3 Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều (có đáp án + ma trận) - Công nghệ Cơ khí
Với bộ 3 đề thi Công nghệ 11 Học kì 1 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Công nghệ 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Công nghệ 11.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Sản phẩm của cơ khí chế tạo là
A. Các công trình.
B. Các máy móc.
C. Các loại phương tiện.
D. Các công trình, máy móc, phương tiện.
Câu 2. Gia công cắt gọt kim loại là gì?
A. Là công việc liên quan đến thiết kế sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc đời sống con người.
B. Là quá trình bóc tách các lớp kim loại trên bề mặt phôi để tạo ra các chi tiết máy có hình dạng, kích thước và độ chính xác gia công theo yêu cầu của bản vẽ kĩ thuật.
C. Là công việc liên quan đến thi công lắp ráp, kiểm tra, hiệu chỉnh, ... các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất.
D. Là quá trình bóc tách các lớp kim loại dưới bề mặt phôi.
Câu 3. Công việc thiết kế cơ khí được thực hiện bởi:
A. Kĩ sư cơ khí.
B. Thợ gia công cơ khí.
C. Thợ lắp ráp.
D. Kĩ sư cơ khí, thợ gia công cơ khí, thợ lắp ráp.
Câu 4. Bước 2 của quy trình chế tạo cơ khí là gì?
A. Chuẩn bị chế tạo.
B. Gia công các chi tiết.
C. Lắp ráp các chi tiết.
D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm.
Câu 5. Quy trình gia công chi tiết giá đỡ trục gồm mấy bước?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Nghiên cứu bản vẽ thuộc bước nào của quy trình chế tạo cơ khí?
A. Chuẩn bị chế tạo.
B. Gia công các chi tiết.
C. Lắp ráp các chi tiết.
D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm.
Câu 7. Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo, tính chất thì vật liệu cơ khí được chia thành:
A. Vật liệu kim loại.
B. vật liệu phi kim.
C. Vật liệu cơ khí.
D. Vật liệu kim loại, vật liệu phi kim, vật liệu mới.
Câu 8. Tính chất cơ học của vật liệu cơ khí là
A. Độ bền.
B. Tính dẫn điện.
C. Tính chống ăn mòn.
D. Tính hàn.
Câu 9. Độ cứng là gì?
A. Là khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
B. Là khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
C. Là khẳng năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
D. Là khẳng năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của nội lực.
Câu 10. Có mấy loại gang?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11. Tính chất của gang trắng là
A. Rất cứng.
B. Giòn.
C. Khó cắt gọt.
D. Cứng, giòn và khó cắt gọt.
Câu 12. Bánh răng của động cơ được làm từ:
A. Hợp kim đồng.
B. Hợp kim nhôm.
C. Sắt.
D. Thép.
Câu 13. Theo sự hình thành phoi, gia công cơ khí được chia thành mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14. Đâu là phương pháp gia công không phoi?
A. Mài.
B. Xọc.
C. Cán.
D. Mài, xọc, cán.
Câu 15. Phương pháp đúc trong khuôn cát, khuôn được sử dụng như thế nào?
A. Chỉ sử dụng 1 lần.
B. Sử dụng 2 lần.
C. Sử dụng 3 lần.
D. Sử dụng được nhiều lần.
Câu 16. Đúc trong khuôn kim loại được thực hiện theo mấy bước?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 17. Hình ảnh sau đây thể hiện bề mặt gia công nào?
A. Tiện mặt đầu.
B. Tiện mặt trụ trong.
C. Tiện mặt trụ ngoài.
D. Tiện ren ngoài.
Câu 18. Ưu điểm của phương pháp khoan là gì?
A. Năng suất cao.
B. Gia công được lỗ trên phôi đặc.
C. Năng suất cao và gia công được lỗ trên phôi đặc.
D. Đáp án khác.
Câu 19. Quá trình bóc tách vật liệu của phương pháp khoan, phôi chuyển động như thế nào?
A. Chuyển động tịnh tiến.
B. Chuyển động quay tròn.
C. Đứng yên.
D. Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay tròn.
Câu 20. Quá trình bóc tách vật liệu của phương pháp khoan thực hiện nhờ:
A. Chuyển động quay tròn.
B. Chuyển động tịnh tiến.
C. Chuyển động quy tròn và chuyển động tịnh tiến.
D. Chuyển động lắc.
Câu 21. Xác định chức năng làm việc của chi tiết thuộc bước bào của quy trình công nghệ gia công chi tiết?
A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết.
B. Lựa chọn phôi.
C. Xác định thứ tự các nguyên công.
D. Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công.
Câu 22. Đối với quy trình công nghệ gia công chi tiết, yêu cầu về chất lượng bề mặt của chi tiết là
A. Cao.
B. Không cao.
C. Trung bình.
D. Không xác định.
Câu 23. Bước 3 của quá trình sản xuất cơ khí là
A. Sản xuất phôi.
B. Chế tạo cơ khí.
C. Đóng gói.
D. Đóng gói và bảo quản.
Câu 24. Bước quan trọng nhất của quá trình sản xuất cơ khí là gì?
A. Sản xuất phôi.
B. Chế tạo cơ khí.
C. Đóng gói.
D. Đóng gói và bảo quản.
Câu 25. Đâu là phương phái gia công thường dùng của quá trình chế tạo cơ khí?
A. Tiện.
B. Phay.
C. Khoan.
D. Tiện, phay, khoan.
Câu 26. Kí hiệu sau trên bao bì có nghĩa là gì?
A. Giữ khô ráo.
B. Dễ vỡ.
C. Xử lí cẩn thận.
D. Tránh nắng và nhiệt độ.
Câu 27. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được gọi là
A. Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0
B. Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0
C. Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0
D. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Câu 28 . Trí tuệ nhân tạo và điều khiển giúp:
A. Giảm chi phí sản xuất.
B. Tạo ra vật liệu có nhiều ưu điểm nổi bật.
C. Giúp con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về thời gian và không gian.
D. Thúc đẩy tự động hóa và sản xuất thông minh.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Hãy kể tên một số sản phẩm xung quanh em được chế tạo bằng phương pháp gia công cơ khí?
Câu 2 (1 điểm) Nguyên nhân gây ra tai nạn trong sản xuất cơ khí là gì?
…………………HẾT…………………
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
Câu 13 |
Câu 14 |
D |
B |
A |
B |
C |
A |
D |
A |
C |
C |
D |
D |
B |
C |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
Câu 25 |
Câu 26 |
Câu 27 |
Câu 28 |
A |
D |
A |
C |
C |
C |
A |
B |
D |
B |
D |
C |
D |
C |
II. Phần tự luận
Câu 1.
Một số sản phẩm xung quanh em được chế tạo bằng phương pháp gia công cơ khí là:
- Dao: gia công bằng tay.
- Máy xay thịt: gia công bằng máy.
- Nồi, xong, chảo: gia công bằng máy.
- Tủ lạnh, lò vi sóng: gia công bằng máy.
Câu 2.
Một số nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí là:
- Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động.
- Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm.
- Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy an toàn của xưởng.
- Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Công nghệ 11 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi Công nghệ 11 Cánh diều có đáp án hay khác:
Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều (có đáp án) - Công nghệ chăn nuôi
Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều (có đáp án) - Công nghệ Cơ khí
Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều (có đáp án) - Công nghệ chăn nuôi
Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều (có đáp án) - Công nghệ chăn nuôi
Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều (có đáp án) - Công nghệ Cơ khí
Đề thi Học kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều (có đáp án) - Công nghệ chăn nuôi
Đề thi Học kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều (có đáp án) - Công nghệ Cơ khí
Xem thêm đề thi lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)