Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 27: Một người hùng thầm lặng - Kết nối tri thức

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 27: Một người hùng thầm lặng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 98 Bài 1: Tìm câu có sử dụng dấu gạch ngang ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 132) và nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu đó.

Câu có sử dụng dấu gạch ngang

Công dụng của dấu gạch ngang trong câu

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Câu có sử dụng dấu gạch ngang

Công dụng của

dấu gạch ngang trong câu

a. Ngày 22 tháng 3 năm 2022, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc khoá VII.

Công dụng của dấu gạch ngang dùng để nối hai từ trong một liên danh, giữa hai quốc gia.

b. Năm 1989, đoàn chuyên gia của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên đã về khảo sát tại Vườn Quốc gia Bạch Mã để tìm hiểu về loài trĩ sao – loài chim quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ.

Công dụng của dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 99 Bài 2: Điền dấu gạch ngang hoặc dấu gạch nối vào ô trống trong đoạn văn dưới đây:

Ha–na–mi là lễ hội Hoa anh đào truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm khi hoa anh đào nở rộ. Vào những ngày lễ hội, du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị:

□ Đi dạo hoặc bơi thuyền ngắm hoa anh đào.

□ Tổ chức tiệc trà trong vườn hoa anh đào.

□󠆱 Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, trong đó có nhiều món được chế biến từ hoa anh đào.

□ Ca hát hoặc giao lưu văn hoá nghệ thuật truyền thống mừng mùa hoa anh đào nở.

(Theo Hoàng Hà Phương)

Trả lời:

Ha–na–mi là lễ hội Hoa anh đào truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm khi hoa anh đào nở rộ. Vào những ngày lễ hội, du khách đến dây có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị:

– Đi dạo hoặc bơi thuyền ngắm hoa anh đào.

– Tổ chức tiệc trà trong vườn hoa anh đào.

– Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, trong đó có nhiều món được chế biến từ hoa anh đào.

– Ca hát hoặc giao lưu văn hoá nghệ thuật truyền thống mừng mùa hoa anh đào nở.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 99 Bài 3: Viết đoạn văn (3 – 4 câu) giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên thế giới hoặc ở Việt Nam, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.

Trả lời:

Vịnh Hạ Long một kỳ quan thiên nhiên của thế giới nằm ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Vịnh Hạ Long nổi tiếng với hàng ngàn đảo đá vôi lớn nhỏ, cùng những hang động kỳ ảo. Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc hùng vĩ mà còn có cơ hội khám phá văn hóa địa phương phong phú.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 99 Bài 4: Dấu gạch ngang trong mỗi đoạn dưới đây được dùng để làm gì?

Công dụng

a. Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

– Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

(Theo Trần Hoài Dương)

b. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có 3 phần:

– Mở đầu: Giới thiệu sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc.

– Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc.

– Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc, khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc,...

(Tiếng Việt 5, tập hai)

c. Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1 442 đến khoa thi năm 1 779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

(Theo Nguyễn Hoàng)

d. Mát sống với ông nội ở “Trang trại rừng” – một trang trại rộng lớn, nổi tiếng trong vùng.

(Theo Lô Trân Trân, Thiện Minh dịch)

Trả lời:

Công dụng

a. Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

– Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

(Theo Trần Hoài Dương)

Đánh dấu lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật

b. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có 3 phần:

– Mở đầu: Giới thiệu sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc.

– Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc.

– Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc, khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc,...

(Tiếng Việt 5, tập hai)

Đánh dấu những thành phần liệt kê

c. Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1 442 đến khoa thi năm 1 779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

(Theo Nguyễn Hoàng)

Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

d. Mát sống với ông nội ở “Trang trại rừng” – một trang trại rộng lớn, nổi tiếng trong vùng.

