Bài tập về Vôn kế cực hay (có lời giải)
Với Bài tập về Vôn kế có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về Vôn kế
Bài tập về Vôn kế cực hay (có lời giải)
Dụng cụ để đo hiệu điện thế là vôn kế.
Trên mỗi vôn kế đều có ghi chữ V (hoặc mV). Vôn kế ghi chữ V thì đơn vị đo được dùng là vôn (V), nếu vôn kế ghi chữ mV tức là đơn vị đo được dùng là milivôn (mV). Mỗi vôn kế có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN).
Kí hiệu của vôn kế trong mạch điện là
Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
- Căn cứ vào số chỉ lớn nhất và đơn vị ghi trên dụng cụ đo để xác định GHĐ
- Căn cứ vào số vạch chai trong hai vạch chia lớn liên tiếp và số ghi trên hai vạch chia liên tiếp để tính ĐCNN.
Cách chọn vôn kế phù hợp.
- Phải chọn vôn kế có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo.
- Nếu có GHĐ phù hợp thì ta nên chọn vôn kế nào có ĐCNN nhỏ hơn thì kết quả sẽ chính xác hơn.
Cách mắc vôn kế để đo hiệu điện thế.
Vôn kế được mắc song song vào mạch điện cần đo hiệu điện thế. Chốt dương của vôn kế được nối về phía cực dương của nguồn, chốt âm của vôn kế được nối về phía cực âm của nguồn.
Ví dụ 1: Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cần chú ý chọn vôn kế:
A. Có kích thước phù hợp
B. Có giới hạn đo phù hợp
C. Có độ chia nhỏ nhất phù hợp
D. Kết hợp B và C
Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cần chú ý chọn vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Chọn D
Ví dụ 2: Dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một bóng đèn. Phải mắc vôn kế như thế nào?
A. Mắc phía trước bóng đèn
B. Mắc phía sau bóng đèn
C. Mắc song song với bóng đèn
D. Cả ba cách mắc
Dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một bóng đèn. Phải mắc vôn kế song song với đèn.
Chọn C
Ví dụ 3: Cần đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. Phải mắc vôn kế như thế nào?
A. Nối tiếp với nguồn
B. Song song với nguồn
C. Phía trước nguồn
D. Phía sau nguồn
Dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện. Phải mắc vôn kế song song với nguồn.
Chọn B.
Câu 1: Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn trong hai trường hợp. Kết quả thu được là: 3,2V và 3,5V. Độ chia nhỏ nhất của vôn kế đã dùng là
A. 0,2V
B. 0,5V
C. 0,1V
D. 0,25V
Lời giải:
Từ kết quả 3,2 V ta có thể thấy vôn kế có ĐCNN là 0,2 V hoặc 0,1 V
Từ kết quả 3,5 V thì có thể thấy vôn kế có ĐCNN là 0,5 V hoặc 0,1 V
Kết hợp hai kết quả thì vôn kế phải có ĐCNN là 0,1 V.
Chọn C.
Câu 2: Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật tiêu thụ điện cần phải
A. Chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị cần đo.
B. Phải mắc vôn kế song song với vật cần đo.
C. Mắc vôn kế sao cho dòng điện đi vào chốt (+) và đi ra từ chốt (-) của vôn kế.
D. Kết hợp cả A, B, C
Lời giải:
Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật tiêu thụ điện cần phải chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị cần đo, mắc vôn kế song song với vật cần đo sao cho dòng điện đi vào chốt (+) và đi ra từ chốt (-) của vôn kế.
Chọn D.
Câu 3: Hãy cho biết vônkế nào sau đây có GHĐ phù hợp để đo hiệu điện thế của các dụng cụ dùng điện trong gia đình?
A. 500mV
B. 150mV
C. 10V
D. 300V
Lời giải:
Các dụng cụ điện trong gia đình sử dụng hiệu điện thế 220V nên ta cần dùng vôn kế có GHĐ 300 V.
Chọn D
Câu 4: Điền từ và cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:
a. Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch hay một vật tiêu thụ điện nào đó người ta dùng ……….….Trên mỗi vôn kế đều có ghi ……. Mỗi vôn kế đều có …… và……..GHĐ là giá trị ghi….......trên vôn kế. ĐCNN là giá trị………nhỏ nhất liên tiếp.
b. Trước khi đo ta phải chọn vôn kế có……và ……..phù hợp. Mắc vôn kế……với mạch điện hay vật tiêu thụ điện sao cho dòng điện đi vào………..và đi ra………..của vôn kế.
c. Số chỉ của vôn kế chính là………..của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (vật tiêu thụ điện) đó có đơn vị là…………trên mặt của vôn kế.
Lời giải:
a. Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch hay một vật tiêu thụ điện nào đó người ta dùng vôn kế. Trên mỗi vôn kế đều có ghi chữ V hoặc mV . Mỗi vôn kế đều có GHĐ và ĐCNN. GHĐ là giá trị ghi lớn nhất trên vôn kế. ĐCNN là giá trị giữa hai vạch chia nhỏ nhất liên tiếp.
b. Trước khi đo ta phải chọn vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp. Mắc vôn kế song song với mạch điện hay vật tiêu thụ điện sao cho dòng điện đi vào chốt (+) và đi ra chốt (-) của vôn kế.
c. Số chỉ của vôn kế chính là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (vật tiêu thụ điện) đó có đơn vị là chữ ghi trên mặt của vôn kế.
Câu 5: Vôn kế có kim chỉ các giá tị 1,2,3,4 như hình, hãy đọc các giá trị đó
Lời giải:
GHĐ của vôn kế này là 250V; ĐCNN là 5V.
Kim ở vị trí 1 chỉ 50 V.
Kim ở vị trí 2 chỉ 130 V.
Kim ở vị trí 3 chỉ 180 V.
Kim ở vị trí 4 chỉ 225V.
Câu 6: Để đo hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn, ta có các dụng cụ: Vôn kế, ampe kế, đồng hồ đo điện đa năng. Ta sử dụng dụng cụ nào để đo hiệu điện thế?
Lời giải:
Để đo hiệu điện thế ta có thể dùng vôn kế hoặc đồng hồ đo điện đa năng sử dụng chức năng vôn kế.
Câu 7: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của vôn kế sau:
Lời giải:
Vôn kế này có GHĐ là 300V; ĐCNN là 10 V.
Câu 8: Hãy cho biết vôn kế sau có mấy thang đo, GHĐ và ĐCNN của mỗi thang?
Lời giải:
Vôn kế này có hai thang đo: thang đo 12 V và thang đo 6V
Thang đo 12 V có GHĐ là 12 V; ĐCNN là 0,2 V
Thang đo 6 V có GHĐ là 6V; ĐCNN là 0,1 V.
Câu 9: Hãy cho biết vôn kế nào trong cột A có thể dùng để đo hiệu điện thế của các dụng cụ điện trong cột B
Lời giải:
Chọn vốn kế có GHĐ lớn hơn hoặc bằng với giá trị lớn nhất của dụng cụ cần đo.
Ta có cách chọn vôn kế phù hợp là:
(1) – c; (2) – b; (3) – d ; (4) – a.
Câu 10: Sử dụng cùng một vôn kế.
- Khi đo hiệu điện thế giữa hai cực của một bóng đèn, học sinh An ghi được kết quả chính xác là 4,25 V.
- Khi đo hiệu điện thế giữa hai đầu của một cái quạt nhỏ học sinh Bình ghi được kết quả chính xác là 6,05 V.
Hỏi vôn kế đã dùng có ĐCNN là bao nhiêu?
Lời giải:
Dựa vào kết quả đo của học sinh An thì vôn kế này có thể có ĐCNN là 0,05 V hoặc 0,01 V hoặc 0,25 V.
Dựa vào kết quả đo của học sinh Bình thì vôn kế này có thể có ĐCNN là 0,05 V hoặc 0,01 V.
Kết hợp cả hai phần trên, vôn kế này có thể có ĐCNN là 0,05 V hoặc 0,01 V.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 12: Cách đổi đơn vị cường độ dòng điện cực hay (có lời giải)
- Dạng 13: Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)
- Dạng 14: Cách vẽ sơ đồ mạch điện có ampe kế hay, chi tiết
- Dạng 15: Hiệu điện thế là gì, bài tập hiệu điện thế có đáp án
- Dạng 16: Cách đổi đơn vị hiệu điện thế hay, chi tiết
- Dạng 18: Bài tập hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện cực hay (có lời giải)
- Dạng 19: Cách vẽ sơ đồ mạch điện có Vôn kế hay, chi tiết
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều