Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)



Với Bài tập về Ampe kế có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về Ampe kế

Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)

Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế.

Trên mỗi ampe kế đều có ghi chữ A (hoặc mA). Ampe kế ghi chữ A thì đơn vị đo được dùng là ampe (A), nếu ampe kế ghi chữ mA tức là đơn vị đo được dùng là miliampe (mA). Mỗi ampe kế có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN).

Kí hiệu của ampe kế trong mạch điện là Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)

Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của ampe kế.

- Căn cứ vào số chỉ lớn nhất và đơn vị ghi trên dụng cụ đo để xác định GHĐ

- Căn cứ vào số vạch chai trong hai vạch chia lớn liên tiếp và số ghi trên hai vạch chia liên tiếp để tính ĐCNN.

Cách chọn ampe kế phù hợp.

- Phải chọn ampe kế có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo.

- Nếu có GHĐ phù hợp thì ta nên chọn ampe kế nào có ĐCNN nhỏ hơn thì kết quả sẽ chính xác hơn.

Cách mắc ampe kế để đo cường độ dòng điện.

Ampe kế được mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ. Chốt dương của ampe kế được nối về phía cực dương của nguồn, chốt âm của ampe kế được nối về phía cực âm của nguồn.

Không được nối trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn.

Ví dụ 1: Ampe kế nào phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện là : 15mA trong 4 ampekế có giới hạn đo sau:

 A. 2 mA

 B. 20 mA

 C. 250 mA

 D. 2A

Phải chọn ampe kế có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo. Để đo dòng điện 15 mA thì chọn ampe kế có GHĐ 20 mA là phù hợp nhất.

Chọn B

Ví dụ 2: Khi dùng Ampekế để đo cường độ dòng điện cần chú ý chọn ampekế:

 A. Có kích thước phù hợp

 B. Có giới hạn đo phù hợp

 C. Có độ chia nhỏ nhất phù hợp

 D. Kết hợp B và C.

Cách chọn ampe kế phù hợp.

- Phải chọn ampe kế có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo.

- Chọn ampe kế nào có ĐCNN phù hợp thì kết quả sẽ chính xác hơn.

Chọn D.

Ví dụ 3: Dùng ampekế để đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn. Phải mắc ampekế như thế nào?

 A. Mắc phía trước bóng đèn

 B. Mắc phía sau bóng đèn

 C. Mắc nối tiếp với bóng đèn

 D. Cả ba cách mắc trên

Để đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn ampe kế được mắc nối tiếp với bóng đèn, nên có thể mắc trước hay sau bóng đèn đều được.

Chọn D.

Câu 1: Để đo dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc:

 A. Ampe kế song song với vật dẫn.

 B. Ampe kế nối tiếp với vật dẫn.

 C. Ampe kế trước với nguồn điện.

 D. Ampe kế sau nguồn điện.

Lời giải:

Am pe kế được mắc nối tiếp với vật dẫn để đo dòng điện qua vật dẫn.

Chọn B.

Câu 2: để đo được dòng điện trong khoảng 0,10A đến 2,20A ta nên sử dụng Ampe kế có GHĐ và ĐCNN như sau:

 A. 3A - 0,2A.

 B. 3000mA - 10mA.

 C. 4A - 1mA

 D. 3A - 5mA.

Lời giải:

Đổi 3000 mA = 3 A; 0,1 A = 10 mA.

Để đo dòng điện có giá trị lớn nhất 2,2A thì ta có thể dùng ampe kế có GHĐ 3A.

Vậy có hai đáp án B và D, tuy nhiên ĐCNN của ampe kế ở đáp án D nhỏ hơn nên ta nên chọn ampe kế này để kết quả chính xác hơn.

Chọn D.

Câu 3: Một mạch điện gồm Ampe kế mắc nối tiếp với một bóng đèn có cường độ định mức 1,55 A. Đèn sẽ sáng vừa khi:

 A. Am pe kế chỉ 1,75 A.

 B. Am pe kế chỉ 0,75 A.

 C. Am pe kế chỉ 1,45 A.

 D. Am pe kế chỉ 2,5 A.

Lời giải:

Đèn sẽ sáng vừa khi giá trị cường độ dòng điện trong mạch bằng hay gần bằng giá trị cường độ định mức của đèn. Đèn có cường độ định mức 1,55 A; vậy dòng điện 1,45 A gần nhất với giá trị này làm đèn sáng vừa.