(Theo Lô Trân Trân, Thiện Minh dịch)

Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 100 Bài 1: Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 133) và thực hiện yêu cầu.

a. Đoạn văn nêu ý kiến phản đối về sự việc, hiện tượng nào trong đời sống?

b. Tác giả đưa ra những lý do, dẫn chứng gì để bảo vệ ý kiến của mình?

Lý do

Dẫn chứng

 

 

 

c. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn.

- Phần mở đầu: từ ……………………… đến ……………………

- Phần triển khai: từ ……………………… đến ……………………

- Phần kết thúc: từ ……………………… đến ……………………

d. Nối nội dung tương ứng với từng phần của đoạn văn.

Phần

 

Nội dung

Mở đầu

 

Trình bày những lý do, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến phản đối.

Triển khai

 

Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

Kết thúc

 

Nêu sự việc, hiện tượng và ý kiến phản đối của người viết.

Trả lời:

a. Đoạn văn trên nêu ý kiến phản đối về sự việc, hiện tượng vứt rác bừa bãi của một bộ phận người dân trong đời sống.

b. Tác giả đưa ra những lí do và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình như sau:

Lý do

Dẫn chứng

- Rác thải nhựa có tác hại nghiêm trọng đối với môi trường sống và sức khoẻ của con người.

+ Dẫn chứng 1: Một chai nhựa nhỏ, một chiếc túi ni lông mỏng phải mất hàng nghìn năm mới phân huỷ được.

+ Dẫn chứng 2: Rác thải nhựa lẫn vào đất làm cho cây cối khó phát triển, động vật ăn phải dễ mắc bệnh, có khi chết hàng loạt.

+ Dẫn chứng 3: Rác thải nhựa trôi xuống sông, biển làm bẩn nguồn nước.

- Nếu đốt rác thải nhựa, chất độc sinh ra gây ô nhiễm không khí.

+ Dẫn chứng 1: Không khí, đất, nước bẩn sẽ gây bệnh cho con người.

c. Các phần của đoạn văn:

+ Mở đầu: từ đầu đến “sau khi sử dụng”

+ Triển khai: từ “Việc làm này cần chấm dứt” đến “sẽ gây bệnh cho con người”.

+ Kết thúc: từ “Chúng ta cần cùng nhau lên tiếng” đến hết.

d.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 27: Một người hùng thầm lặng | Kết nối tri thức

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 101 Bài 2: Theo em, cần lưu ý những điều gì khi viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng?

Trả lời:

Khi viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

– Đoạn văn phải đảm bảo có đủ ba phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

– Cần có cách sắp xếp các lí do phản đối cho phù hợp, có logic và có trình tự.

– Lựa chọn từ ngữ thể hiện ý kiến phản đối có chọn lọc, dùng từ đắt, trúng và ngắn gọn.

Vận dụng

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 102 Bài tập: Ghi lại ý kiến phản đối việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần mà em đã trao đổi với người thân.

Trả lời:

Đồ nhựa dùng một lần là đồ nhựa không thể tận dụng cho các lần sử dụng sau, chỉ có thể tiêu huỷ và loại bỏ sau sử dụng. Có đáng để sử dụng đồ nhựa dùng một lần không? Tất nhiên là không! Bởi lẽ, về mặt kinh tế đồ nhựa dùng một lần cơ hồ có lợi vì chi phí rẻ. Đổi lại, về mặt môi trường, rất khó để tính toán phương án xử lí và tái chế nhựa sử dụng một lần – chúng vẫn độc, vẫn có hại như nhựa thông thường, đặc biệt, số lượng của chúng là rất nhiều! Ngoài ra, sức khoẻ của con người luôn cần được đặt lên hàng đầu. Rất khó để kiểm chứng xem có hay không và với số lượng bao nhiêu các hạt vi nhựa, chất độc từ nhựa dùng một lần đi vào cơ thể ta. Có lẽ, việc ngưng sử dụng và không tiếp tay cho nhựa dùng một lần được chuyền từ tay người này tới tay người khác là điều nên làm!

Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác