Cách giải Bài tập về độ to của âm cực hay (có lời giải)
Bài viết Cách giải Bài tập về độ to của âm với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về độ to của âm.
Cách giải Bài tập về độ to của âm cực hay (có lời giải)
Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật khỏi vị trí cân bằng khi dao động.
Biên độ dao động càng lớn thì âm càng to.
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiBen (dB).
Tai người nghe được các âm có độ to từ 0 đến 130 dB.
Ví dụ 1: Âm phát ra nhỏ hơn khi nào?
A. Khi biên độ dao động lớn hơn
B. Khi biên độ dao động nhỏ hơn
C. Khi tần số dao động lớn hơn
D. Khi tần số dao động nhỏ hơn
Âm phát ra càng lớn khi biên độ dao động càng lớn, âm phát ra nhỏ hơn khi biên độ dao động nhỏ hơn.
Chọn D
Ví dụ 2: Độ to của âm đến lúc làm đau nhức tai người được gọi là ngưỡng đau vào khoảng:
A. 100dB
B. 120dB
C. 130dB
D. 230dB
Ngưỡng đau nhức tai người là 130 dB.
Chọn C
Ví dụ 3: Làm cách nào để có tiếng trống vừa cao vừa to?
A. Làm một chiếc trống có tang trống to cao
B. Kéo căng mặt trống
C. Gõ mạnh vào mặt trống
D. Làm đồng thời cả ba cách trên
Để tiếng trống to thì ta cần gõ mạnh hơn vào mặt trống. Vì như vậy biên độ dao động của mặt trống sẽ lớn và âm thanh phát ra to hơn.
Để tiếng trống phát ra cao thì cần kéo căng mặt trống, như vậy tần số dao động của mặt trống sẽ lớn và âm phát ra cao hơn.
Đồng thời làm một chiếc trống có tang trống to cao, giúp cho âm thanh cao, to hơn.
Chọn D
Câu 1: Yếu tố nào quyết định độ to của âm?
A. Biên độ dao động âm
B. Tần số và biên độ dao động âm
C. Biên độ và thời gian dao động âm
D. Tất cả các yếu tố trên
Lời giải:
Yếu tố biên độ dao động âm quyết định độ to của âm.
Chọn A
Câu 2: Các vật phát âm có số liệu như sau âm nào sẽ trầm và to?
A. 50Hz- 100dB
B. 100Hz- 50dB
C. 50Hz- 50dB
D. 100Hz- 100dB
Lời giải:
Để đo độ to của âm, người ta dùng đơn vị là dB, số dB càng lớn tức là âm càng to.
Âm có tần số càng lớn thì càng cao, âm có tần số càng thấp thì càng trầm.
Vậy trong các âm trên, âm có tần số 50 Hz trầm hơn, và âm có độ to 100 dB là to hơn.
Chọn A
Câu 3: Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi vào khoảng
A. 20 dB
B. 60 dB
C. 5 dB
D. 120 dB
Lời giải:
Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi vào khoảng 60 dB
Chọn B
Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
Một người đang chơi trống (hình dưới). Gõ mạnh, mặt trống dao động …. (1)…, biên độ dao động ….(2)…., âm phát ra ….(3)….
Một nghệ sĩ chơi đàn ghita khi gảy nhẹ, dây đàn dao động ….(4)…, biên độ dao động …(5)…., âm phát ra…(6)…..
Lời giải:
Một người đang chơi trống (hình dưới). Gõ mạnh, mặt trống dao động mạnh, biên độ dao động lớn , âm phát ra to.
Một nghệ sĩ chơi đàn ghita khi gảy nhẹ, dây đàn dao động nhỏ, biên độ dao động nhỏ, âm phát ra bé.
Các từ cần điền: (1): mạnh; (2): lớn; (3): to; (4): nhỏ; (5): nhỏ; (6): bé.
Câu 5: Em hãy ước lượng và chọn các giá trị độ to của âm (ở cột bên trái) cho phù hợp với số liệu đã cho (ở cột bên phải).
Lời giải:
1-(C); 2 – (E); 3- (D); 4 – (B); 5 – (A).
Câu 6: Có người khẳng định rằng: Khi ông ta nghe tiếng sáo diều có thể biết được gió mạnh hay yếu. Bằng kiến thức vật lý, em hãy giải thích và cho biết ông ấy nói đúng hay sai?
Lời giải:
Sáo diều phát ra âm thanh là nhờ sự dao động của phần không khí bên trong ống sáo. Khác với sáo trúc do người thổi, luồng không khí trong ống sáo trúc dao động do luồng hơi từ miệng người thổi vào. Còn ống sáo diều, luông không khí dao động do gió trời thổi vào trong ống sáo. Vì vậy khi gió to thì không khí dao động mạnh, biên độ dao động lớn, tiếng sáo to hơn. Khi gió nhẹ, không khí dao động nhỏ, biên độ dao động nhỏ hơn, tiếng sáo bé hơn. Do đó, có thể dựa vào tiếng sáo diêu để biết được gió mạnh hay yếu. Người đó nói như vậy là đúng.
Câu 7: GV thể dục muốn tập trung HS từ các địa điểm khác nhau về một chỗ thì phải thổi còi thật mạnh. Hãy giải thích việc làm đó.
Lời giải:
Vì các học sinh ở các địa điểm khác nhau, nên âm thanh cần phải to để có thể truyền được đến tai các học sinh. Để các em nghe thấy tiếng còi, thấy giáo phải thổi thật mạnh, để tạo ra luồng không khí dao động với biên độ lớn bên trong còi, làm tiếng còi to hơn.
Câu 8: Khi các ca sĩ biểu diễn trước công chúng, tại sao người ta phải dùng máy tăng âm? Cho biết công dụng của máy tăng âm?
Lời giải:
Trong các buổi biểu diễn trước công chúng, thường có rất nhiều người xem, không gian tổ chức lại rất rộng ( thường ở ngoài trời hoặc sân vận động), đồng thời người xem cũng phát ra nhiều âm thanh, tiếng ồn, nên dù người nghệ đã hát rất to thì những người ở xa cũng không nghe rõ được. Người ta sử dụng hệ thống tăng âm làm khuếch đại âm thanh (tiếng hát) của người ca sĩ, làm âm thanh trở nên to hơn rất nhiều lần, để mọi người dù ở xa đều nghe được.
Tác dụng của bộ tăng âm là để khuếch đại âm thanh, làm cho âm thanh to hơn nhiều lần.
Câu 9: Rắc một ít cát trên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống. Khi trống phát ra âm thanh lúc to, lúc nhỏ thì sự dao động của những hạt cát trên mặt trống khác nhau thế nào?
Lời giải:
Khi mặt trống phát ra âm thanh to, thì mặt trống dao động mạnh, biên độ dao động lớn, nên ta sẽ thấy những hạt cát nảy lên cao.
Khi mặt trống phát ra âm thanh nhỏ, thì mặt trống dao động yếu hơ, biên độ dao động nhỏ, nên ta sẽ thấy những hạt cát nảy lên thấp hơn.
Vậy khi đó, ta thấy các hạt cát nảy lên cao, thấp khác nhau theo độ to, nhỏ của âm thanh do trống phát ra.
Câu 10: Âm thoa khi dao động với biên độ nhỏ, ta vẫn nghe thấy âm thanh do nó phát ra (tiếng u …u…), trong khi đó con lắc dây dao động với biên độ lớn nhưng ta lại không nghe được âm thanh do nó phát ra (như hình). Hãy giải thích tại sao lại có sự khác biệt trên?
Lời giải:
Âm thoa dao động với biên độ nhỏ thì âm do nó phát ra nhỏ, nhưng vì tần số âm do âm thoa phát ra nằm trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz, tức là khoảng tần số tai người nghe được nên ta nghe thấy tiếng u…u… Còn con lắc, tuy dao động với biên độ lớn, nhưng vì tần số dao động nhỏ hơn 20 Hz nên tai ta không nghe được âm thanh của nó.
Câu 11: Trong dân gian ta có câu: “Thùng rỗng kêu to”. Dựa vào kiến thức vật lý đã học hãy cho biết câu nói đó đúng hay sai? Tại sao?
Lời giải:
Câu nói : “Thùng rỗng kêu to” thường dùng để chỉ trích những người làm việc thì ít nhưng nói thì nhiều. Tuy nhiên, về mặt vật lý thì câu nói đó rất đúng. Có hai chiếc thùng như nhau, nhưng một thùng rỗng còn một thùng có đựng nhiều đồ vật. Nếu ta dùng dùi gõ mạnh như nhau vào hai chiếc thùng đó thì chiếc thùng nào rỗng sẽ phát ra âm thanh to hơn.
Ta có thể giải thích như sau:
+ Đối với thùng đựng nhiều đồ vật bên trong, ta gõ vào mặt thùng (hay thành thùng) thì mặt thùng (hay thành thùng) sẽ dao động với biên độ nhỏ vì bị các đồ vật đựng bên trong cản lại, nên âm thanh phát ra nhỏ.
+ Đối với thùng rỗng, khi bị gõ vào mặt thùng (hay thành thùng) thì mặt thùng (hay thành thùng) sẽ dao động với biên độ lớn vì bên trong chỉ có không khí nên ít gặp sự cản trở khi dao động. Vì vậy nó sẽ phát ra âm thanh to hơn.
Bài 1: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?
A. Vận tốc truyền âm.
B. Tần số dao động của âm.
C. Biên độ dao động của âm.
D. Độ to của âm.
Bài 2: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Tần số dao động.
B. Biên độ dao động.
C. Thời gian dao động.
D. Tốc độ dao động.
Bài 3: Trên đàn ghita, dây to thường phát ra âm trầm, dây nhỏ (mảnh) thường phát ra âm cao, giải thích nào sau đây là đúng?
A. Dây to dao động số lần ít hơn dây nhỏ.
B. Dây to dao động yếu hơn dây nhỏ.
C. Trong một giây thì dây to dao động nhiều lần hơn dây nhỏ.
D. Trong một giây thì dây to dao động ít lần hơn dây nhỏ.
Bài 4: Một vật dao động càng chậm thì âm phát ra như thế nào?
A. Càng trầm.
B. Truyền đi càng xa.
C. Càng bổng.
D. Càng vang.
Bài 5: Tần số vỗ cánh của một số loại côn trùng khi bay như sau: ruồi khoảng 350 Hz, ong khoảng 440 Hz, muỗi khoảng 600 Hz. Âm do côn trùng nào phát ra trầm nhất?
A. Trầm như nhau.
B. Muỗi.
C. Ong.
D. Ruồi.
Bài 6: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?
A. Biên độ và tần số dao động của âm.
B. Tần số dao động của âm.
C. Vận tốc truyền âm.
D. Biên độ dao động của âm.
Bài 7: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn?
A. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.
B. Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.
C. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.
D. Dây đàn càng căng, âm phát ra càng to.
Bài 8: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một âm thoa thì nghe được âm do âm thoa dao động và phát ra âm thanh. Hãy chọn câu kết luận đúng sau?
A. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng to.
B. Gõ càng nhiều âm thanh phát ra càng to.
C. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng cao.
D. Âm thanh phát ra càng to khi âm thoa càng lớn.
Bài 9: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:
A. 40 dB.
B. 50 dB.
C. 60 dB.
D. 70 dB.
Bài 10: Âm phát ra càng cao (càng bổng) thì tần số dao động…….
A. càng lớn.
B. càng nhỏ.
C. càng mạnh.
D. càng yếu.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 1: Cách Nhận biết nguồn âm hay, chi tiết
- Dạng 2: Cách Nhận biết bộ phận dao động trong nguồn âm hay, chi tiết
- Dạng 3: Cách giải Bài tập về độ cao của âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 4: Bài tập cách tính tần số âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 6: Bài tập về môi trường truyền âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 7: Bài tập về cách tính vận tốc truyền âm cực hay (có lời giải)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều