
⇒ X chỉ có thể là H2NCH2CH2NH2 hoặc CH3CH(NH2)2.
Câu 29: Đáp án D
Nhiệt độ sôi giảm dần: Axit > ancol > Amin
Do có mạch hiđrocacbon lớn hơn nên nhiệt độ sôi của etylic > metylic
⇒ Axit fomic > ancol etylic > ancol metylic > Metylamin
Câu 30: Đáp án B
Amin có tính bazơ do nguyên tử N còn 1 cặp e chưa dùng, có khả năng nhận proton (H+)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Câu 1: Cho hỗn hợp hai amino axit đều chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl vào 440 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Để tác dụng hết với dung dịch X cần 840 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch X thì:
A. aminoaxit và HCl cùng hết
B. dư aminoaxit
C. dư HCl
D. không xác định được
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tơ visco là tơ tổng hợp.
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
D. Poli(etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
Câu 3: Từ amino axit C3H7NO2 tạo ra được bao nhiêu đipeptit khác nhau?
A. 4. B. 2.
C. 1 D. 3.
Câu 4: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 2 B. 1
C. 4 D. 3
Câu 5: Trộn lẫn 0,1(mol) một aminoaxit X (chứa một nhóm -NH2) với dung dịch chứa 0,07 (mol) HCl thành dung dịch Y. Để phản ứng hết với dung dịch Y, cần vừa đủ dung dịch chứa 0,27 (mol) KOH. Vậy số nhóm -COOH trong X là:
A. 1 B. 2
C. 3 D. không xác định được
Câu 6: Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là:
A. tơ visco và tơ nilon-6,6
B. tơ tằm và tơ vinilon.
C. tơ nilon-6,6 và tơ capron
D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
Câu 7: C7H9N có bao nhiêu đồng phân chứa vòng benzen?
A. 3 B. 6
C. 4 D. 5
Câu 8: Có các chất sau: keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm -NH-CO-?
A. 5 B. 4
C. 3 D. 6
Câu 9: Hợp chất thơm X có công thức phân tử C6H8N2O3. Cho 28,08 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 2M sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 21,5 gam B. 38,8 gam
C. 30,5 gam D. 18,1 gam
Câu 10: Cho dãy các chất sau: glixerin trinitrat, nhựa bakelit, xenlulozơ trinitrat, nhựa phenol-fomanđehit, amilozơ, thuỷ tinh hữu cơ, xenlulozơ, chất béo. Số chất trong dãy không phải polime là:
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 11: Trong các phát biểu sau, phát biểu sai là:
A. Amoniac có tính bazơ yếu hơn metylamin, nhưng tính bazơ của amoniac lại mạnh hơn phenylamin.
B. Glyxin cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch HCl dư lại thu được glyxin.
C. Ở điều kiện thường, amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy khá cao.
D. Anilin tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.
Câu 12: Cho các hợp chất: chất béo, tinh bột, protein, glucozơ, tơ tằm, đường kính, xenlulozơ triaxetat. Có bao nhiêu hợp chất thuộc loại polime?
A. 5 B. 4
C. 3 D. 2
Câu 13: Hợp chất X lưỡng tính có công thức phân tử là C3H9NO2, cho X tác dụng với NaOH thì thu được etyl amin. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COONH3CH3
B. HCOONH3C2H5
C. HCOONH2(CH3)2
D. C2H5COONH4
Câu 14: Cho các chất sau: C2H3Cl, C2H4, C2H6, C2H3COOH, C6H11NO (caprolactam), vinyl axetat, phenyl axetat. Số các chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 6 B. 5
C. 4 D. 3
Câu 15: Trong các chất: metyl benzoat, natri phenolat, ancol benzylic, phenylamoniclorua, glixerol, protein. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là:
A. 3 B. 2
C. 5 D. 4
Câu 16: Một loại polime có cấu tạo mạch không nhánh như sau: –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– Công thức một mắt xích của polime này là:
A. –CH2–.
B. –CH2–CH2–.
C. –CH2–CH2–CH2–.
D. –CH2–CH2–CH2–CH2–.
Câu 17: Có mấy hợp chất có công thức phân tử C3H9O2N có chung tính chất là vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
A. 2 chất B. 3 chất
C. 5 chất D. 4 chất
Câu 18: Poli stiren không tham gia được phản ứng nào sau đây?
A. Tác dụng với Cl2/to.
B. Tác dụng với axit HCl.
C. Tác dụng với oxi
D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột Fe.
Câu 19: Cho từ từ metylamin vào dd AlCl3 có hiện tượng đến dư
A. Không có hiện tượng
B. Tạo kết tủa không tan
C. Tạo kết tủa sau đó tan ra
D. Ban đầu không có hiện tượng sau một thời gian tạo kết tủa tan
Câu 20: Từ xenlulozơ để điều chế cao su buna, số phản ứng tối thiểu cần thực hiện là bao nhiêu?
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Câu 21: Trung hoà 0,1 mol amino axit X cần 200g dung dịch NaOH 4%. Cô cạn dung dịch thu được 16,3gam muối khan. Công thức phân tử của X là:
A. H2NCH2COOH
B. H2NCH(COOH)2
C. H2NCH2CH2COOH
D. H2NCH2CH(COOH)2
Câu 22: Sơ đồ nào sau đây không thể thực hiện được trong thực tế?
A. Metan → axetilen → vinylaxetilen → buta-1,3-đien → cao su buna.
B. Metan → axetilen → etilen → ancol etylic → buta-1,3-đien → cao su buna.
C. Metan → axetilen → vinyl clorua → vinyl ancol → poli (vinyl ancol).
D. Metan → axetilen → vinyl clorua → poli (vinyl clorua) → poli (vinyl ancol).
Câu 23: X là một α-aminoaxit chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm - NH2. Cho 8,9 g X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y, để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của X là:
A. CH3C(CH3)(NH2)COOH
B. CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH
C. CH3CH2CH(NH2)COOH
D. CH3CH(NH2)COOH
Câu 24: Chọn phát biểu sai:
A. Hệ số trùng hợp là số lượng đơn vị mắt xích cơ bản trong phân tử polime, khó có thể xác định một cách chính xác
B. Do phân tử lớn hoặc rất lớn nên nhiều polime không tan hoặc khó tan trong dung môi thông thường.
C. Thủy tinh hữu cơ là polime có dạng mạch không phân nhánh.
D. Polime có dạng mạng lưới không gian là dạng polime chịu nhiệt kém nhất.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 1,76 gam CO2; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% về thể tích không khí. Công thức phân tử của X và giá trị của V lần lượt là:
A. X là C3H7NH2; V = 6,72 lít.
B. X là C2H5NH2; V = 6,944 lít.
C. X là C2H5NH2; V = 6,72 lít.
D. X là C3H7NH2; V = 6,944 lít.
Câu 26: Chỉ ra phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.
B. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt.
C. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm là protein.
D. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon là poliamit.
Câu 27: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau phản ứng hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 9,125) gam muối khan. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), kết thúc phản ứng tạo ra (m + 7,7) gam muối. Giá trị của m là:
A. 26,40 B. 39,60
C. 33,75 D. 32,25
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Polime dùng để sản xuất tơ, phải có mạch không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu.
B. Tơ nhân tạo là loại được điều chế từ những polime tổng hợp như tơ capron, tơ terilen, tơ clorin, ...
C. Tơ visco, tơ axetat đều là loại tơ thiên nhiên.
D. Tơ poliamit, tơ tằm đều là loại tơ tổng hợp.
Câu 29: Các chất X, Y, Z có cùng CTPT C2HxO2N. X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với nguyên tử hiđro mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác dụng với NaOH tái tạo lại Y1. Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z lần lượt là:
A. X (H2NCH2COOH), Y (CH3CH2NO2), Z (CH3COONH4)
B. X (CH3COONH4), Y (HCOOCH2NH2), Z (CH2NH2COOH)
C. X (HCOOCH2NH2), Y (CH3COONH4), Z (CH2NH2COOH)
D. X (CH3COONH4), Y (CH2NH2COOH), Z (HCOOCH2NH2
Câu 30: Tìm khái niệm đúng trong các khái niệm sau:
A. Cao su là polime thiên nhiên của isopren.
B. Sợi xenlulozơ có thể bị đe polime hóa khi bị đun nóng.
C. Monome và mắt xích cơ bản trong phân tử polime chỉ là một.
D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.
Câu 1: Đáp án C
nX = nCOOH- = nNaOH – nHCl = 0,84 – 0,44 = 0,4 < nHCl nên khi tạo thành dung dịch X thì dư HCl
Câu 2: Đáp án D
A sai, tơ visco là tơ bán tổng hợp
B sai, phải là đồng trùng hợp
C sai, thu được polistiren
D đúng, trùng ngưng etylen glicol và axit terephtalic
Câu 3: Đáp án C
Do C3H7NO2 chỉ có 1 đồng phân α- amino axit: CH3 – C(NH2) - COOH nên chỉ có 1 đipeptit duy nhất.
Câu 4: Đáp án A
Có 2 tơ thuộc loại tơ poliamit là tơ capron và tơ nilon-6,6
Câu 5: Đáp án B
Amino axit + HCl → dd Y
dd Y + KOH → dd Z
⇒ coi như đây là phản ứng : HCl + KOH → KCl + H2O
NH2-R-(COOH)n + nKOH → NH2-R-(COOK)n + nH2O
Ta có : nHCl = 0,07 mol ⇒ nKOH tác dụng với HCl = 0,07 mol
⇒ nKOH td với amino axit X = 0,27 - 0,07 = 0,2 mol. Mà nX = 0,1 mol
⇒ KOH tác dụng với X theo tỉ lệ 2 : 1 ⇒ X chứa 2 nhóm -COOH
Câu 6: Đáp án D
Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo, tơ nilon-6,6; tơ vinilon, tơ capron thuộc tơ tổng hợp; còn tơ tằm thuộc tơ tự nhiên
Câu 7: Đáp án D
k = π + v = 4.
C6H5CH3NH2; CH3- C6H4-NH2 ( 3 đồng phân o, p, m); C6H5 – NH – CH3
Câu 8: Đáp án C
Các chất có chứa liên kết -NH-CO-: keo dán ure-fomanđehit( (-NH – CO – NH – CH2-)n ; tơ nilon-6,6; protein.
Câu 9: Đáp án C
nX = 28,08 : 156 = 0,18 mol
C6H5NH3NO3 + KOH → C6H5NH2 + KNO3 + H2O
mr = mKNO3 + mKOH dư = 0,18.101 + (0,2.2 – 0,18).56 = 30,5g
Câu 10: Đáp án A
Glixerin trinitrat và chất béo không phải là polime
Câu 11: Đáp án B
B sai vì khi tác dụng với NaOH được NH2CH2COONa, tác dụng tiếp với HCl thì được ClH3NCH2COOH, không phải là glyxin
Câu 12: Đáp án B
Hợp chất thuộc loại polime là: tinh bột, protein, tơ tằm, xenlulozơ triaxetat
Câu 13: Đáp án B
HCOONH3C2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5NH2 + H2O
Câu 14: Đáp án B
Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp: C2H3Cl, C2H4, C2H3COOH, C6H11NO (caprolactam), vinyl axetat
Câu 15: Đáp án A
Các chất tác dụng với NaOH là: Metyl benzoat, phenylamoniclorua, protein
Câu 16: Đáp án B
Câu 17: Đáp án D
Các CTCT thỏa mãn là: C2H5COONH4; CH3COONH3CH3; HCOONH3C2H5; HCOONH2(CH3)2
Câu 18: Đáp án B
Câu 19: Đáp án B
Cho từ từ metylamin vào dd AlCl3 có hiện tượng đến dư thì sẽ tạo kết tủa không tan (do metylamin có tính chất tương tự NH3)
Câu 20: Đáp án B
Xenlulozơ → Glucozơ → C2H5OH → C4H6 → Cao su Buna
Câu 21: Đáp án B
nNaOH = = 0,2 mol = 2nX
⇒ X có 2 nhóm –COOH; X có dạng: (NH2)xR(COOX)2
nmuối = nX = 0,1 mol; CTPT của muối có dạng: (NH2)xR(COONa)2
Mmuối = 16,3 : 0,1 = 163
⇒ x = 1; R = 13.
Câu 22: Đáp án C
Không có vinyl ancol
Câu 23: Đáp án D
X: H2N-R-COOH
Gọi x là số mol X phản ứng với HCl
H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH
Ta có dung dịch Y gồm: x mol ClH3N-R-COOH, 0,2-x mol HCl
Phản ứng hết với các chất trong Y, cần 0,3 mol NaOH
⇒ 2x + 0,2 - x = 0,3 ⇒ x = 0,1
⇒ MX = 8,9 : 0,1= 89 ⇒ CH3CH(NH2)-COOH (Do X là alpha amino axit)
Câu 24: Đáp án D
D sai vì polime có mạng lưới không gian là dạng polime chịu nhiệt tốt nhất
Câu 25: Đáp án B
nH = 2nH2O = 0,14 mol; nC = nCO2 = 0,04 mol
Amin không chứa oxi bên bảo toàn nguyên tố O ta có:
2nO2 cần dùng = 2nCO2 + nH2O = 0,15 mol ⇒ nO2 = 0,075 mol
Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí ⇒ nN2 kk = 4nO2 = 0,3 mol
Ta có: nH : nC = 0,14 : 0,04 = 7 : 2
⇒ X là C2H7N;
Đốt cháy amin X thu được thêm 0,01 mol N2 nữa
⇒ Tổng N2 thu được = nN2 đốt amin + nN2 kk = 0,3 + 0,01 = 0,31 mol
⇒ V = 0,31.22,4 = 6,944 lít
Câu 26: Đáp án B
B sai do tơ tằm, len không bền với nhiệt độ
Câu 27: Đáp án D
Gọi naxit glutamic = x mol
nvalin = y mol
Ta có: axit glutamic và valin tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1: 1
Khối lượng dung dịch tăng chính là khối lượng HCl phản ứng
⇒ mHCl = 9,125 mol; nHCl = 0,25 mol
⇒ naxit glutamic + nvalin = nHCl ⇒ x + y = 0,25 mol (1)
Khi cho X tác dụng với NaOH ta có: Cứ 1 mol gốc COOH phản ứng với 1 mol NaOH thì tạo ra muối khối lượng dung dịch sẽ tăng thêm 22g
⇒ nNaOH = 7,7 : 22 = 0,35 mol = 2 naxit glutamic + nvalin
⇒ 2x + y = 0,35 mol (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,1 mol; y = 0,15 mol
⇒ m = 0,1.147 + 0,15.117 = 32,25
Câu 28: Đáp án A
A đúng
B sai, tơ nhân tạo là loại được điều chế từ tơ thiên nhiên
C sai, tơ visco và tơ axetat là tơ bán tổng hợp
D sai, tơ tằm thuộc tơ thiên nhiên
Câu 29: Đáp án A
CH3CH2NO2 + 6 [H] → CH3CH2NH2 (Y1) + 2H2O
2CH3CH2NH2 + H2SO4 → (CH3CH2NH3)2SO4 (Y2)
(CH3CH2NH3)2SO4 + 2NaOH → 2CH3CH2NH2 (Y1) + Na2SO4 + 2H2O
Câu 30: Đáp án D
A sai vì cao su có thể là cao su thiên nhiên hay cao su tổng hợp
B sai, khi đung nóng sợi xenlulozơ sẽ bị cắt mạch
C sai, monome là chất ban đầu để tạo polime, còn mắt xích là các đơn vị nhỏ liên kết trong phân tử polime.
D đúng.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
Câu 1: Có các mệnh đề sau:
(1) Sự lưu hóa cao su thiên nhiên có được là do trên mạch cacbon còn liên kết đôi.
(2) Có thể thay thế S bằng C để tăng độ cứng của cao su lưu hóa.
(3) Trong sự lưu hóa cao su, lượng S dùng càng cao thì cao su càng kém đàn hồi và càng cứng. Mệnh đề sai là
A. chỉ có 1.
B. chỉ có 2.
C. chỉ có 3.
D. 1 và 2.
Câu 2: Cho 22,15 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì lượng chất rắn thu được là:
A. 65,46 gam B. 46,46 gam
C. 45,66 gam D. 46,65 gam
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng trùng ngưng khác với phản ứng trùng hợp.
