3 Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều (có đáp án + ma trận) - Công nghệ chăn nuôi

Với bộ 3 đề thi Công nghệ 11 Giữa kì 1 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Công nghệ 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Công nghệ 11.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 11 Công nghệ chăn nuôi Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Vai trò của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

A. Sản xuất vaccine.

B. Sản xuất thuốc chữa bệnh

C. Cung cấp tế bào cho nghiên cứu khoa học

D. Sản xuất vaccine, thuốc chữa bệnh, cung cấp tế bào cho nghiên cứu khoa học.

Câu 2. Có mấy thành tựu nổi bật của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3. Thành tựu nổi bật của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là:

A. Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi.

B. Công tác giống

C. Bảo vệ môi trường

D. Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi, công tác giống, bảo vệ môi trường

Câu 4. Người lao động trong ngành chăn nuôi cần đảm bảo mấy yêu cầu?

A. 3

B. 5

C. 7

D. 9

Câu 5. Yêu cầu đối với người lao động trong chăn nuôi là:

A. Có kiến thức

B. Yêu thích động vật

C. Có sức khỏe

D. Có kiến thức và kĩ năng, có sức khỏe, yêu động vật

Câu 6. Xu hướng thứ hai trong phát triển chăn nuôi là:

A. Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, quốc gia.

B. Hiện đại hóa chăn nuôi

C. Tăng cường nghiên cứu khoa học.

D. Đẩy mạnh xã hội hóa tất cả các hoạt động trong chăn nuôi

Câu 7. Xu hướng thứ ba trong phát triển chăn nuôi là:

A. Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, quốc gia.

B. Hiện đại hóa chăn nuôi

C. Tăng cường nghiên cứu khoa học.

D. Đẩy mạnh xã hội hóa tất cả các hoạt động trong chăn nuôi

Câu 8. Chăn nuôi thông minh là gì?

A. Là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt.

B. Là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng.

C. Là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong các khâu của quá trình chăn nuôi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả chăn nuôi.

D. Là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, môi trường nhưng không có khả năng tái tạo năng lượng.

Câu 9. Đặc điểm của chăn nuôi thông minh là:

A. Phát triển kinh tế

B. Nâng cao đời sống cho người dân

C. Trang thiết bị hiện đại, tự động hóa

D. Đối xử nhân đạo với vật nuôi

Câu 10. Đặc điểm của chăn nuôi bền vững là:

A. Chuồng nuôi thông minh

B. Nâng cao đời sống cho người dân

C. Trang thiết bị hiện đại, tự động hóa

D. Đảm bảo an toàn sinh học

Câu 11. Đặc điểm đầu tiên của chăn nuôi bền vững là gì?

A. Phát triển kinh tế

B. Nâng cao đời sống cho người dân

C. Chuồng nuôi thông minh

D. Ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số trong quản lí vật nuôi

Câu 12. Chăn nuôi thông minh có mấy đặc điểm cơ bản?

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Câu 13. Chăn nuôi bền vững có mấy đặc điểm cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Vật nuôi đó là:

A. Gia súc

B. Gia cầm

C. Các loại động vật khác gia súc, gia cầm

D. Gia súc, gia cầm và các động vật khác

Câu 15. Điều kiện đầu tiên để động vật được gọi là vật nuôi đó là:

A. Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi dưỡng với mục đích rõ ràng.

B. Trong phạm vi kiểm soát của con người.

C. Tập tính có sự thay đổi so với khi còn là con vật hoang dã.

D. Hình thái có sự thay đổi so với khi còn là con vật hoang dã.

Câu 16.  Có mấy cứ để phân loại vật nuôi là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 17. Căn cứ mục đích sử dụng chia vật nuôi thành mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 18. Vật nuôi phân loại theo nguồn gốc là:

A. Vật nuôi bản địa

B. Vật nuôi chuyên dụng

C. Vật nuôi kiêm dụng

D. Vật nuôi chuyên dụng, vật nuôi kiêm dụng

Câu 19. Vật nuôi phân loại theo mục đích sử dụng là:

A. Vật nuôi địa phương

B. Vật nuôi kiêm dụng

C. Vật nuôi ngoại nhập

D. Vật nuôi địa phương, vật nuôi kiêm dụng

Câu 20. Đâu là vật nuôi địa phương?

A. Lợn Ỉ

B. Bò BBB

C. Lợn Yorkshire

D. Gà ISA Beown

Câu 21. Đâu là vật nuôi kiêm dụng?

A. Bò BBB

B. Gà Leghorn

C. Gà Lương Phượng

D. Gà ISA

Câu 22. Đặc điểm của chăn thả tự do là gì?

A. Mức đầu tư cao

B. Tận dụng thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp

C. Năng suất chăn nuôi cao

D. Kiểm soát tốt dịch bệnh

Câu 23. Đặc điểm của chăn nuôi công nghiệp là gì?

A. Mức đầu tư cao

B. Số lượng vật nuôi ít

C. Năng suất chăn nuôi thấp

D. Khó kiểm soát dịch bệnh

Câu 24. Đặc điểm của chăn nuôi bán công nghiệp là gì?

A. Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cải thiện

B. Không thân thiện với vật nuôi

C. Sử dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên

D. Nuôi hoàn toàn trong chuồng

Câu 25. Chăn nuôi bán công nghiệp là gì?

A. Là phương thức chăn nuôi truyền thống mà vật nuôi được đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.

B. Là phương thức chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín.

C. Là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn thả tự do

D. Là phương thức chăn nuôi truyền thống theo một quy trình khép kín.

Câu 26. Đặc điểm của giống lợn Móng Cái là gì?

A. Đầu màu trắng

B. Bụng hơi xệ

C. Miệng rộng

D. Tai rộng

Câu 27. Đặc điểm giống vịt cỏ?

A. Lông chỉ có 1 màu

B. Tầm vóc lớn

C. Dễ nuôi

D. Năng suất trứng thấp

Câu 28. Bước 3 của quá trình chọn lọc cá thể là?

A. Chọn lọc tổ tiên

B. Chọn lọc bản thân

C. Kiểm tra đời con

D. Chọn lọc tổ tiên và chọn lọc bản thân

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Vì sao chăn nuôi bền vững vừa phát triển được kinh tế, xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường?

Câu 2. (1 điểm)

Ngoài yếu tố giống, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi còn bị tác động bởi yếu tố nào khác? Hãy kể tên các yếu tố mà em biết?

…………………HẾT…………………

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

D

C

D

C

D

B

C

C

C

B

A

C

D

D

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28

A

C

B

A

B

A

C

B

A

A

C

B

C

C

II. Phần tự luận

Câu 1.

Chăn nuôi bền vững vừa phát triển được kinh tế, xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường vì:

- Chăn nuôi bền vững đem lại năng suất và chất lượng cao, mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, tạo thêm việc làm, mở rộng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế

- Chăn nuôi bền vững tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người tiêu dùng và cộng đồng

- Chăn nuôi bền vững tận dụng phụ phẩm nông và công nghiệp để chế biến làm thức ăn chăn nuôi giúp giảm chất thải, bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tận dụng rơm, thân cây ngô, vỏ là mía, bã bia, bã đậu, làm thức ăn cho vật nuôi.

Câu 2.

Ngoài yếu tố giống, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác, bao gồm:

- Môi trường sống: Môi trường sống của động vật chăn nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng sinh sản của chúng.

- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống của động vật cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của chúng.

- Bệnh tật: Chúng có thể mắc bệnh và gặp các vấn đề sức khỏe khác, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất sản phẩm.

- Cách quản lý và nuôi dưỡng: Cách quản lý và nuôi dưỡng động vật cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của chúng.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Công nghệ 11 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Công nghệ 11 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học