Bài tập về cách tính vận tốc truyền âm cực hay (có lời giải)
Với Bài tập về cách tính vận tốc truyền âm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về cách tính vận tốc truyền âm
Bài tập về cách tính vận tốc truyền âm cực hay (có lời giải)
Dựa vào công thức tính vận tốc truyền âm trong các môi trường:
v = S : t ⇒ s = v.t ⇒ t = S : v
Trong đó: s là quãng đường truyền âm (m)
t là thời gian truyền âm (s)
v là vận tốc truyền âm (m/s).
Để xác định âm truyền trong môi trường nào ta cần tính vận tốc truyền âm. Dựa vào vận tốc truyền âm trong các môi trường theo bảng trong sgk để biết đó là môi trường nào.
Ví dụ 1: Khi ở xa, ta nhìn thấy một người đánh trống và sau hai giây mới nghe thấy tiếng trống. Khoảng cách từ trống đến ta là:
A. 480m
B. 580m
C. 680m
D. 780m
Ta có thể coi thời gian ánh sáng đi từ cái trống đến mắt là rất nhỏ, không đáng kể. Khoảng cách từ cái trống đến ta là:
S = v.t = 340.2 = 680 m
Chọn C
Ví dụ 2: Sau khi sét đánh, sau 2,5 giây ta nghe tiếng sấm. Khi đó khoảng cách từ nơi có sét đến ta là:
A. 920m
B. 410m
C. 610m
D. 850m
Ta có thể coi thời gian ánh sáng đi từ tia sét đến mắt là rất nhỏ, không đáng kể. Khoảng cách từ nơi có sét đến ta là:
S = v.t = 340.2,5 = 850 m
Chọn D
Ví dụ 3: Trong một cơn giông, sau khi nhìn thấy tia chớp 5 giây người ta mới nghe được tiếng sấm. Hỏi sét xảy ra cách nơi quan sát bao xa? Biết rằng âm truyền trong không khí với vận tốc 340m/s.
Ta có thể coi thời gian ánh sáng đi từ tia sét đến mắt là rất nhỏ, không đáng kể. Khoảng cách từ nơi có sét đến ta là:
S = v.t = 340.5 = 1700 m
Đáp án: 1700 m.
Câu 1: Một người gõ búa mạnh xuống đường ray xe lửa tại M làm âm truyền đến điểm N cách M 1590 m. Hỏi thời gian truyền âm từ M đến N là bao lâu? Nếu:
a) Âm truyền qua đường ray.
b) Âm truyền trong không khí.
Cho tốc độ truyền âm trong đường ray là 5 300 m/s, tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Lời giải:
a) Thời gian âm truyền qua đường ray là: t1 = S : v1 = 1590 : 5300 = 0,3 (giây)
b) Thời gian âm truyền qua không khí là: t2 = S : v2 = 1590 : 340 = 4,68 (giây)
Đáp án: a) 0,3 giây; b) 4,68 giây.
Câu 2: Bạn Tài đang đứng bên bờ sông, thấy một người đang ở trên một chiếc thuyền đánh cá. Người đó dùng tay chèo gõ vào mạn thuyền, bạn Tài dùng đồng hồ bấm giây thì thấy khoảng thời gian kể từ khi người đánh cá gõ tay chèo vào mạn thuyền đến khi nghe được tiếng gõ là 0,5 giây. Hỏi khoảng cách từ bạn Tài đến người đánh cá là bao nhiêu? Biết vận tốc của âm truyền trong không khí là 340 m/s.
Lời giải:
Ta có thể xem thời gian ánh sáng truyền từ người đánh cá đến bạn Tài là rất nhỏ không đáng kể. Nên khoảng cách từ bạn Tài đến người đánh cá được tính theo công thức:
S = v.t = 340.0,5 = 170 m
Đáp án: 170 m.
Câu 3: Trong một môi trường, cứ 5 giây thì âm thanh truyền đi được 7,5 km. Hỏi âm thanh đó đã truyền đi trong môi trường nào?
Lời giải:
Đổi 7,5 km = 7500 m
Vận tốc truyền âm của môi trường đó là:
V = S: t = 7500 : 5 = 1500 (m/s)
So sánh với bảng số liệu sách giáo khoa thì ta thấy đó là vận tốc truyền âm trong nước. Vậy môi trường đó là nước.
Câu 4: Lúc 7 giờ tại một nhà ga A có một đoàn tàu bắt đầu khởi hành. Có một người ở cách nhà ga 18,3 km áp sát tai vào đường ray thì sau bao lâu người đó nghe được tiếng chuyển động của đoàn tàu? Biết vận tốc truyền âm trên đường ray là 6100 m/s
Lời giải:
Đổi 18,3 km = 18300 m.
Thời gian kể từ khi đoàn tàu xuất phát đến khi người đó nghe thấy tiếng của đoàn tàu qua đường ray là:
t = S: v = 18300 : 6100 = 3 (giây)
Đáp án: 3 giây.
Câu 5: Trong một cơn giông, khi nhìn thấy tia chớp, 3 giây sau người ta mới nghe được tiếng sét. Hỏi khoảng cách từ nơi sét xảy ra đến nơi người quan sát là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Lời giải:
Ta có thể coi thời gian ánh sáng truyền từ tia sét đến mắt ta là rất nhỏ. Vậy khoảng cách từ nơi sét xảy ra đến nơi người quan sát là:
S = v.t = 340.3 = 1020 (m)
Đáp án: 1020 m
Câu 6: Bạn An làm thí nghiệm như sau: Lấy một ống thép dài 30,5 m, bạn An dùng búa gõ vào một đầu ống còn bạn Bình áp sát tai của mình vào đầu kia của ống.
a) Bạn Bình sẽ nghe được hai tiếng gõ kế tiếp nhau. Hãy giải thích tại sao bạn An chỉ gõ một lần nhưng bạn Bình lại nghe được hai tiếng gõ.
b) Tính khoảng thời gian giữa hai lần nghe thấy hai tiếng gõ đó. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong thép là 6100 m/s.
Lời giải:
a) Vì tốc độ truyền âm trong không khí và trong thép khác nhau, nên khi bạn An gõ một lần, âm thanh truyền qua không khí đến tai bạn Bình và âm thanh truyền qua thép đến tai bạn Bình trong thời gian khác nhau. Vì vậy bạn Bình nghe thấy hai tiếng gõ.
b) Thời gian âm thanh truyền qua thép đến tai bạn Bình là:
T1 = S: v1 = 30,5 : 6100 = 0,005 (giây)
Thời gian âm thanh truyền qua không khí đến tai bạn Bình là:
T2 = S: v2 = 30,5 : 340 = 0,09 (giây)
Vậy thời gian giữa hai lần bạn Bình nghe thấy tiếng gõ là:
∆t = T2 – T1 = 0,09 – 0,005 = 0,0085 (giây)
Đáp án: b) 0,0085 giây
Câu 7: Đặt một nguồn âm ngay trên mặt nước, một người đứng trên bờ cách nguồn âm 1,5 km và một người ở dưới nước cách nguồn âm 1,5 km. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, trong nước là 1500 m/s.
a) Hỏi người nào nghe thấy âm thanh trước? Vì sao?
b) Tính thời gian âm thanh đi từ nguồn âm tới tai từng người?
Lời giải:
Đổi 1,5 km = 1500 m.
a) Người ở dưới nước sẽ nghe thấy âm thanh trước vì âm thanh truyền đi trong nước với vận tốc lớn hơn vận tốc âm truyền trong không khí.
b) Thời gian âm thanh đi trong không khí đến tai người nghe là:
Tkk = S: vkk = 1500 : 340 = 4,41 (giây)
Thời gian âm thanh đi trong nước đến tai người nghe là:
Tnc = S : vnc = 1500 : 1500 = 1 (giây)
Câu 8: Thời gian kể từ lúc thấy được ánh chớp cho đến khi nghe được tiếng sấm là 1,5 giây. Khoảng cách từ vị trí tia chớp đến mắt ta là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Lời giải:
Có thể coi thời gian ánh sáng truyền đến mắt ta là nhỏ không đáng kể. Khoảng cách từ vị trí tia chớp đến mắt ta là : S = v.t = 340.1,5 = 510 m.
Đáp án: 510 m
Câu 9: Một công nhân gõ mạnh búa xuống đường ray. Cách đó 880 m, một người quan sát áp tai vào đường ray và nghe thấy tiếng búa truyền trong đường ray đến tai mình. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, trong thép là 5100 m/s.
Hỏi bao nhiêu lâu sau từ khi nghe thấy tiếng búa truyền qua đường ray thì người đó nghe thấy tiếng búa truyền qua không khí đến tai mình?
Lời giải:
Thời gian âm thanh truyền trong đường ray là
T1 = S: v1 = 880 : 5100 = 0,173 (giây)
Thời gian âm thanh truyền trong không khí là
T2 = S : v2 = 880 : 340 = 2,588 (giây)
Vậy khoảng thời gian từ sau khi nghe được âm thanh truyền qua đường ray đến khi nghe được âm thanh truyền qua không khí là
∆t = T2 – T1 = 2,588 – 0,173 = 2,415 (giây)
Đáp án: 2,415 giây.
Câu 10: Một người dùng búa gõ mạnh xuống đường ray xe lửa, cách chỗ đó 1500m, người khác áp tai vào đường ray xe lửa thì nghe được hai tiếng gõ cách nhau 4 s.
a) Tại sao người đó lại nghe được hai tiếng gõ như vậy? Và nghe được tiếng gõ nào trước?
b) Tính vận tốc truyền âm trong đường ray?
Lời giải:
a) Người đó nghe được hai tiếng gõ là do âm thanh truyền trong không khí và trong đường ray với vận tốc khác nhau nên âm thanh đến tai người nghe cách nhau một khoảng thời gian. Người đó sẽ nghe thấy âm thanh truyền qua đường ray trước vì vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn vận tốc âm truyền trong không khí.
b) Thời gian âm thanh truyền qua không khí là:
Tkk = S : vkk = 1500 : 340 = 4,41 (giây)
Thời gian âm truyền qua đường ray là:
Tr = Tkk – 4 = 0,41 (giây)
Vận tốc truyền âm trong đường ray là:
Vr = S : Tr = 1500 : 0,41 = 3658 (m/s)
Đáp án: b) 3658 m/s.
Bài 1: Vận tốc truyền âm trong các môi trường giảm theo thứ tự:
A. Rắn, lỏng và khí.
B. Rắn, khí và lỏng.
C. Khí, rắn và lỏng.
D. Khí, lỏng và rắn.
Bài 2: Khi gõ vào một đầu ống kim loại dài, người đứng phía đầu kia ống nghe được 2 âm phát ra vì:
A. Ống kim loại luôn phát ra hai âm khác nhau và truyền đến tai ta.
B. Âm đầu được kim loại truyền đi, âm sau truyền trong không khí.
C. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do không khí phát ra.
D. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do vọng lại.
Bài 3: Tìm những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau:
Âm thanh có thể truyền qua các môi trường ….(1)…, ….(2)….và ….(3)….. nhưng âm không thể truyền qua ….(4)…. Nói chung, các chất rắn truyền âm ….(5)….chất lỏng, các chất lỏng truyền âm ….(6)….chất khí. Khi âm truyền trong một môi trường, âm bị hấp thụ dần nên càng xa….(7)…., âm càng nhỏ dần đi rồi….(8)….
Bài 4: Khi lặn xuống hồ, một người thợ lặn nghe được tiếng chuông sau giây kể từ khi nó reo. Biết đồng hồ cũng được đặt chìm trong nước, hỏi khoảng cách giữa nó và người thợ lặn lúc này là bao nhiêu?
A. 35. B. 17. C. 75. D. 305.
Bài 5: Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động trong sân ga sau khi dừng ở đấy một thời gian. Hỏi bao lâu sau thì một người ở cách ga 2 km và áp tai vào đường sắt thì nghe thấy tiếng tàu chạy? Biết vận tốc âm truyền trong đường ray là 6 100 m/s.
A. 1 200 s.
B. 3 050 s.
C. 3,05 s.
D. 0,328 s.
Bài 6: Bạn Nam sau khi nhìn thấy tia chớp 3 s thì nghe thấy một tiếng nổ lớn. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng cách từ nơi phát ra tia chớp đến chỗ Nam là:
A. 1 020 m.
B. 340 m.
C. 3 000 m.
D. 2 040 m.
Bài 7: Gõ mạnh búa vào đầu A của thanh thép dài 3 050 m. Nếu người ở đầu B ghé tai xuống thanh thép thì sẽ nghe được tiếng búa gõ, một lúc sau người đó lại nghe được tiếng búa một lần nữa. Khoảng thời gian giữa hai lần tiếng búa truyền đến tai người ở đầu B là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và vận tốc truyền âm trong thép là 6 100 m/s.
A. 0,5 s.
B. 8,97 s.
C. 8,47 s.
D. 9,47 s.
Bài 8: Vân và Trang bày một trò chơi, hai bạn nói chuyện với nhau qua một ống dài 268 m. Trang nghe thấy âm thanh từ Vân, một lúc sau lại nghe thấy từ đó một lần nữa. Khoảng thời gian giữa hai lần Trang nghe được từ đó là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và vận tốc truyền âm trong ống là 2 680 m/s.
A. 0,69 s.
B. 0,98 s.
C. 1,02 s.
D. 1,56 s.
Bài 9: Một người quan sát sau khi thấy tia chớp 5 s thì nghe được tiếng sét. Biết khoảng cách từ nơi sét đánh đến chỗ nguời quan sát là 1 700 m. Hỏi tốc độ truyền âm trong không khí bằng bao nhiêu?
A. 170 m/s.
B. 340 m/s.
C. 170 km/s.
D. 340 km/s.
Bài 10: Trong lớp học, học sinh nghe được tiếng thầy giảng thông qua môi trường truyền âm nào?
A. Không khí.
B. Rắn.
C. Chất lỏng.
D. Chân không.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 6: Bài tập về môi trường truyền âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 8: Bài tập phản xạ âm, tiếng vang cực hay (có lời giải)
- Dạng 9: Bài tập về vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém cực hay (có lời giải)
- Dạng 10: Điều kiện để có tiếng vang là gì
- Dạng 11: Trắc nghiệm Ô nhiễm tiếng ồn là gì
- Dạng 12: Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn hay, chi tiết
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều