So sánh các biểu thức chứa lũy thừa lớp 11 (cách giải + bài tập)

Bài viết phương pháp giải bài tập So sánh các biểu thức chứa lũy thừa lớp 11 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập So sánh các biểu thức chứa lũy thừa.

1. Phương pháp giải

* Phương pháp: Để so sánh các biểu thức chứa lũy thừa, ta cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Đưa các lũy thừa về cùng cơ số hoặc số mũ (nếu có thể).

Bước 2: Tính toán, rút gọn các biểu thức đã cho bằng cách sử dụng các tính chất của lũy thừa với số mũ nguyên, hữu tỉ và số thực.

Bước 3: So sánh giá trị các biểu thức đã rút gọn dựa vào tính chất về so sánh hai lũy thừa.

* Một số tính chất cần lưu ý:

➢ Hai lũy thừa cùng cơ số: Cho a, α, β là ba số thực ta có:

✓ Với a > 1 thì aα > aβ ⇔ α > β;

✓ Với 0 < a < 1 thì aα > aβ ⇔ α < β.

➢ Hai lũy thừa cùng số mũ: Cho 0 < a < b, α là một số thực ta có:

aα < bα ⇔ α > 0;                            aα > bα ⇔ α < 0.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. So sánh các số sau:

a) 7100 và 7200;

b) (12)10(12)11.

Hướng dẫn giải

a) Do 7 > 1 và 200 > 100 nên 7200 > 7100.

b) Do 0 < 12 < 1 và 11 > 10 nên (12)11<(12)10.

Ví dụ 2. So sánh các số sau:

a) π–2024 và 3,14–2024;

b) 13400 và 14300.

Hướng dẫn giải

a) Do 0 < 3,14 < π và –2024 < 0 nên 3,14–2024 > π–2024.

b) Ta có: 13400=(134)100=(181)100 và 14300=(143)100=(164)100.

Do 0 < 181<164 và 100 > 0 nên (181)100<(164)10013400<14300.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho a, m, n là các số thực. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. am < an ⇔ m < n;

B. am > an ⇔ m > n;

C. Nếu a < b thì am < an ⇔ m > 0;

D. 0 < a < 1, am > an ⇔ m < n.

Bài 2. Nếu a3<a2 thì

A. a > 1;

B. a < 1;

C. 0 < a < 1;

D. a > 0.

Bài 3. Số nhỏ hơn 1 trong các số dưới đây là

A. (0,7)2 024;

B. (0,7)–2 024;

C. (1,7)2 024;

D. (2,7)2 024.

Bài 4. Nếu a > 1 thì

A. a-3>1a5;

B. a-3<1a5;

C. a-31a5;

D. a-3=1a5.

Bài 5. Cho (0,25π)α > (0,25π)β. Kết luận nào sau đây đúng?

A. α.β = 1;

B. α > β;

C. α + β = 0;

D. α < β.

Bài 6. Nếu (2)a>(3)a thì

A. a > 1;

B. a < 0;

C. 0 < a < 1;

D. a > 0.

Bài 7. Nếu (2-3)a-1<2+3 thì:

A. a > 0;

B. a > 1;

C. a < 1;

D. a < 0.

Bài 8. Nếu a-32<a23 thì

A. a > 1;

B. a < 0;

C. 0 < a < 1;

D. a > 0.

Bài 9. Nếu (2a-2)110<(a+2)110 thì khẳng định nào sau đây đúng?

A. a > 4;

B. a < 4;

C. 1 < a < 4;

D. 0 < a < 1.

Bài 10. Điều kiện nào của m để (m-1)-23>(m-1)-32?

A. 0 < m < 1;

B. m > 1;

C. 1 < m < 2;

D. m > 2.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 11 hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học