Nêu sự biến đổi tuần hoàn hóa trị của các nguyên tố? Cách xác định công thức

Câu hỏi: Nêu sự biến đổi tuần hoàn hóa trị của các nguyên tố? Cách xác định công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với hiđro và công thức hiđroxit của nguyên tố nhóm A. Cho ví dụ.

Trả lời:

- Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị của các nguyên tố: Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng lần lượt từ 1 đến 7, hóa trị với hiđro của các phi kim giảm từ 4 đến 1.

Bảng sự biến đổi tuần hoàn hóa trị của các nguyên tố:

STT nhóm A

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

Hợp chất với oxi

R2O

RO

R2O3

RO2

R2O5

RO3

R2O7

Hoá trị cao nhất với oxi

1

2

3

4

5

6

7

Hợp chất khí với hiđro




RH4

RH3

RH2

RH

Hoá trị với hiđro




4

3

2

1

- Cách xác định công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với hiđro và công thức hiđroxit của nguyên tố nhóm A:

Giả sử nguyên tố R, có STT nhóm là n

+ Công thức oxit cao nhất có dạng:

  • R2On (nếu n lẻ hay R thuộc nhóm A lẻ)
  • Nêu sự biến đổi tuần hoàn hóa trị của các nguyên tố? Cách xác định công thức (nếu n chẵn hay R thuộc nhóm A chẵn)

+ Công thức hợp chất khí với H có dạng: RH8 – n

+ Công thức hiđroxit tương ứng có dạng:

  • R(OH)(nếu 1 ≤ n ≤ 3)
  • (OH)8 -nROn – 4 ( nếu 4 ≤ n ≤ 7; tuy nhiên ở một số trường hợp để thỏa mãn cần bớt đi một hoặc vài phân từ H2O)

Ví dụ: 

Cho S thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.

+ Công thức oxit cao nhất có dạng: Nêu sự biến đổi tuần hoàn hóa trị của các nguyên tố? Cách xác định công thức hay SO3

+ Công thức hợp chất khí với H có dạng: SH8 – 6 hay H2S

+ Công thức hiđroxit tương ứng: (OH)8 – 6SO6 – 4  hay H2SO4.

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Hóa học lớp 10 hay và chi tiết khác: