Cách giải Bài tập về độ cao của âm cực hay (có lời giải)



Bài viết Cách giải Bài tập về độ cao của âm với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về độ cao của âm.

Cách giải Bài tập về độ cao của âm cực hay (có lời giải)

+ Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là Héc (Hz). Tần số càng lớn thì dao động càng nhanh.

Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz.

Các âm có tần số nhỏ hơn 20 Hz gọi là hạ âm. Những âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là siêu âm.

Một số loài động vật có thể nghe được siêu âm và hạ âm.

+ Để giải thích một số âm thanh do nguồn âm phát ra khi to hay nhỏ khác nhau, ta dựa vào đặc điểm:

 - Khi âm phát ra càng bổng hay càng cao tức là vật dao động càng nhanh, tần số dao động của vật càng lớn.

 - Khi âm phát ra càng trầm hay càng thấp tức là vật dao động càng chậm, tần số dao động của vật càng nhỏ.

Ví dụ 1: Âm phát ra càng cao khi:

 A. Độ to của âm càng lớn.

 B. Thời gian để thực hiện một dao động càng lớn

 C. Tần số dao động càng lớn.

 D. Vận tốc truyền âm càng lớn

Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn

Ví dụ 2: Tần số dao động càng lớn thì?

 A. Âm phát ra càng nhỏ

 C. Âm nghe càng rõ

 B. Âm nghe càng vang xa

 D. Âm phát ra càng cao

Tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.

Chọn D

Ví dụ 3: Chọn câu đúng

 A. Tai người nghe được các âm thanh có tần số nhỏ hơn 20 Hz

 B. Tai người nghe được các âm thành có tần số lớn hơn 20000 Hz

 C. Tai người nghe được các âm thanh có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz.

 D. Tai người nghe được mọi âm thanh.

Tai người nghe được các âm thanh có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz.

Chọn C

Câu 1: Âm phát ra cao hơn khi nào?

 A. Khi tần số dao động lớn hơn

 C. Khi tần số dao động nhỏ hơn B. Khi tần số dao động không thay đổi

 D. Không cần điều kiện nào

Lời giải:

Âm phát ra cao hơn khi tần số dao động lớn hơn.

Chọn A

Câu 2: Âm phát ra càng thấp khi

 A. tần số dao động càng nhỏ.

 B. vận tốc truyền âm càng nhỏ.

 C. biên độ dao động càng nhỏ.

 D. quãng đường truyền âm càng nhỏ.

Lời giải:

Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ.

Chọn A

Câu 3: Chọn câu sai:

 A. Tai người có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định

 B. Đơn vị của tần số là héc

 C. Các âm có độ cao khác nhau có tần số khác nhau

 D. Căn cứ vào tần số ta chưa thể so sánh dược độ cao của âm.

Lời giải:

Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là Héc (Hz). Tần số càng lớn thì dao động càng nhanh.

Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz.

Vậy dựa vào tần số ta có thể so sánh được độ cao của âm

Chọn D

Câu 4: Khi bay, muỗi thường phát ra âm “vo ve” (âm bổng), còn ong thì phát ra tiếng “vù vù” (âm trầm). Cách giải thích nào sau đây là đúng?

 A. Cánh của con muỗi dài hơn so với cánh con ong.

 B. Tần số dao động của cánh con muỗi lớn hơn so với con ong.

 C. Số lần đập cánh cảu muỗi ít hơn so với ong

 D. Muỗi có bộ phận phát âm tốt hơn ong.

Lời giải:

Muỗi bay phát ra âm bổng, còn ong bay phát ra âm trầm do cánh muỗi dao động với tần số lớn hơn tần số của cánh ong dao động.

Chọn B

Câu 5: Trong các nhạc cụ có dây: Vĩ cầm (violon) phát ra âm thanh réo rắt (âm bổng) còn đại hồ cầm (contrabass) lại phát ra âm thanh vang rền (âm trầm). Theo em, âm trầm hay âm bổng mà nhạc cụ này phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

Cách giải Bài tập về độ cao của âm cực hay (có lời giải)

 A. Tần số của âm phát ra

 B. Kích thước của nhạc cụ

 C. Vật liệu làm dây đàn

 D. Hình dạng của nhạc cụ

Lời giải:

Âm thanh trầm bổng khác nhau là do tần số của các nhạc cụ phát ra khác nhau. Tần số cao thì âm bổng, tần số thấp thì âm trầm.