Chọn C.

Câu 4: Trong một mạch điện có hai ampe kế giống nhau, một đặt trước nguồn điện, một đặt sau nguồn. Khi đó:

 A. Số chỉ hai ampe là như nhau.

 B. Số chỉ hai ampe kế không như nhau.

 C. Ampe kế đầu có số chỉ lớn hơn.

 D. Ampe kế sau có số chỉ lớn hơn.

Lời giải:

Vì cả hai ampe kế đều đo cường độ dòng điện trong mạch nên nó cho cùng một giá trị.

Chọn A

Câu 5: Chọn Am pe kế có giới hạn đo phù hợp với các dòng điện cần đo tương ứng trong các trường hợp sau:

Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)

Lời giải:

Cần chọn ampe kế có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo.

a- 4; b – 1; c – 3; d – 1.

Câu 6: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của ampe kế sau

Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)

Lời giải:

H6.1: Am pe kế có GHD 1,0 A; ĐCNN là 0,02 A

H6.2: Ampe kế có GHĐ 10 A; ĐCNN là 0,2 A.

Câu 7: Kể tên một số loại ampe kế mà em biết.

Lời giải:

Có nhiều loại ampe kế như am pe kết nhiệt, ampe kế sắt từ, ampe kế điện tử, đồng hồ đo điện đa năng dùng làm ampe kế

Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)

Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)

Câu 8: Một ampe kế bị lệch kim, khi chưa đo dòng điện mà kim không ở vị trí số không. Vì thế khi đo dòng không được chính xác. Để khắc phục tình trạng trên ta làm thế nào?

Lời giải:

Trong quá trình thực hành, đôi khi ta thấy ban đầu kim của ampe kế không chỉ số 0, khi đó ta phải điều chỉnh núm vặn kim ampe kế để nó chỉ về số 0. Thực hiện bằng cách dùng tuốc nơ vít xoay núm màu đen trên mặt ampe kế.

Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)

Câu 9: Hãy nêu các bước tiến hành khi sử dụng Ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch?

Lời giải:

Khi sử dụng ampe kế, ta cần theo đúng các bước sau:

- Ước lượng giá trị cường độ dòng điện cần đo.

- Chọn ampe kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

- Điều chỉnh kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0.

- Mắc ampe kế nối tiếp với mạch điện cần đo, sao cho chốt dương hướng về phía cực dương của nguồn, chốt âm hướng về phía cực âm của nguồn (tức là dòng điện đi vào chốt dương và đi ra ở chốt âm).

- Đóng công tắc, đợi kim chỉ thị đứng yên thì đọc giá trị đo.

Chú ý: Không được mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế và nguồn điện.

Câu 10: Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của hai thang đo của ampe kế sau. Nếu cần đo dòng điện trong khoảng từ 0,01 A đến 0,025 A thì ta nên dùng thang nào?

Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)

Lời giải:

Ampe kế trong hình là loại có hai thang đo:

Dòng vạch chia bên trên là thang đo có GHĐ 100 mA, ĐCNN là 1 mA,

Dòng vạch chia bên dưới là thang đo có GHĐ 30 mA; ĐCNN là 0,5 mA.

Cần đo dòng điện từ 0,01 A đến 0,025 A tức là từ 10 mA đến 25 mA thì ta nên dùng thang đo bên dưới sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Câu 11: Trong giờ thực hành, hai bạn Hiếu và Nghĩa cùng tranh luận về việc sử dụng ampe kế. Theo em hai bạn có phát biểu đúng hay sai? Hãy nêu ý kiến của mình về các phát biểu đó.

Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)

Lời giải:

(a): Hiếu phát biểu sai, Nghĩa phát biểu đúng.

Dòng điện qua trực tiếp ampe kế mà không qua một linh kiện nào khác nên có cường độ rất lớn gây hỏng ampe kế (hiện tượng đoản mạch).

(b): Hiếu phát biểu đúng, Nghĩa phát biểu sai.

Nếu chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất, gặp trường hợp dòng điện trong mạch khá lớn thì có thể làm hỏng ampe kế. Vì vậy ta luôn chọn thang đo có GHĐ lớn nhất, rồi hạ dần xuống các thang đo nhỏ hơn để có thang đo phù hợp nhất.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học