C. Trùng hợp buta-1,3-đien ta được cao su buna là sản phẩm duy nhất.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa) là phản ứng một chiều.
Câu 4:Chọn câu sai:
A. Lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
D. Pentapeptit: Tyr-Ala-Gly-Val-Lys (mạch hở) có 5 liên kết peptit.
Câu 5: Làm thế nào để phân biệt được các đồ dùng làm bằng da thật và bằng da nhân tạo (PVC)?
A. Đốt da thật không cho mùi khét, đốt da nhân tạo cho mùi khét.
B. Đốt da thật cho mùi khét và da nhân tạo không cho mùi khét.
C. Đốt da thật không cháy, da nhân tạo cháy.
D. Đốt da thật cháy, da nhân tạo không cháy.
Câu 6: Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Gly và 14,6 gam Ala - Gly. Giá trị của m là:
A. 41,1 gam B. 43,8 gam
C. 42,16 gam D. 34,8 gam
Câu 7: Khi đun phenol với fomanđehit (có axit làm xúc tác) tạo thành nhựa phenol-fomanđehit có ứng dụng rộng rãi. Polime tạo thành có cấu trúc mạch
A. phân nhánh.
B. không phân nhánh.
C. không gian ba chiều.
D. hỗn hợp vừa phân nhánh vừa có cấu tạo không gian ba chiều.
Câu 8: Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetra peptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala - Ala và 27,72 gam Ala - Ala - Ala. Giá trị của m là :
A. 90,6 gam B. 66,44 gam
C. 111,74 gam D. 81,54 gam
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng hợp stiren thu được poli (phenol-fomanđehit).
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Poli (etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
D. Tơ visco là tơ tổng hợp.
Câu 10: Hợp chất (A) C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và làm mất màu dung dịch Br2. Khi (A) tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH thì khối lượng muối thu được là :
A. 9,4g B. 8,6g
C. 8g D. 10,8g
Câu 11: Cho sơ đồ biến hóa sau (mỗi mũi tên là 1 phản ứng):
Công thức cấu tạo của E là:
A. CH2=C(CH3)COOC2H5.
B. CH2=C(CH3)COOCH3
C. CH2=C(CH3)OOCC2H5.
D. CH3COOC(CH3)=CH2.
Câu 12: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu được một chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi Y đi qua CuO (to) thu được chất hữu cơ Z có khả năng cho phản ứng tráng gương. X có công thức cấu tạo là:
A. CH3(CH2)4NO2
B. NH2CH2CH2COOC2H5
C. NH2CH2COOCH(CH3)2
D. NH2CH2COOCH2CH2CH3
Câu 13: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào giữ nguyên mạch polime?
A. Cao su + lưu huỳnh cao su lưu hóa
B. Poliamit + H2O amino axit.
C. Polisaccarit + H2O monosaccarit.
D. Poli (vinyl axetat) + H2O poli(vinyl ancol) + axit axetic.
Câu 14: Khi trùng ngưng m gam một amino axit để điều chế tơ capron với hiệu suất 80% thu được hỗn hợp gồm amino axit dư, polime và 14,4 gam nước. Giá trị của m bằng:
A. 151 gam B. 83,84 gam
C. 131 gam D. 104,8 gam
Câu 15: Cho polime: (-CO-C6H4-CO-O-C2H4-O-)n. Hệ số n không thể gọi là:
A. hệ số polime hóa.
B. độ polime hóa.
C. hệ số trùng hợp.
D. hệ số trùng ngưng.
Câu 16: Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí).
A. H2O, CO2
B. Br2, HCl
C. NaOH, HCl
D. HCl, NaOH
Câu 17: Polime (–HN–[CH2]5–CO–)n được điều chế nhờ loại phản ứng nào sau đây ?
A. Trùng hợp.
B. Trùng ngưng.
C. Trùng – cộng hợp.
D. Trùng hợp hoặc trùng ngưng.
Câu 18: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần lực bazơ là:
A. Điphenyl amin, anilin, amoniac, metyl amin, đimetyl amin.
B. Amoniac, metyl amin, anilin, điphenyl amin, đimetyl amin.
C. Điphenyl amin, amoniac, anilin, metyl amin, đimetyl amin.
D. Điphenyl amin, anilin, amoniac, đimetyl amin, metyl amin.
Câu 19: Cho các chất, cặp chất sau:
(1) CH3–CH(NH2)–COOH.
