Rút gọn biểu thức và chứng minh đẳng thức lượng giác lớp 11 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Rút gọn biểu thức và chứng minh đẳng thức lượng giác lớp 11 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Rút gọn biểu thức và chứng minh đẳng thức lượng giác.

1. Phương pháp giải

* Phương pháp:Để rút gọn biểu thức và chứng minh đẳng thức lượng giác ta sử dụng các công thức lượng giác để biến đổi biểu thức và đẳng thức lượng giác nhằm triệt tiêu các giá trị lượng giác không đặc biệt.

* Các công thức thường sử dụng:

* Các hệ thức lượng giác cơ bản:

sin2 α + cos2 α = 1; 

1+tan2α=1cos2α(απ2+kπ , k ∈ ℤ);

1+cot2α=1sin2α(α ≠ kπ , k ∈ ℤ);

tanα⋅cotα=1(αkπ2 , k ∈ ℤ).

* Giá trị lượng giác của các góc liên quan đặc biệt:

Hai góc đối nhau (α và – α): cos (– α) = cos α; sin (– α) = – sin α;

                                             tan (– α) = – tan α; cot (– α) = – cot α.

Hai góc bù nhau (α và π – α): sin (π – α) = sin α; cos (π – α) = – cos α;

                                               tan (π – α)  = – tan α; cot (π – α)  = – cot α.

Hai góc phụ nhau (α và π2– α): sin π2α = cos α; cos π2α = sin α;

                                                   tan π2α  = cot α; cot π2α = tan α.

Hai góc hơn kém nhau π (α và π + α): sin (π + α) = – sin α; cos (π + α) = – cos α;

                                                            tan (π + α)  = tan α; cot (π + α) = cot α.

* Một số hệ thức mở rộng:

Với sin α và cos α xác định với mọi α ∈ ℝ, ta có:

sin (α + k2π) = sin α, ∀k ∈ ℤ.

cos (α + k2π) = cos α, ∀k ∈ ℤ.

Với tan α và cot α xác định với mọi αkπ2  (k ∈ ℤ), ta có:

tan (α + kπ) = tan α, ∀k ∈ ℤ.

cot (α + kπ) = cot α, ∀k ∈ ℤ.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Rút gọn các biểu thức sau:

a) A = cos π2+x+ cos (2π– x) + cos (3π + x);

b) B = sin2 x + sin2 x.tan2 x;

c) C = (tan x – cot x)2 – (tan x + cot x)2

Hướng dẫn giải

a) A = cos π2+x+ cos (2π– x) + cos (3π + x)

= –sin x + cos (–x) +cos (2π + π + x)

= –sin x + cos x +cos (π + x)

=–sin x + cos x – cos x

        = –sin x.

b) B = sin2 x + sin2 x.tan2 x = sin2 x(1 + tan2 x)

= sin2x.1cos2x= sin2xcos2x=tan2x

c) C = (tan x – cot x)2 – (tan x + cot x)2

= (tan x – cot x + tan x + cot x)(tan x – cot x – tan x – cot x)

= 2tan x.(– 2cot x) = – 4tan x.cot x = – 4.1 = – 4.

Ví dụ 2. Chứng minh các đẳng thức sau:

a) cos4 x – sin4 x = 2cos2 x – 1;

b) cos2x+tan2x1sin2x=tan2x

Hướng dẫn giải

a) VT = cos4 x – sin4 x = (cos2 x – sin2 x)(cos2 x + sin2 x)

= [cos2 x – (1 – cos22x)].1 = 2cos2 x – 1 = VP.

b) VT = cos2x+tan2x1sin2x =  cos2xsin2x+tan2xsin2x1sin2x

 =  cot2x+sin2xcos2xsin2x1+cot2x = cot2x+1cos2x1cot2x

 =1cos2x1= (1 + tan2 x) – 1 = tan2 x = VP.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Biểu thức rút gọn H = 2cos x – 3cos (π– x) + 5sin 7π2x−x+ cot 3π2x−xbằng

A. tan x;

B. cot x;

C. sin x;

D. cos x.

Bài 2. Biểu thức đơn giản của K = (1 – sin2 x)cot2 x + (1 – cot2 x)là

A. sin2 x;

B. cos2 x;

C. – sin2 x;

D. – cos2 x.

Bài 3. Rút gọn biểu thức M = cos απ2+ sin (α – π) ta được

A. cos α + sin α;

B. 2sin α;

C. sin α– cos α;

D. 0.

Bài 4. Biết P=sinαcosα21cotαsinαcos α=atan2α.Giá trị của a là

A. 1;

B. 2;

C. – 2;

D. 3.

Bài 5. Đơn giản biểu thức Q = sin4 x – cos4 x + 2cos2 x, ta có Q bằng

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. – 1.

Bài 6. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. tan2 x – sin2 x = tan2 x.sin2 x;

B. tan2 x – sin2 x = tan2 x.cos2 x;

C. tan2 x – sin2 x = cot2 x.cos2 x;

D. tan2 x – sin2 x = sin2 x.cos2 x.

Bài 7. Rút gọn biểu thức L = sin4 α – cos4 α + 1 ta được

A. 3sin2 α;

B. sin2 α;

C. – sin2 α;

D. 2sin2 α.

Bài 8. Cho biểu thức T = sin3α+cos3αsinα+cos α = m + n.sin α.cos α (với m, n ∈ ℝ). Giá trị của m + n là:

A. 0;

B. 1;

C. 12;

D. 23.

Bài 9.Rút gọn biểu thức E = 12sin2x2cos2x1 ta được

A. 1;

B. 2;

C. – 1;

D. – 2.

Bài 10. Cho tam giác ABC. Mệnh đề nào sau đây là sai?

A. sin B = sin (A + C);

B. cos (A + B) = – cos C;

C. cos (A + B – C) = cos 2C;

D. A+B+3C2 = cos C.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 11 hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học