Chọn A

Câu 6: Ghi chữ Đ cho câu đúng, chữ S cho câu sai

Cách giải Bài tập về độ cao của âm cực hay (có lời giải)

Lời giải:

Cách giải Bài tập về độ cao của âm cực hay (có lời giải)

Câu 7: Độ cao của âm do yếu tố nào quyết định?

Lời giải:

Độ cao của âm do tần số quyết đinh. Tần số càng lớn thì âm càng cao (âm bổng), tần số càng nhỏ thì âm càng thấp (âm trầm).

Câu 8: Vật A dao động phát ra âm có tần số 50 Hz, vật B dao động phát ra âm có tần số 70 Hz. Hỏi vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm cao hơn?

Lời giải:

Vì 50 Hz < 70 Hz, vật B có tần số lớn hơn vật A, tức là vật B dao động nhanh hơn vật A. Vật B phát ra âm cao hơn vật A.

Câu 9: Trong ký xướng âm có 7 nốt nhạc: Đồ, rê, mi, pha, sol, la, si. Hãy so sánh tần số dao động của chúng. Nốt nhạc nào cao nhất, nốt nhạc nào thấp nhất?

Lời giải:

Trong 7 nốt nhạc thì tần số tăng dần theo thứ tự: Đồ, rê, mi, pha, sol, la, si. Nốt đồ là nốt thấp nhất, nốt si là cao nhất vì tần số của nốt đồ thấp nhất, tần số của nốt si cao nhất trong 7 nốt.

Câu 10: Nhiều loài động vật khi bay phát ra âm thanh.

a. Con muỗi khi bay thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai côn trùng này, con nào vỗ cánh nhiều hơn?

b. Tại sao ta không nghe được âm do cánh chim đang bay tạo ra?

Lời giải:

a. Con muỗi bay phát ra âm cao hơn con ong đất, mà âm thanh của các loài côn trùng này do bộ phận cánh của chúng dao động phát ra. Âm càng cao tức là tần số càng lớn, dao động càng nhanh. Vậy dao động của cánh con muỗi có tần số lớn hơn tần số dao động của cánh ong. Do đó con muỗi vỗ cánh nhiều hơn.

b. Khi chim bay, cánh chim dao động với tần số nhỏ, nên âm phát ra có tần số nhỏ hơn 20 Hz, tai người không nghe được các âm có tần số thấp này.

Câu 11: Thế nào là siêu âm? Thế nào là hạ âm? Con người có nghe được các âm này không?

Lời giải:

Những âm có tần số 20000 H gọi là siêu âm. Những âm có tần số nhỏ hơn 20 Hz gọi là hạ âm.

Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz. Nên tai người không nghe được các hạ âm và siêu âm.

Câu 12: Đối với một dây đàn, khi bấm phím ở các vị trí khác nhau, âm phát ra trầm bổng khác nhau. Tại sao?

Lời giải:

Tần số của âm thanh do dây đàn phát ra tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây đàn (tính từ đầu cố định của dây đến vị trí bấm phím). Vì vậy khi bấm phím ở các vị trí khác nhau, âm phát ra có tần số khác nhau, tức là độ trầm bổng khác nhau.

Câu 13: Tại sao khi kiểm tra nhanh lốp xe máy hay ô tô đã căng hay chưa, người ta thường dùng vật cứng hay lấy tay búng vào bên cạnh của lốp xe?

Lời giải:

Khi kiểm tra lốp xe máy, ô tô đã bơm đủ căng chưa, người ta thường dùng vật cứng gõ vào lốp xe. Vì khi gõ vào lốp xem làm lốp xe dao động phát ra âm: Khi lốp xe căng sẽ phát ra tiếng “bong bong” do tần số dao động cao hơn, âm bổng hơn. Khi lốp xe non, sẽ phát ra tiếng “bịch bịch” do tần số dao động thấp hơn, âm trầm hơn.

Còn ở các trạm dịch vụ sửa chữa xe, người thợ còn dùng áp kế để do áp suất khí bên trong lốp xe (như hình)

Cách giải Bài tập về độ cao của âm cực hay (có lời giải)

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học