(2) HO–CH2–COOH.
(3) CH2O và C6H5OH.
(4) HO–CH2–CH2–OH và p–C6H4(COOH)2.
(5) H2N–[CH2]6–NH2 và HOOC–[CH2]4–COOH.
(6) CH2=CH–CH=CH2 và C6H5CH=CH2.
Số trường hợp có khả năng trùng ngưng tạo ra polime là:
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 20:X là este tạo bởi α-amino axit Y (chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2) với ancol đơn chức Z. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch thu được 13,7 gam chất rắn và 4,6 gam ancol Z. Vậy công thức của X là:
A. CH3-CH(NH2)-COOC2H5
B. CH3-CH(NH2)-COOCH3
C. H2N-CH2-COOC2H5
D. H2N-CH2-COOCH2-CH=CH2
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su buna-N với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo 1 hỗn hợp khí ở nhiệt độ trên 127oC mà CO2 chiếm 14,1% về thể tích. Tỉ lệ số mắt xích butađien và vinyl xyanua trong polime này là? (biết trong không khí có 20% O2 và 80% N2 về thể tích)
A. 3:4 B. 2:3
C. 2:1 D. 1:2
Câu 22: So sánh nhiệt độ nóng chảy và độ tan trong nước của etylamin và glixin NH2-CH2-COOH
A. Glixin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiều so với etylamin. cả hai đều tan nhiều trong nước.
B. Cả hai chất có nhiệt độ nóng chảy gần ngang nhau vì đều có 2 C và cả hai đều tan nhiều trong nước.
C. Glixin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn etylamin. Glixin tan ít còn etylamin tan nhiều trong nước.
D. Cả hai chất có nhiệt độ nóng chảy thấp và đều ít tan trong nước.
Câu 23: Trùng ngưng 8,9 gam alanin thu được m gam một polime và 1,62 gam H2O. Số mắt xích alanyl trong m gam polime trên là
A. 4,927.1022.
B. 5,421.1022.
C. 4,818.1022.
D. 6,023.1022.
Câu 24: Điều nào dưới đây sai khi nói về amino axit
A. Nhất thiết phải có chứa các nguyên tố C, H, O, N.
B. Có tính lưỡng tính.
C. Là chất hữu cơ xây dựng nên các chất protit.
D. Hiện diện nhiều trong các trái cây chua.
Câu 25: Một đoạn mạch PVC có khối lượng 25,0 mg. Số mắt xích vinyl clorua có trong đoạn mạch đó là
A. 1,968.1020. B. 2,409.1020.
C. 1,968.1023. D. 2,409.1023.
Câu 26: Có 5 dung dịch không màu: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH (axit glutamic), NaI (natri iođua), HCOOH (axit fomic), NH2-CH2-COOH (glyxin), NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH (L-lysin). Cặp thuốc thử để nhận biết được cả 5 chất trên là:
A. Quỳ tím và dung dịch CuSO4
B. Quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH3
C. Dung dịch HCl và dung dịch AgNO3/NH3
D. Dung dịch NaOH và NaNO2/HCl
Câu 27: Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là:
A. Poli (metyl metacrylat).
B. poli acrilonitrin.
C. poli (etylen terephtalat).
D. poli (hexametylen ađipamit).
Câu 28: A là một α-amino axit. Cho biết 1 mol A phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm lượng Clo có trong muối thu được là 19,346%. Công thức của A là:
A. CH3CH(NH2)COOH
B. CH3(NH2)CH2COOH
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
D. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH
Câu 29: Đồng trùng hợp buta–1,3–đien với acrilonitrin (CH2=CH–CN) theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có 57,69% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu?
A. x : y = 1 : 3.
B. x : y = 2 : 3.
C. x : y = 3 : 2.
D. x : y = 3 : 1.
Câu 30: Một phân tử protein được cấu tạo bởi 100 amino axit gồm ba loại X, Y, Z. Khi thủy phân hoàn toàn protein đó trong môi trường axit ta thu được số mol các amino axit X (glyxin), amino axit Y (alanin) và amino axit Z (Valin) tương ứng lần lượt là 1 : 2 : 2. Khối lượng phân tử của protein đó là:
A. 7958 B. 7859
C. 7589 D. 7895
Câu 1: Đáp án B
Do có liên kết đôi trong phân tử polime, cao su thiên nhiên có thể tham gia các phản ứng cộng H2, HCl, Cl2,... và đặc biệt có tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa. Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hóa ⇒ Mệnh đề (2) là mệnh đề sai
Câu 2: Đáp án D
nH2SO4 = 0,25 mol
Vì phản ứng hoàn toàn nên:
mrắn = mmuối + mH2SO4 = 22,15 + 0,25.98 = 46,65g
Câu 3: Đáp án C
Sản phẩm chính của trùng hợp buta – 1,3 – đien là cao su Buna. Ngoài ra, còn có sản phẩm khác.
Câu 4: Đáp án D
D sai vì pentapeptit chỉ có 4 liên kết peptit
Câu 5: Đáp án B
Do da thật có bản chất là protein nên khi đốt sẽ cho mùi khét, đốt da nhân tạo sẽ không cho mùi khét
Câu 6: Đáp án A
Tổng số mol của Ala là 0,3
Tổng số mol của Gly là 0,3
⇒ nX = 0,3/2 = 0,15 mol
⇒ mX = 0,15.(89.2 + 75.2 - 3.18) = 41,1
Câu 7: Đáp án B
Khi đun phenol với fomanđehit có axit làm xúc tác thì thu được nhựa novolac, là polime không phân nhánh
Câu 8: Đáp án D
Ta có:
28,48 gam Ala ⇒ nAla = 0,32 mol
32 gam Ala - Ala ⇒ nAla-Ala = 0,2 mol
27,72 gam Ala - Ala – Ala ⇒ nAla-Ala-Ala = 0,12 mol
Bảo toàn nguyên tố ta có
⇒ ntetrapeptit = 1/4 nAla = 1/4 .(0,32 + 0,2.2 + 0,12.3) = 0,27 mol
⇒ mtetrapeptit = 0,27.(89.4 - 18.3) = 81,54
Câu 9: Đáp án C
A sai, thu được polistiren
B sai, phải là đồng trùng hợp
D sai, tơ visco là tơ bán tổng hợp
C đúng, trùng ngưng từ etylenglicol và axit terephtalic
Câu 10: Đáp án A
A là CH2 = CH – COONH4
CH2 = CH – COONH4 + NaOH → CH2 = CH – COONa + NH3 + H2O.
Khối lượng muối thu được là:
mCH2 = CH – COONa = 0,1.(27 + 44 + 23) = 9,4g
Câu 11: Đáp án A
+ E: CH2 = C(CH3)COOC2H5 → C2H5OH → CH3COOH (G) → CH3COONa(T) → CH4
+ E: CH2 = C(CH3)COOC2H5 → CH2=C(CH3)COONa (Y) → CH2=C(CH3)COOH → CH2=C(CH3)COOCH3 (F) → Polime.
Câu 12: Đáp án D
Câu 13: Đáp án D
Phản ứng D, mạch polime vẫn giữ nguyên, đây là cách để điều chế poli (vinyl ancol)
Phản ứng A thì mạch từ không phân nhánh trở thành mạch có cấu tạo không gian
Câu 14: Đáp án C
Tơ capron hay là tơ nilon – 6.
H = 80% nên khối lượng của amino axit ban đầu = 104,8 : 80% = 131 gam
Câu 15: Đáp án C
Polime là tơ lapsan trên được trùng ngưng từ etylenglicol và axit terephtalic nên n không thể gọi là hệ số trùng hợp
Câu 16: Đáp án C
Dùng NaOH sẽ thu được C6H5ONa lắng đọng (anilin và benzen nổi ở trên)
Sau đó dùng HCl tác dụng với C6H5ONa để thu được C6H5OH
Câu 17: Đáp án D
Polime (-NH-[CH2]5-CO-]n được điều chế bằng trùng hợp caprolactam hoặc trùng ngưng axit ε- aminocaproic.
Câu 18: Đáp án A
Câu 19: Đáp án D
Các trường hợp có khả năng trùng ngưng tạo ra polime:(1), (2), (3), (4), (5)(có 2 nhóm chức khác nhau)
(6) chỉ có khả năng phản ứng đồng trùng hợp
Câu 20: Đáp án C
Gọi công thức X là: NH2 – R1 – COOR2
Dung dịch sau phản ứng gồm NH2-R1-COONa 0,1 mol; NaOH dư 0,1 mol; R2OH 0,1mol
Sau khi cô cạn dung dịch còn NH2-R1-COONa 0,1mol và NaOH
Khối lượng chất rắn:
0,1(83 + R1) + 0,1.40 = 13,7 ⇒ R1 = 14
MR2OH = 4,6 : 0,1 = 46 ⇒ R2 = 29(-C2H5)
Vậy công thức X là: NH2 – CH2 – COOC2H5
Câu 21: Đáp án C
Đốt cháy 1 lượng cao su buna-N + O2 → CO2 + H2O + N2
%VCO2 = 14,1% về thể tích.
Giả sử có 1 mol caosu buna-N phản ứng. Cao su buna-N có dạng (C4H6)a.(C3H3N)b
Theo bảo toàn oxi: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
⇒ nO2 = (2.(4a + 3b) + (3a + 1,5b)) : 2 = 5,5a + 3,75b (mol)
trong không khí có 20% O2 và 80% N2 về thể tích
⇒ VN2 không khí = 4VO2 = 4.(5,5a + 3,75b) = 22a + 15b
⇒ ∑nN2 tổng = 22a + 15b + 0,5b = 22a + 15,5b mol.
Ta có:
⇒ a ≈ 2b
⇒ Tỉ lệ mắt xích butađien và vinyl xyanua là 2 : 1
Câu 22: Đáp án A
Glyxin là amino axit tồn tại ở dạng muối ion lưỡng cực nên nhiệt độ nóng chảy cao hơn hẳn so với etylamin là 1 amin.
Về độ tan: cả 2 đều tan tốt trong nước.
Câu 23: Đáp án B
nH2O = 0,09 mol
Số mắt xích = 0,09.6,023.1023 = 5,421.1022
Câu 24: Đáp án D
Vị chua của trái cây gây nên bởi các axit hữu cơ chứ không phải là amino axit.
Câu 25: Đáp án B
Số mắt xích vinyl clorua trong mạch PVC là:
Câu 26: Đáp án B
- Đầu tiên cho quỳ tím vào:
+ axit glutamic, HCOOH: màu đỏ
+ glyxin, NaI: không đổi màu.
+ Lysin: màu xanh → nên nhận biết được lysin.
- Cho tiếp AgNO3/NH3 vào 2 nhóm chưa nhận được:
+ Nhóm axit: có kết tủa là HCOOH, còn lại là axit glutamic.
+ Nhóm không làm quỳ đổi màu: Có kết tủa vàng đậm là NaI (kết tủa AgI màu vàng); còn lại là glyxin
Câu 27: Đáp án A
Câu 28: Đáp án C
1 mol A phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl ⇒ Trong muối có chứa 1 nguyên tố Clo
hàm lượng Clo có trong muối thu được là 19,346%
⇒ MA = 183,5 – 36,5 = 147
⇒ A là: HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
Câu 29: Đáp án D
Polime có dạng (C4H6)a.(C3H3N)b
⇒ x : y = a : b = 3 : 1
Câu 30: Đáp án A
Protein được cấu tạo từ 20 glyxin; 40 alanin và 40 valin
M = 20.75 + 40.89 + 40.117 – 99.18 = 7958
Xem thêm bộ đề thi Hóa học 12 mới năm 2024 chọn lọc khác:
- Đề thi Học kì 1 Hóa học 12 năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 trắc nghiệm năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 trắc nghiệm - tự luận năm 2024 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 trắc nghiệm năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 12 Giữa kì 2 trắc nghiệm - tự luận năm 2024 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 trắc nghiệm năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 trắc nghiệm - tự luận năm 2024 có đáp án (5 đề)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12