Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 9, 10, 11 (Viết: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người) - Kết nối tri thức
Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 9, 10, 11 Viết: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 làm bài tập trong Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 9, 10, 11.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 9 Bài 1: Nêu những điểm khác nhau giữa các cách mở bài và kết bài.
a. Mở bài
Các cách mở bài |
Những điểm khác nhau |
|
Mở bài trực tiếp |
Thắng, con cá vược của thôn Bần, là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ. |
|
Mở bài gián tiếp |
Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng biển tuyệt đẹp, được làm quen với sóng xanh, nắng vàng ngay từ thuở ấu thơ. Đứa nào cũng biết bơi lội, nhưng chỉ có Thắng mới được gọi là con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm của bọn trẻ chúng tôi. |
b. Kết bài
Các cách kết bài |
Những điểm khác nhau |
|
Kết bài không mở rộng |
Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục. |
|
Kết bài mở rộng |
Bọn trẻ chúng tôi đứng trên bờ nhìn nó lặn mà lòng đầy thán phục. Tôi thầm nghĩ hẳn là Thắng phải yêu sóng, yêu gió, yêu cái mặn mòi của nước biển vô cùng thì mới có thể trở thành anh chàng bơi lội giỏi giang như thế. Hẳn là các bạn cũng có chung cảm nghĩ như tôi? |
Trả lời:
a. Mở bài
Các cách mở bài |
Những điểm khác nhau |
|
Mở bài trực tiếp |
Thắng, con cá vược của thôn Bần, là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ. |
- Mở bài gián tiếp dẫn dắt giới thiệu về nhân vật có logic và thú vị hơn mở bài trực tiếp. + Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp nhân vật Thắng. + Mở bài gián tiếp: Giới thiệu về nơi sinh ra: cảnh vật, đặc thù khả năng bơi lội của người vùng biển – nhưng chỉ có Thắng là người bơi giỏi nhất.
|
Mở bài gián tiếp |
Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng biển tuyệt đẹp, được làm quen với sóng xanh, nắng vàng ngay từ thuở ấu thơ. Đứa nào cũng biết bơi lội, nhưng chỉ có Thắng mới được gọi là con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm của bọn trẻ chúng tôi. |
b. Kết bài
Các cách kết bài |
Những điểm khác nhau |
|
Kết bài không mở rộng |
Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục. |
- Kết bài mở rộng có nhiều chi tiết miêu tả cảm xúc sâu sắc hơn kết bài không mở rộng. + Kết bài không mở rộng: Nói về thái độ của đám trẻ với Thắng. + Kết bài mở rộng: Nói về cảm nghĩ của đám trẻ khi nhìn Thắng bơi lặn và suy đoán về cảm nghĩ của mọi người khác. |
Kết bài mở rộng |
Bọn trẻ chúng tôi đứng trên bờ nhìn nó lặn mà lòng đầy thán phục. Tôi thầm nghĩ hẳn là Thắng phải yêu sóng, yêu gió, yêu cái mặn mòi của nước biển vô cùng thì mới có thể trở thành anh chàng bơi lội giỏi giang như thế. Hẳn là các bạn cũng có chung cảm nghĩ như tôi? |
- Mở bài: .............................................................................
- Kết bài: ............................................................................
Trả lời:
– Mở bài gián tiếp cho bài Chú bé vùng biển:
Thôn Bần là thôn nổi tiếng nhất vùng với nghề đánh cá, dệt lưới cá. Nhà nhà người người cứ truyền nhau nghề này không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ. Đặc biệt trong thôn không ai không biết cậu bé Thắng – người được mệnh danh là địch thủ bơi lội so với đám trẻ trong làng.
– Kết bài mở rộng cho bài Chú bé vùng biển:
Nhìn nó lặn ngụp, bọn trẻ ngạc nhiên, đắm đuối theo dõi những bọt khí, những đợt sóng lăn tăn cuồn cuộn. Chúng ước ao giá bản thân có thể bơi giỏi được như Thắng. Ở cái tuổi “nửa nạc nửa mỡ”, đứa thán phục tài nghệ, đứa ghen tị ra mặt với tài năng xuất thần của Thắng. Có lẽ so với bọn trẻ, Thắng gan dạ và vất vả, đảm đương và lo toan hơn chúng rất nhiều. Âu cũng là xứng đáng, hợp tình với bọn trẻ.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 11 Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau:
a. Theo em, khi viết mở bài gián tiếp, có thể giới thiệu người được tả bằng cách nào?
b. Theo em, khi viết kết bài mở rộng, nên mở rộng theo hướng nào?
Trả lời:
– Khi viết mở bài gián tiếp, có thể giới thiệu người được tả bằng cách:
+ Nêu suy nghĩ về sự việc, hoạt động,… có liên quan đến người được tả, những điều tốt đẹp mà người đó để lại trong lòng mọi người.
+ Bày tỏ những mong muốn về một tương lai tốt đẹp đến với người được tả.
+ Bộc lộ những cảm xúc mãnh liệt, tha thiết với người được tả.
+ Trích dẫn câu thơ, câu hát, danh ngôn về đức tính, công lao,… của người được tả.
+ Kể câu chuyện, ấn tượng sâu sắc, kỉ niệm riêng giữa em và người được tả.
– Khi viết kết bài mở rộng, nên mở rộng theo hướng:
+ Nêu cảm nghĩ về người được tả, những điều tốt đẹp mà người đó để lại trong lòng mọi người.
+ Bày tỏ những mong muốn về một tương lai tốt đẹp đến với người được tả.
+ Bày tỏ về công lao, ý nghĩa của người được tả đối với em
+ Bày tỏ hi vọng, mong ước, lời hứa với người được tả.
+ Kết bài tả người bằng nhận xét, bài hát, câu thơ về người được tả.
Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT