Đề cương ôn tập Văn 8 Học kì 2 năm 2024
Đề cương ôn tập Văn 8 Cuối kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp học sinh lớp 8 có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 2.
Xem thử Đề cương CK2 Văn 8 KNTT Xem thử Đề cương CK2 Văn 8 CTST Xem thử Đề cương CK2 Văn 8 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 8 Cuối kì 2 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Xem thử Đề cương CK2 Văn 8 KNTT Xem thử Đề cương CK2 Văn 8 CTST Xem thử Đề cương CK2 Văn 8 CD
Lưu trữ: Đề cương ôn tập Văn 8 Cuối kì 2 (sách cũ)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 8
Phần I: Văn bản
Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:
- Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn
- Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
- Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi
- Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc
Phần II: Tiếng Việt
Nhận diện và thực hành:
1. Câu nghi vấn
2. Câu cầu khiến
3. Câu cảm thán
4. Câu trần thuật
5. Câu phủ định
6. Hành động nói
7. Hội thoại
8. Lựa chọn trật tự từ trong câu
Phần III: Tập làm văn
- Văn nghị luận.
VD:
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề 2: Văn học và tình thương
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần I: Văn bản
- Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn
+ Giá trị nội dung: Văn bản cho thấy tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn về Đại La, nơi sẽ dời đô đến. Một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt vị trí địa lí, địa thế, nhân văn... qua đó thể hiện khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Lối viết văn chính luận, biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.
- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.
- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.
- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.
- Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
+ Giá trị nội dung: Bài hịch là sự kết tinh sâu sắc của truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là kết tinh của ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc qua mấy trăm năm lịch sử. Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước thiết tha và căm thù giặc sâu sắc của vị chủ tướng một lòng vì nước vì dân.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Là một áng văn chính luận xuất sắc.
- Lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao.
- Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm.
- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu.
- Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi
+ Giá trị nội dung: Đoạn trích chính là bản tuyên ngôn độc lập hào hùng nhất của cha ông ta: nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử…bất kì hành động xâm lược trái đạo lí nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại. Bài cáo với khí thế bừng bưng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc đã cho thấy sức sống mạnh mẽ, vững bền của dân tộc ta trong lịch sự xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Thể văn biền ngẫu.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng.
- Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc
+ Giá trị nội dung: Tố cáo và kết án những tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...; nói lên tình cảnh khốn cùng, tủi nhục của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới; vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để tự giải phóng, giành quyền độc lập.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Tư liệu phong phú, chính xác; nghệ thuật châm biếm sắc sảo; hình ảnh giàu giá trị biểu cảm; giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai chua chát.
- Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo.
- Hình ảnh giàu giá trị biểu cảm mang ý nghĩa tố cáo.
- Giọng điệu đanh thép vừa mỉa mai chua chát.
- Ngôn từ mang màu sắc châm biếm.
- Thủ pháp tương phản, đối lập.
Phần II: Tiếng Việt
Nhận diện và thực hành:
1. Câu nghi vấn
- Khái niệm: là những câu có chức năng chính để hỏi
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) ... không, (đã) ... chưa,...) hoặc có từ hay (nối các vế câu có quan hệ lựa chọn).
+ Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu hỏi.
- Chức năng khác của câu nghi vấn:
+ Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...không yêu cầu người đối thoại phải trả lời.
+ Trong một số trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
2. Câu cầu khiến
- Khái niệm: là những câu để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, ...đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cầu khiến;
+ Kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3. Câu cảm thán
- Khái niệm: Những câu dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người vietes0, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Có những từ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...
+ Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4. Câu trần thuật
- Khái niệm: Những câu dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...
- Dấu hiệu: Kết thúc bằng dấu chấm nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
- Kiểu câu cơ bản, được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
5. Câu phủ định
- Dấu hiệu: Có những từ phủ định như không, chưa, chẳng, chả, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),...
- Câu phủ định dùng để:
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
6. Hành động nói
- Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.
- Các kiểu hành động nói:
+ Hỏi
+ Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,...)
+ Điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,...)
+ Hứa hẹn
+ Bộc lộ cảm xúc
- Cách thực hiện hành động nói:
+ Cách dùng trực tiếp: Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó.
+ Cách dùng gián tiếp: Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu khác, có chức năng chính không phù hợp với hành động đó.
7. Hội thoại
- Vai xã hội trong hội thoại:
+ Vai xã hội: vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại
+ Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thức bậc trong gia đình và xã hội); Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
+ Quan hệ xã hội rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói phù hợp.
- Lượt lời trong hội thoại:
+ Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
+ Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
+ Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
8. Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Cách lựa chọn trật tự từ trong câu mang lại hiệu quả diễn đạt riêng, người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ:
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng..
+ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
+ Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
Phần III: Tập làm văn
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Dàn ý
A. Mở bài:
- Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
- Có thể dẫn dắt lời thư của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam…công học tập của các em” hoặc một số câu khác có nội dung tương tự.
B. Thân bài:
* Giải thích thế nào là tuổi trẻ?
- Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.
- Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập.
* Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước?
- Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
- Vốn tri thức được học và nền tảng đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
- Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
- Thế giới không ngừng phát triển, muốn “sánh vai các cường quốc” thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.
* Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước.
- Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước:
+ Ngày xưa: Những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.
+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, …
- Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hi sinh.
+ Trong chiến tranh: (Dẫn chứng cụ thể)
+ Trong thời bình: (Dẫn chứng cụ thể)
- Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học… đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát triển hơn trong tương lai.
* Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ?
- Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ.
- Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
- Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức…
C. Kết bài:
- Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học…
Đề 2: Văn học và tình thương
Dàn ý
A. Mở bài:
- Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.
- Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thể thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.
B. Thân bài:
* Mối quan hệ giữa văn học và tình thương:
- Theo Hoài Thanh (Ý nghĩa văn chương) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người...)
- Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người...
* Văn học ca ngợi lòng nhân ái
- Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình:
+ Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái.
+ Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ.
+ Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau.
(Dẫn chứng:
+ Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi...
+ Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi...
+ Hai anh em Thành - Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê).
- Tình làng nghĩa xóm.
(Dẫn chứng: ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu...)
- Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò...
(Dẫn chứng: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê...).
* Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người
- Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.
(Dẫn chứng: bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm…).
- Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.
(Dẫn chứng: vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cô bé bán diêm...).
C. Kết bài: Liên hệ thực tế và mong ước của em.
Xem thử Đề cương CK2 Văn 8 KNTT Xem thử Đề cương CK2 Văn 8 CTST Xem thử Đề cương CK2 Văn 8 CD
Xem thêm đề cương ôn tập môn Văn 8 hay, chi tiết khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)