Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức

Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 11 Giữa kì 2.

Nội dung kiến thức Văn 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của đạo thi hào.

- Nhận biết và phân tích một số yếu tố của truyện thơ Nôm:cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ.

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn; giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.

- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.

a. Truyện thơ Nôm

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện thơ Nôm là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát. 

2. Phân loại (theo tiêu chí đặc điểm nội dung và nghệ thuật

Truyện thơ Nôm bình dân

- Phần lớn khuyết danh, tác giả là các Nho sĩ, trí thức bình dân;

- Cốt truyện thường được lấy từ văn học dân gian hoặc từ đời sống thực tế.

- Hình thức nghệ thuật còn thô mộc, nhưng lại có sức cuốn hút bằng vẻ đẹp bình dị, hồn nhiên.

Truyện thơ Nôm bác học

- Hầu hết có tên tác giả, là những Nho sĩ thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có học vấn uyên bác; cốt truyện thường lấy từ văn học Trung Quốc hoặc mang tính tự thuật; hình thức nghệ thuật được trau chuốt, điêu luyện.

- Một số tác phẩm sử dụng chưa nhuần nhuyễn chất liệu vay mượn từ văn học Trung Quốc, có lúc rơi vào tình trạng cầu kì, khó hiểu.

3. Đề tài, chủ đề

Đề tài, chủ đề của truyện thơ Nôm rất rộng mở, từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường; đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của thời đại. Trong đó, nổi bật là cảm hứng khẳng định tình yêu tự do và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình; tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, tố cáo, phê phán xã hội đương thời; thể hiện khát vọng công lí, công bằng.

4. Cốt truyện

Các câu chuyện thường được kể theo trình tự thời gian với nhiều yếu tố ngẫu nhiên, kì ảo và thường được tổ chức theo mô hình: Gặp gỡ – Chia li – Đoàn tụ. Song mức độ đậm nhạt và nội dung của từng phần có sự thay đổi tùy theo chủ đề tác phẩm.

5. Nhân vật

- Nhân vật của truyện thơ Nôm khá phong phú, đa dạng về thành phần.

- Các nhân vật vẫn mang tính loại hình, được dựng lên nhằm khái quát các đặc điểm cố định của một số tầng lớp loại người trong xã hội hoặc một loại phẩm chất nào đó.

- Nhân vật được khắc họa ở cả hai phương diện: con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói cử chỉ, hành động,..) và con người bên trong (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí,...).

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và phần nào ngôn ngữ nửa trực tiếp đã được sử dụng thành công trong việc khám phá thế giới nội tâm và khắc hoạ tính cách nhân vật.

6. Đóng góp

- Truyện thơ Nôm cũng là thể loại có đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc.

- Các tác giả đã nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, phủ định quan niệm coi thường tiếng mẹ đẻ. Nhiều tác giả truyện thơ Nôm. đã sử dụng một cách điêu luyện thể thơ lục bát, kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa của ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.

b. Kí

Nội dung

Kiến thức

Khái niệm

- Kí là tên gọi một nhóm các thể/ tiểu loại tác phẩm văn xuôi phi hư cấu có khả năng dung hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thông tin,... nhằm tái hiện những trạng thái đời sống đang được xã hội quan tâm và bộc lộ trực tiếp những cảm nghĩ của tác giả. 

- Tuỳ vào mục đích viết, sự bộc lộ cái tôi tác giả và cách thức tổ chức các phương tiện biểu đạt mà tác phẩm kí được gọi là tuỳ bút, tản văn, phóng sự hay là kí sự, truyện kí, hồi kí, nhật kí, du kí,...

c. Tự sự, trữ tình trong tùy bút, tản văn

Nội dung

Tùy bút

Tản văn

1. Khái niệm

Tuỳ bút là tiểu loại kí có tính tự do cao, có bố cục linh hoạt, thường nghiêng hẳn về tính trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Người viết sẽ tuỳ cảnh, tuỳ việc, tuỳ theo cảm hứng mà trình bày, nhận xét, đánh giá, suy tưởng,... Nếu có miêu tả, kể chuyện thì đó cũng chỉ là cái cớ để giải bày cảm xúc, suy tư trữ tình.

Tản văn là một tiểu loại kí thường sử dụng đồng thời cả yếu tố tự sự và trữ tình, có thể còn kết hợp nghị luận, miêu tả, nhằm thể hiện những rung cảm thẩm mĩ và quan sát tinh tế của tác giả về các đối tượng đa dạng trong đời sống. Cái tôi của tác giả luôn hiện diện rõ nét, nhưng việc triển khai những liên hệ, suy tưởng phần nào được tiết chế so với tuỳ bút.

2. Tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn

Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình luôn có sự kết hợp linh hoạt, tuỳ vào ý tưởng trung tâm được triển khai, đối tượng của sự quan sát, chiêm nghiệm và đặc điểm phong cách nghệ thuật của người viết.

d. Phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện kí là một dạng truyện kể về người thật, việc thật. Tôn trọng sự thật đời sống, đảm bảo tính xác thực của toàn bộ sự việc được kể là đòi hỏi quan trọng hàng đầu đối với các sáng tác thuộc thể loại này. Vì vậy, truyện kí được xếp vào loại văn học phi hư cấu.

2. Tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn

Yếu tố hư cấu vẫn luôn hiện diện trong truyện kí (dù được sử dụng một cách tiết chế), thể hiện ở sự sáng tạo riêng của người viết khi xử lí, tổ chức tư liệu và lựa chọn giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật thích hợp. Yếu tố hư cấu còn được thể hiện qua cách người viết hình dung, miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc kĩ văn bản dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước đi theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

A. Thể thơ lục bát

B. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

C. Thể thơ thất ngôn trường thiên.

D. Thể thơ thất ngôn bát cú.

Câu 2. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong hai câu thơ “Gần xa nô nức yến anh/ Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.”?

A. Ẩn dụ

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ

D. Cường điệu

Câu3. Hai câu thơ “Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.” cho biết lễ hội mùa xuân diễn ra ở thời điểm nào?

A. Thời điểm cuối mùa xuân

B. Thời điểm đầu mùa xuân

C. Thời điểm giữa mùa xuân

D. Thời điểm đầu mùa hè

Câu 4. Trong đoạn thơ miêu tả cảnh lễ hội, tác giả sử dụng nhiều từ loại nào sau đây?

A. Danh từ, động từ, tính từ

B. Đại từ, danh từ, tính từ

C. Danh từ, đại từ, động từ

D. Danh từ, tình thái từ, động từ

 Câu 5. Bốn câu thơ đầu miêu tả điều gì?

A. Vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên ngày xuân

B. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

C. Không khí du xuân tưng bừng, nhộn nhịp

D. Cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều

Câu 6. Cụm từ “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh:

A. Từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim yến, chim oanh bay ríu rít

B. Chim yến, chim oanh vào mùa xuân thường bay từng đàn, từng đàn ríu rít

C. Khung cảnh lễ hội mùa xuân tưng bừng trong tiết Thanh minh

D. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên vào ngày xuân tưng bừng, nhộn nhịp

Câu 7. Các từ láy “tà tà”, “thơ thẩn”, “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ” trong 6 câu thơ cuối có tác dụng nghệ thuật gì?

A. Gợi lên vẻ đẹp của cảnh vật, tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của chị em Thúy Kiều

B. Gợi lên không khí lễ hội mùa xuân đã tàn và cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về

C. Gợi lên vẻ đẹp của bóng chiều, phong cảnh, dòng nước và cây cầu cuối ghềnh

D. Gợi lên tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối vì cảnh lễ hội tưng bừng, náo nhiệt đã tàn

Câu 8. Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

A. Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng

B. Bức tranh thiên nhiên ngày xuân tràn đầy sức sống, sinh động

C. Bức tranh thiên nhiên ngày xuân giàu tính ước lệ, tượng trưng

D. Cảnh vật ngày xuân và cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về

Câu 9. Qua đoạn thơ trên, anh/chị học tập được gì về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du?

A. Ngôn ngữ chọn lọc, giàu chất tạo hình, vừa tả vừa gợi, kết hợp các từ láy và từ ghép một cách thích hợp

B. Thiên về yếu tố tả, không cần gợi, tập trung liệt kê những chi tiết, hình ảnh, màu sắc của khung cảnh thiên nhiên

C. Sử dụng nhiều điển cố, điển tích, tập trung liệt kê những đường nét, khí trời, màu sắc của khung cảnh thiên nhiên

D. Tập trung liệt kê những cảnh vật, khí trời, màu sắc, không khí, thời tiết của khung cảnh thiên nhiên

Câu 10. Trong thời đại ngày nay, lễ tảo mộ - nét truyền thống văn hóa xa xưa của dân tộc có còn được lưu giữ không?

A. Vẫn còn được lưu giữ vì đây là truyền thống văn hóa tốt đẹp thể hiện tình cảm gia đình, tấm lòng thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên

B. Không còn được lưu giữ vì cuộc sống hiện đại phát triển, con người không còn thời gian quan tâm đến các lễ hội truyền thống

C. Vẫn còn được lưu giữ nhưng không rộng rãi, chủ yếu còn được bảo tồn ở các tỉnh phía Bắc nước ta

D. Vẫn còn được lưu giữ chủ yếu ở Nam Bộ nhưng chỉ một số ít gia đình đi tảo mộ, cúng tổ tiên vào tiết Thanh minh

Câu 11. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ: "Ngày xuân con én đưa thoi/Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi"

Câu 12. Em hãy nêu cảm nhận về bốn câu đầu đoạn trích thơ.

................................

................................

................................


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học