Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Bài viết Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.

Để xác định góc giữa đường thẳng a và mặt phẳng (α) ta thực hiện theo các bước sau:

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

+ Bước 1: Tìm giao điểm O của đường thẳng a và (α)

+ Bước 2: Dựng hình chiếu A’ của một điểm A ∈ a xuống (α)

+ Bước 3: Góc ∠AOA' = φ chính là góc giữa đường thẳng a và (α)

Lưu ý:

- Để dựng hình chiếu A’ của điểm A trên (α) ta chọn một đường thẳng b ⊥ (α) khi đó AA’ // b.

- Để tính góc φ ta sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OAA’.

Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD có cạnh AB, BC, BD bằng nhau và vuông góc với nhau từng đôi một. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Góc giữa AC và (BCD) là góc ACB

B. Góc giữa AD và (ABC) là góc ADB

C. Góc giữa AC và (ABD) là góc ACB

D. Góc giữa CD và (ABD) là góc CBD

Hướng dẫn giải

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Chọn A.

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC vuông cân tại A và BC = a. Trên đường thẳng qua A vuông góc với (ABC) lấy điểm S sao cho SA = (√6)a/2 . Tính số đo góc giữa đường thẳng SA và (ABC) .

A. 30°               B. 45°               C. 60°               D. 90°

Hướng dẫn giải

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Chọn D

Từ giả thiết suy ra:

SA ⊥ (ABC) ⇒ (SA, (ABC)) = 90°

Ví dụ 3: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cạnh huyền BC = a. Hình chiếu vuông góc của S lên (ABC) trùng với trung điểm BC. Biết SB = a. Tính số đo của góc giữa SA và (ABC).

A. 30°               B. 45°               C. 60°               D. 75°

Hướng dẫn giải

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Chọn C

Gọi H là trung điểm của BC suy ra

AH = BH = CH = (1/2)BC = a/2

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Ví dụ 4: Cho hình chóp S.ABCD , đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a và SA ⊥ (ABCD) . Biết SA = a(√6)/3. Tính góc giữa SC và (ABCD) .

A. 30°                B. 45°                C. 60°               D.90°

Hướng dẫn giải

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Chọn A

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Ví dụ 5: Cho hình chóp S. ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của S lên (ABC) trùng với trung điểm H của cạnh BC. Biết tam giác SBC là tam giác đều. Tính số đo của góc giữa SA và (ABC)

A. 60°               B.90°               C. 45°                D. 30°

Hướng dẫn giải

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Do H là hình chiếu của S lên mặt phẳng ( ABC) nên SH ⊥ (ABC)

Vậy AH là hình chiếu của SH lên mp(ABC)

⇒ (SA, (ABC)) = (SA, AH) = ∠ SAH

Ta có: SH ⊥ (ABC) ⇒ SH ⊥ AH

Mà: ΔABC = ΔSBC ⇒ SH = AH

Vậy tam giác SAH vuông cân tại H ⇒ SAH = 45°

Chọn C

Ví dụ 6: Cho hình thoi ABCD có tâm O, AC = 2a ; BD = 2AC . Lấy điểm S không thuộc (ABCD) sao cho SO ⊥ (ABCD) . Biết tan(SBO) = 1/2. Tính số đo của góc giữa SC và ( ABCD)

A. 30°               B.45°               C. 60°                D. 90°

Hướng dẫn giải

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Chọn B

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Câu 1: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cạnh huyền BC = a. Hình chiếu vuông góc của S lên (ABC) trùng với trung điể BC . Biết SB = a. Tính số đo của góc giữa SA và (ABC)

A. 30°               B.45°               C. 60°                D. 75°

Lời giải:

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Gọi M là trung điểm BC.

Tam giác ABC vuông đường trung tuyến AM nên:

AM = BM = a/2, SB = a

Có SM ⊥ (ABC) nên AM là hình chiếu của SA lên mp(ABC)

⇒ ( SA,(ABC)) = (SA, AM) = ∠SAM

Áp dụng định lý Pytago

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Xét tam giác SAM có

tan(SAM) = SM/AM = √3 ⇒ ∠SAM = 60°

Vậy chọn C

Câu 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a. Đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA = a. Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (SAB) là α, khi đó tanα nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Lời giải:

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Câu 3: Cho hình chóp S. ABC có SA ⊥ (ABC) và tam giác ABC không vuông. Gọi H, K lần lượt là trực tâm tam giác ABC và tam giác SBC. Số đo góc tạo bởi SC và (BHK) là:

A. 45°                  B. 120°                  C. 90°                  D. 65°

Lời giải:

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Câu 4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông. Mặt bên SAB là tam giác đều có đường cao AH vuông góc với mp( ABCD). Gọi α là góc giữa BD và mp(SAD) . Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Lời giải:

Gọi I là trung điểm AS.

+ Ta chứng minh AD ⊥ (SAB):

Do AD ⊥ AB và AD ⊥ SH ( vì SH ⊥ (ABCD)

⇒ AD ⊥ (SAB) nên AD ⊥ BI.

Lại có: BI ⊥ SA

⇒ BI ⊥ (SAD)

⇒ góc giữa BD và (SAD) là góc ∠IDB

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Câu 5: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA ⊥ (ABCD), SA = a√6. Gọi α là góc giữa SC và mp (ABCD). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau ?

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Lời giải:

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Vì SA ⊥ (ABCD) nên AC là hình chiếu vuông góc của SC lên (ABCD)

⇒ Góc giữa giữa SC và mp(ABCD) bằng góc giữa SC và AC

⇒ α = ∠SCA

Xét tam giác SAC vuông tại A có:

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Chọn D

Câu 6: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Gọi α là góc giữa AC’ và mp(A'BCD'). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Lời giải:

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Cách tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng cực hay

Bài 1. Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Tâm O, SO vuông góc với đáy, gọi M, N là trung điểm của các cạnh SA và BC. Biết góc tạo bởi MN và mp (ABCD) là 60 độ. Tính góc giữa MN và (SBD).

Bài 2. Cho lăng trụ ABC.A’B’C’, đáy là tam giác đều cạnh a, AA vuông góc với (ABC). Đường chéo BC của mặt bên BCC’B’ hợp với (ABB’A’) góc 30°. Gọi N là trung điểm của cạnh BB’. Tính góc giữa MN và (BA’C’).

Bài 3. Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy, gọi M là trung điểm của SD. Tính góc giữa CM và mặt phẳng (SAB).

Bài 4. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Cạnh SA=a6–√ và vuông góc với đáy (ABCD). Tính góc giữa:

a) SC và (ABCD).

b) SC và (SAB).

c) SB và (SAC).

d) AC và (SBC).

Bài 5. Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh a. Cạnh bên SA bằng 2a và vuông góc với đáy (ABC).

a) Tính góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng (ABC).

b) Tính góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (SAB).

c) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SC và AC. Tính góc giữa BM và mặt phẳng (ABC).


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học