Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 34, 35 (Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc) - Kết nối tri thức

Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 34, 35 Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 làm bài tập trong Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 34, 35.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 34 Bài 1: Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 46) và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Đoạn văn nói đến sự việc gì? Người viết có ấn tượng chung về sự việc đó thế nào?

b. Nối nội dung với phần tương ứng của đoạn văn.

Phần

 

Nội dung

Mở đầu

 

Nêu ý nghĩa của sự việc; khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc.

Triển khai

 

Nêu tên sự việc; thời gian, địa điểm diễn ra sự việc; ấn tượng chung về sự việc.

Kết thúc

 

Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia,...)

c. Trong phần triển khai, những chi tiết nào nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết?

Những chi tiết nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết

Khung cảnh của ngày hội

 

Một số hoạt động tiêu biểu của ngày hội

 

 

 

 

d. Viết vào bảng từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về ngày hội.

Từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trực tiếp

Từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc gián tiếp

M: Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khiến tôi cảm thấy háo hức lạ thường.

.............................................................

.............................................................

.............................................................

M: Tôi chăm chú dõi theo quả còn bay vút lên cao, lơ lửng trên không trung.

.............................................................

.............................................................

.............................................................

Trả lời:

a. Đoạn văn nói đến sự việc: nhân vật “tôi” được bố mẹ cho đi Mộc Châu tham dự Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số vào ngày 2 tháng 9 Quốc khánh.

- Người viết có ấn tượng chung: háo hức và xúc động, hiểu được giá trị của các văn hoá truyền thống.

b.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân | Kết nối tri thức

c.

Những chi tiết nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết

Khung cảnh của ngày hội

Cờ hoa, những bộ

Một số hoạt động tiêu biểu của ngày hội

Cuộc thi ném còn của những cô gái Thái

Điệu múa khèn tràn đầy sức sống của các chàng trai người Mông

Điệu múa sạp của những cô gái Mường

Điệu múa xoè uyển chuyển của những cô gái Thái

d.

– Tình cảm, cảm xúc của người viết được bộc lộ qua những từ ngữ: hứng thú; háo hức; chăm chú dõi theo; hò reo; ngạc nhiên và thán phục; nhún nhảy liên hồi; bị cuốn theo; say sưa; xúc động.

– Tình cảm, cảm xúc của người viết được bộc lộ qua những câu văn: Tôi vô cùng hứng thú với sự kiện mang đậm vẻ đẹp văn hoá này;  Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khiến tôi cảm thấy háo hức lạ thường; Đến với Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu, tôi đã rất xúc động và hiểu vì sao cần phải giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 35 Bài 2: Theo em, cần lưu ý những gì khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc?

Trả lời:

Khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc, cần lưu ý những điểm sau:

– Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có 3 phần, đó là những phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

– Nội dung chính của mỗi phần là:

+ Mở đầu: Giới thiệu sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc.

+ Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc.

+ Kết thúc: Nêu ý nghĩa sự việc; khẳng định lại tình cảm, cảm xúc với sự việc,...

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác