Cách giải bài tập Tính chất của phép nhân lớp 6 (hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải bài tập Tính chất của phép nhân lớp 6 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính chất của phép nhân.
Tính chất 1: (Tính chất giao hoán): với mọi a, b ∈ Z thì a.b = b.a.
Tính chất 2: (Tính chất kết hợp): với mọi a, b, c ∈ Z thì (a.b).c =a.(b.c).
Tính chất 3: (Nhân với phần tử đơn vị): Với mọi a ∈ Z thì a.1 = 1.a = a.
Tính chất 4: (Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng): với mọi a, b, c ∈ Z thì: a(b+c) = ab+ac và a(b-c)=ab-ac.
Ví dụ 1: Thực hiện phép tính
a. (-25). (-3) .(+4).(-7)
b. 20.14.(-5).(-2)
c. 125.(-24) + 24.225
d. 26.(-125)-125.(-36)
Lời giải:
a. (-25). (-3) .(+4).(-7)
= [(-25).4].[(-3).(-7)]
= (-100).21
= -2100
b. 20.14.(-5).(-2)
= [20.(-5)].[14.(-2)]
= (-100).(-28)
= 2800
c. 125.(-24) + 24.225
= 24(-125+225)
= 24.100
= 2400
d. 26.(-125)-125.(-36)
= -125(26 – 36)
= (-125).(-10)
= 1250
Ví dụ 2: Tính nhanh:
a. (-4).(+3).(-125).(+25).(-8)
b. (-67).(1-301) – 301.67
c. -65.(87 -17) -87 (17 -65)
Lời giải:
a. (-4).(+3).(-125).(+25).(-8)
= [(-4).25].[(-125).(-8)].3
= (-100).1000.3
= -300 000
b. (-67).(1-301) – 301.67
= (-67).1 +(-67).(-301) -301.67
= (-67) + 301.67 – 301.67
= (-67) + (301.67 – 301.67)
= (-67) + 0
= -67
c. -65.(87 -10) -87 (10 -65)
= (-65).87 +(-65).(-10)+(-87).10+ (-87).(-65)
= [(-65).87+ (-87).(-65)]+ [(-65).(-10)+(-87).10]
= 0 + (-10)[(-65) +87]
= (-10).22
= - 220
Câu 1: Tính nhanh (-5).125.(-8).20.(-2) ta được kết quả là:
A. -200000
B. -2000000
C. 200000
D. -100000
Lời giải:
Ta có: (-5).125.(-8).20.(-2) = [125.(-8)].[(-5).20].(-2)
= (-1000).(-100).(-2) = -200000
Chọn đáp án A.
Câu 2: Giá trị biểu thức M = (-192873).(-2345).(-4)5.0 là:
A. -192873
B. 1
C. 0
D. (-192873).(-2345).(-4)5
Lời giải:
Ta có: M = (-192873).(-2345).(-4)5.0 = 0
Chọn đáp án C.
Câu 3:
Chọn phát biểu sai trong những phát biểu sau
A. Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu dương
B. Tích một số lẻ các thừa số nguyên âm có dấu âm
C. Số -1 là số nguyên duy nhất mà lập phương của nó bằng chính nó
D. a.1 = 1.a = a
Lời giải:
Chọn phát biểu sai trong những phát biểu sau
A. Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu dương. Đúng
B. Tích một số lẻ các thừa số nguyên âm có dấu dương. Đúng
C. Số -1 là số nguyên duy nhất mà lập phương của nó bằng chính nó. Sai vì ta có:13 = 1
D. a.1 = 1.a = a. Đúng
Chọn câu C
Câu 4: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nhận được kết quả là số dương?
a) Một số âm và hai số dương
b) Hai số âm với một số dương
c) Hai số âm và hai số dương
d) Ba số âm và một số dương
A. a và b
B. b và c
C. c và d
D. b và d
Lời giải:
a) Một số âm và hai số dương
b) Hai số âm với một số dương
c) Hai số âm và hai số dương
d) Ba số âm và một số dương
A. a và b. sai
B. b và c. sai
C. c và b. Đúng
D. b và d. Sai
Đáp án chọn C
Câu 5: kết quả của phép tính sau: (-2020).24 – 2020.54+22.(-2020)
A. -2020
B. -202000
C. 202000
D. 2020
Lời giải:
(-2020).24 – 2020.54+22.(-2020)
= (-2020).(24+54+22)
= (-2020).100
= -202000
Chọn câu B
Câu 6: (-3).(-3). (-3).(-3). (-3).(-5). (-5). (-5). Được viết dưới dạng lũy thừa:
A. (-3)5.(5)3
B. (3)5.(-5)3
C. (-3)5.(-5)3
D. (3)5.(5)3
Lời giải:
(-3).(-3). (-3).(-3). (-3).(-5). (-5). (-5) = (-3)5.(-5)3
Chọn câu C
Câu 7: Tính a.(b+c) – b(a+c) với (a,b,c ∈ Z)
A. b(a-c)
B. –b(a-c)
C. c.(a-b)
D. a(b-c)
Lời giải:
a.(b+c) – b(a+c) = a.b +a.c –b.a –b.c = a.c –b.c = c.(a-b)
Chọn câu C
Câu 8: Tính (-1).(-2).(-3).(-4).(-5)
A. -15
B. -100
C. 120
D. -120
Lời giải:
(-1).(-2).(-3).(-4).(-5)= -120
Chọn câu D
Câu 9: Tính (37-7).(-5) +23.(-13-17)
A. -840
B. 840
C. 540
D. -540
Lời giải:
(37-7).(-5) +23.(-13-17) = 30.(-5) + 23.(-30) = 30 [(-5)+(-23)] = 30 .(-28) = -840
Chọn câu A
Câu 10: Tính 16.(38 – 2) -38(16-1)
A. 1
B. 6
C. -6
D. 36
Lời giải:
16.(38 – 2) -38(16-1) = 16.38 –16.2 – 38.16 – 38.(-1) = (16.38-38.16)- 32+38 = 0 -32 + 38 = 6
Chọn câu B
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Cách giải bài tập Bội và ước của một số nguyên cực hay, chi tiết
- Bài tập về Tính chất chia hết cực hay, chi tiết
- Cách giải bài tập Tính giá trị biểu thức cực hay, chi tiết | Bài tập Tìm x thỏa mãn điều kiện
- Cách giải bài tập Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất cực hay, chi tiết
- Bài tập Bội và ước của một số nguyên, tính chất chia hết nâng cao cực hay, chi tiết
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều